Em lấy bằng 3 tháng chạy AT thì ok chuyển qua MT thì tắt máy thường xuyên, mặc dù nhả côn rất chậm và nhẹ, thường bùng binh và quay đầu, em có khắc phục là vừa nhả côn 1/3 thì mồi xíu ga, nhưng cũng tắt vì em không dám mồi nhiều. Anh nào có kinh nghiệm vấn đề này chia sẻ em với ạ.
Sau khi tổng hợp Mod edit lại nội dung trả lời cho câu hỏi
vấn đề nhả côn số sàn?
Các "bệnh" của côn số sàn
Đạp côn nặng
Thông thường, khi sử dụng xe cảm nhận đầu tiên khi điều khiển chính là việc côn và số có nhẹ hay không.
Nếu xe dùng bộ trợ lực côn mà khi vào số phải cố gắng mới đạp được côn xe ô tô, điều này có thể nguyên nhân đến từ việc hệ thống điều khiển côn của xe bị thiếu dầu. Trong trường hợp này, nên đưa xe tới gara để bổ sung thêm dầu vào hệ thống giúp động cơ xe ô tô vận hành êm mượt hơn.
Có tiếng kêu khi đạp côn
Khi đạp côn nếu thấy có tiếng kêu phát ra, lý do có thể do vòng bi để ngắt li hợp “T” bị hỏng, mòn hoặc thiếu mỡ bôi trơn. Vì thế xuất hiện tiếng kêu khi lái xe ấn vào bàn đạp côn. Khi gặp trường hợp này, hãy thay vòng bi và bổ sung mỡ bôi trơn để côn hoạt động tốt hơn.
Nhả côn – xe giật
Sau khi lái xe cài số, buông chân côn, động cơ sẽ có hiện tượng bị giật và rung mạnh, điều này có thể do sự kết nối của bộ ly hợp không êm. Đây là lỗi thường gặp phổ biến khi lái xe. Để khắc phục tình trạng này, hãy đưa xe vào gara để các chuyên gia kiểm tra cụ thể nguyên nhân. Bởi rất có thể anh em đã chỉnh chân côn xe ô tô không chuẩn hoặc có thể do một chi tiết nào đó của bộ côn đã bị vỡ như gãy lò xo giảm chấn hoặc bàn ép bị nứt,…Đồng thời, dựa vào những nguyên nhân mà từ đó có cách khắc phục phù hợp.
Bàn đạp côn bị rung
Tình trạng này của côn xảy ra khi ấn nhẹ chân lên bàn đạp côn lúc động cơ đang nổ. Nếu chân nhấn mạnh hơn thì bàn đạp ly hợp hết chấn rung. Điều này cho thấy sự hỏng hóc có thể do khi lắp ráp đĩa côn không chuẩn dẫn tới việc bị di chuyển tại mỗi vòng quay. Về lâu dài, bệnh này sẽ làm côn bị mài mòn nhanh chóng.
Cách xử lý khi gặp hiện tượng bàn đạp côn bị rung như sau: Nếu đã có kĩ năng tháo côn xe ô tô thì hãy tháo côn và lắp lại đĩa ly hợp cho chuẩn. Ngược lại, nếu không có kĩ năng tháo côn xe ô tô, hãy nhanh chóng mang xe đến gara để được tư vấn và khắc phục hiện tượng trên.
Côn bị trượt khiến xe vượt dốc ì ạch
Khi nhấn ga để vượt dốc hoặc tăng tốc, trong khi đó xe có vòng tua động cơ lên cao, máy khỏe, nhưng vẫn có vẻ khá ì. Đấy là dấu hiệu thể hiện mô-men từ động cơ không được truyền tới bánh xe bởi côn bị trượt. Đa phần, nguyên nhân côn bị trượt là do đĩa ma sát bị mòn hoặc do dầu của động cơ hay hộp số lọt vào gây mất ma sát.
Hiện tượng côn bị trượt có thể là tác nhân ảnh hưởng xấu tới một số chi tiết khác nếu không được khắc phục kịp thời. Chúng sẽ làm đĩa côn mới mòn nhanh hơn, cụm ly hợp làm việc kém hiệu quả hơn. Để xác định chính xác nguyên nhân xe vượt dốc yếu là gì, cách tốt nhất là các nên mang xe tới gara để kiểm tra và thay thế côn nếu cần thiết.
Cách nhả côn số sàn mượt mà
Sử dụng số đúng tốc độ
Cần tránh vào côn hoặc sang số máy khi máy còn yếu để thiết bị không bị ăn mòn nhanh chóng. Không nên sang số khi máy không đạt được vòng tua cần thiết khiến máy bị ì và không thoát được máy.
Sử dụng chân côn đúng cách
Điều làm cho chân côn nhanh bị mài mòn là khi cho chân côn chậm bánh đà quá gấp rút hoặc tốc độ của bánh đà và ly hợp không cùng tốc độ. Khi đi ở địa hình xấu nên đạp côn nhẹ để tránh xe bị rung lắc quá nhiều. Hoặc khi đi trong đường thành phố đông đúc cũng nên rà côn cho đảm bảo an toàn.
Sử dụng phanh tay hợp lý
Có nhiều trường hợp anh em dùng phanh tay lúc đề-pa ngang dốc hoặc khi tụt dốc nhưng điều này không thực sự đúng. Khi xe di chuyển mà phanh tay không được nhả hết sẽ gây mòn bố phanh, trượt bố phanh và gây nguy hiểm khi tham gia giao thông.
Không đạp côn trước khi phanh
Anh em nên đạp phanh trước và để xe dừng hẳn rồi mới đạp chân côn. Đặc biệt lưu ý không đạp côn khi vào cua, để xe không rơi vào tình trạng chết máy đột ngột thì nên chuyển xe về số phù hợp.
Đề-pa đúng cách
Khi đề-pa lên dốc thì cần ôm côn và đạp ga nhẹ để xe đứng được trên dốc khi bị tắc đường tại dốc. Nếu xe có hiện tượng tiến lên phía trước nhiều quá cần giảm ga và ngược lại khi xe bị lùi về phía sau thì nên đạp thêm chân ga. Khi đạp côn trên dốc cần giữ côn vừa phải tránh tụt dốc.
Nhịp nhàng côn ra ga vào
Chân côn phải được đạp hết khi muốn chuyển số. Nếu không làm như vậy, việc chuyển số sẽ trở nên khó khăn. Côn xe và chân ga phải được phối hợp với nhau để việc chuyển số dễ dàng và linh hoạt hơn.
Không nên lạm dụng số 0
Nhiều người thường có thói quen đưa xe về số 0 khi dừng đèn đỏ để tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên số nhiên liệu tiết kiệm được ở mức rất nhỏ, trong khi đó việc đưa xe về số 0 khiến quán tính của xe tăng cao, tốc độ khó kiểm soát hơn. Tuyệt đối không chuyển xe về số 0 khi xe đang lao xuống dốc, lúc đó tốc độ xe đang tăng cao, việc đưa xe về số 0 chẳng khác nào thả trôi xe. Phanh xe lúc này gặp rất nhiều áp lực nên không thể đảm bảo an toàn hoàn toàn, vì vậy nếu đưa xe về số 0 sẽ gia tăng nguy hiểm.