Hạng B2
7/6/15
251
329
63
39
hic nghe pác nói mà lòng khấp khởi, nhưng em va chạm vài trường hợp trên đường thi thấy xấp nhỏ giờ chỉ lạnh tanh, im thin thít và bỏ đi, chưa từng thấy câu cảm ơn hay xin lỗi...haizzzz
Gia đình và nhà trường giúp các cháu rất nhiều, ok...nhưng xem lại nó sống trong môi trường nào?
- Thằng bé con 7 tuổi sang đường, xe dừng cho nó qua. No giơ tay chào và mồm merci.
- Thằng lớn hơn sang đường, xe đã ko nhường, tai nghe vang câu: Địt mẹ mày, đi đứng thế à.

Lứa tuổi 8x, 9x hiện tại đang bị nhiễm mấy câu thần chú con ông này cháu ông kia, bố tao là, bác tao đang công tác.... vvv nên xem như 1 thế hệ bị lỗi đang chuẩn bị thừa kế :(. Còn lứa cấp 1 hay mẫu giáo em hay tiếp xúc thì rất ngoan, rất biết quan tâm xung quanh và có ý thức. Em dự 40 năm để có thay đổi thì có thể ít, nhưng giờ thông tin nó cập nhật rất nhanh nên em nghĩ tuyên truyền nhiều thì sẽ hiệu quả hơn :D
 
Hạng C
12/4/13
745
602
93
43
ý thức được xây dựng lên từ giáo dục...và nuôi dưỡng bằng hệ thống kiểm soát hay nói cách khác hơn là kỷ luật. Ai cũng nói dân Singapore rất ý thức nhưng ý thức đó được xây dựng và duy trì bởi hệ thống giáo dục và luật rất nghiêm khắc và minh bạch.
 
Hạng B2
11/9/15
104
2.393
93
Hiện trạng của Việt Nam thì không thể nào làm được (tham nhũng, ý thức giao thông kém cả 2 thế hệ và đang ảnh hưởng đến thế hệ thứ 3, luật pháp chưa rõ ràng, triệt để, xử lý theo tình cảm - con anh 4, cháu anh 5, ... thì cho qua, ...). Để được như Nhật Bản, VN mất ít nhất 30 năm nữa nếu mọi thứ nêu trên được giải quyết.
 
Hạng B1
20/4/15
59
74
18
41
Giờ vướng vào vòng luẩn quẩn: ý thức, hệ thống pháp luật, minh bạch, ... kém --> kém thu hút đầu tư, nghèo, nhập siêu, ... --> không có tiền làm cơ sở hạ tầng (mà hễ có làm là y như rằng có tham nhũng) --> lại càng tụt hậu --> đường xá ít, nhỏ, chồng chéo, giao cắt liên tục, ngập, xuống cấp, ... --> đi ra đường là thấy căng thẳng còn hơn suy nghĩ kiếm tiền mưu sinh --> không dễ duy trì ý thức giao thông, hay cáu bẳn (đụng chuyện là mất bình tĩnh, chửi thề, đánh nhau, ...).
Giờ hy vọng vào lớp nhỏ (giờ bắt đầu học mẫu giáo) thay đổi tình hình thôi. Mình dự đoán là khoảng 100-150 năm (sau khi thế hệ abc hiện tại ra đi hết).
 
Hạng F
13/1/06
13.889
35.977
113
Hiện trạng của Việt Nam thì không thể nào làm được (tham nhũng, ý thức giao thông kém cả 2 thế hệ và đang ảnh hưởng đến thế hệ thứ 3, luật pháp chưa rõ ràng, triệt để, xử lý theo tình cảm - con anh 4, cháu anh 5, ... thì cho qua, ...). Để được như Nhật Bản, VN mất ít nhất 30 năm nữa nếu mọi thứ nêu trên được giải quyết.
Tai nạn gt tăng, và cho là mức phạt chưa đủ sức răn đe...thế là giải pháp được chọn là tăng mức phạt, đánh vào túi tiền, ảnh hưỡng thu nhập, kết quả sẽ tốt.
Tiếc là thực tế ko như mong muốn, luật ko còn nghiêm do có chắc là phạt để răn đe. Với người có tiền, xem phạt là chuyện nhỏ, người có thể ỷ quyền...chuyện nhỏ do có ông chú.
Ngoài giáo dục để hình thành tính cách, thì nghiêm minh pháp luật để điều chỉnh hành vị, đó là điều kiện cần và đủ, ko có thì cứ mơ và cầu nguyện khi ra đường.
Mịa ra đường còn hơn ra trận, lại ko được ghi công, may lắm thì lên báo.
 
Hạng D
26/3/15
1.111
1.338
113
Bác sang đất nước được coi như em ruột của VN xem. Điều kiện kinh tế, giáo dục của Lào còn thua mình nhưn ý thức giao thông không biết khi nào mình mới theo kịp. Cái gì cũng đổ tại mình không có điều kiện thì còn lâu mới khá lên được.
ý em cái ''điều kiện'' ở đây bao gồm cả những thứ như thể chính trị, tư tưởng con người và nhiều thứ khác nữa chứ không phải riêng điều kiện kinh tế
 
Hạng D
20/12/13
1.871
1.718
113
"Chính vì ai cũng đi nhanh nên họ cũng không có khái niệm lách xe qua lane trống trải hơn."
=> ở VN em thấy rất nhiều người không ý thức được rằng việc mình đi chậm quá là mình đang cản trở lưu thông của dòng xe phía sau, cản trở sự phát triển của xã hội.
 
Hạng B2
5/8/14
475
524
93
49
Các bác bảo tại giáo dục, giáo dục tại VN có hết đấy bác, thượng vàng hạ, cám gì cũng có, nhưng do lập pháp và hành pháp không nghiêm, không xử lý vấn đề ngay từ đầu nên người dân "lềnh" thuốc, đụng chuyện thì "chửa cháy", chung chi (hành pháp không nghiêm) những người thực hiện hành vi vi phạm nhưng không ai nói (sợ) nhà nước không biết (chưa có chứng cứ, không ai tố cáo) nên thấy việc vi phạm là bình thường, người này thấy người kia vi phạm không ai xử lý nên cũng ...vi phạm xem sao!... như tham nhũng vặt thôi!
Mấy bác để ý khi chở trẻ con mà ba mẹ vượt đèn đỏ là nó la liền: đèn đỏ không được chạy, cô dạy vậy mà! vậy ý thức do ai, đâu phải do giáo dục, do chúng ta và do luật pháp không nghiêm đó thôi!..