Chủ đề tương tự
Ngày đăng:
Ngày đăng:
Chạy đúng đà, là chạy sao bác? k bao giờ để lỡ đà là thế nào ạ?, ngay chân dốc đã có biển nhắc lái xe, theo em là đầu dốc, hay trước khi xuống đèo, chứ chân dốc mới nhắc thì muộn rồi. Bác nói thế nó hơi khó hiểu. Em nghĩ là xuống dốc quan trọng là tốc độ và số phải đúng, vd, tốc độ không được quá 40, 50... tùy cung đường. Nếu đi đúng tốc độ mà phải thắng nhiều và xe có xu hướng tăng tốc là số đang cao, về 1 cấp ngay, nếu vẫn cao thì về tiếp. Nếu k nhanh chóng về số để tốc độ lên quá là khó xử lý lắm. Đến khi hầu như k cần thắng vẫn giữ tốc độ được là ok. Biết là vậy nhưng tx chủ quan, coi nhẹ chuyện về số vì nó gầm máy, sợ hại máy, hại dầu. Muốn máy chạy êm và cứ nghĩ là mình kiểm soát được bằng thắng.... đôi khi tai nạn xảy ra k phải kỹ thuật lái xe mà là do suy nghĩ k đúng của tài xế.http://motthegioi.vn/thoi-su-c-66/v...-bao-loc-tai-xe-xe-khach-len-tieng-42462.html
anh Nguyễn Thanh Phong (SN 1969) – tài xế chiếc xe khách. Anh Phong quả quyết: “Tôi phải khẳng định rằng anh Bắc và chiếc xe tải đó đã cứu hành khách và xe tôi. Nhưng tôi muốn nói ra sự thật rằng không phải anh Bắc đã chủ động ra dấu, cứu xe tôi”.
Sự thật về về anh Bắc thì anh Phong nói ra còn sự thật về bản thân thì anh Phong không nói: lái xe ẩu.
Anh Phong nói “kêu anh Toàn kéo cần số cho xe chạy tiếp.” trong khi trước đó anh đã khẳng định “Khi đổ đèo qua những khúc cua không thể vào số…” không trung thực.
Việc xe khách liên tỉnh gây những hậu quả đau lòng đã được UBATGTQG thống kê, báo đài đưa tin cũng đầy đủ, trên 4r mình cũng được anh em cảnh báo nhiều. các báo hiện nay đưa tin về vụ này có nhiều cái không thống nhất làm cho mọi người không xác định được nguồn tin nào là chính xác.
Đó là việc của báo đài, ở đây mình chỉ xin bàn về vấn đề kỹ thuật lái xe đường đèo.
Trước kia cứu hộ 116 cũng từng cứu nạn xe đổ đèo tông vào vách núi. May tài xế sống sót, nói rằng: do quen đường nên chủ quan về mo đổ dốc. Giảm tốc bằng phanh. Tới khi cháy má phanh thì phanh không còn tác dụng. Sử dụng số để hãm xe thì không thể vào số được (nằm ngoài khả năng của bộ đồng tốc mất rồi). Vậy là chọn giải pháp - vách núi.
Trường hợp xe tải cứu xe khách trên đèo Bảo Lộc cũng thấy lặp lại sai lầm này thả dốc tốc độ lớn (không nói tới khả năng chạy bằng mo) thắng liên tục dẫn đến thắng không hoạt động được phải cầu cứu tới cần số thì cần số không thể vào số.
Xe có kết cấu 46 chỗ sử dụng thắng hơi. Khi đổ đèo qua những khúc cua không thể vào số và thắng không hoạt động được vì hơi chỉ còn hơn 4kg (tối thiểu xe phải có 7kg hơi)”.
Qua đây mình thấy các anh đi đèo mà chạy xe số sàn lưu ý chạy xe cho đúng đà, vào số phải nhanh và thật thuần thục.
Vào số không nhanh, kịp thời rất khó vào số thậm chí không vào số được.
Đừng bao giờ để lỡ đà. Khi thấy xe hơi đuối đà là phải về số thấp ngay, nếu đuối quá xe có thể chết máy hoặc tụt dốc. Nhiều nơi dốc quá ngay chân dốc người ta đã gắn biển nhắc lái xe về số thấp (số 1) trước khi lên dốc (như đường lên Trúc Lâm Thiền Viện).
Khi thấy xe hơi lố đà phải rà thắng và về số thấp hơn để mình kiểm soát được tốc độ.
Đôi điều chia sẻ với các anh em.
Chúc anh em luôn an toàn khi tham gia giao thông.
............
Còn lời khuyên đi đường đèo lên số nào xuống số đó các anh nhớ cho là chỉ trong điều kiện độ dốc lên xuống như nhau và điều kiện đường thoáng như nhau. Còn độ dốc như nhau mà lên thoáng xuống đông không thể áp dụng nguyên tắc này. Hoặc như lên dốc xuống thoải hoặc lên thoải xuống dốc cũng không thể áp dụng...........