Bác cho là bác suy diễn đúng thì cứ làm, còn khi đụng chuyện thì đúng hay k họ sẽ đối chiếu quy định pháp luật. Bác nói "luật k cấm tôi cứ làm", họ hỏi "quy định đó ở đâu?", bác trả lời sao?
Em sẽ trả lời: "a vui lòng cho tôi biết, tôi đã vi phạm điều nào, khoản mấy, của bộ luật nào của nước VNDCCH?"
Còn luật có quy định những điều ta bắt buộc phải biết, khi đã ở một độ tuổi nào đó, và trao cho ta "năng lực hành vi pháp luật". Khi đó bác nói bác k biết mà vi phạm, thì pháp luật vẫn xử lý bác.
Ví dụ như bác bụp con gái người ta 15 tuổi, xong bác bảo k biết luật cấm, nhưng bác vẫn mỏ máu.
Không biết luật cấm nó khác với với không có luật.
Hay bác sản xuất, chế tác, buôn bán vàng (pháp luật k cấm), bị xử phạt, bác nói "Luật k cấm bác được phép làm", nhưng bác có tèo k?
Bán vàng nữ trang vẫn vô tư, luaatk chỉ rõ những công ty nào đủ điều kiện mới được phép bán vàng miếng, có quy định hẳn hoi.
Ta xét về logic thì có các trường hợp sau:
1. luật cấm
2. luật k cấm, nhưng làm phải được phép (có điều kiện).
Cái phần bôi đỏ ở trên nó được quy định ở đâu?
3. luật k cấm, được làm vì luật tự động cho phép.
Tương tự câu trên
4. luật k cấm, nhưng không tự động cho phép (thiếu quy định, chưa tiên liệu...).
Như vậy:
trường hợp 1 thì chắc chắn k được làm.
trường hợp 2 thì tuy k cấm, nhưng rõ ràng phải được phép mới được làm.
trường hợp 3 thì k cấm, và được làm, vì đã được tự động cấp phép.
trường hợp 4 là còn lấn cấn, vì luật k cấm, nhưng cũng k tự động cho phép, thì cái này sẽ tuỳ thuộc vào xem xét của cơ quan thẩm quyền, tất nhiên ta là dân sẽ yêu cầu "suy đoán có lợi" cho dân. Tuy nhiên, cơ quan thẩm quyền cũng có quyền xem xét "khách quan, toàn diện" để đưa vụ việc sang hướng khác. Nói chung là sẽ có rủi ro về pháp lý như việc "bầu Kiên" vậy.
Nên, việc "luật k cấm" chắc chắc là điều kiện cần, và "được cho phép, hoặc tự động cho phép" - noi chung là "được luật cho phép", mới là điều kiện đủ - 100% để thực hiện mà k có rủi ro pháp lý.