Có lẽ em xin "chốt hạ" thế này:
Vòng xuyến( hay BB) trên thực tế rất đa dạng về hình học, không phải lúc nào cũng là vòng tròn lý tưởng. Ở phương Tây, các thành phố cổ, vì yếu tố lịch sử,cảnh quan.vv.. các nút giao thông cũng rất đa dạng nhưng tất cả đều giải quyết được, vấn đề là tổ chức giao thông như thế nào.
Quan trọng nhất là vạch sơn ranh giới vòng xuyến ( thì vx hình dáng nào cũng phân định được) rồi tới vạch phân làn( trong hoặc trước vx). Ví dụ bên dưới cho thấy chỉ cần vạch sơn ranh giới cửa vào vì đây là điểm nhường đường cho xe bên trong vx.
Một số ý kiến cho rằng
phải xi nhan phải trước vx em cho la vì vx không có vạch ranh giới nên người có ý định rẽ phải ngay lối thoát đầu tiên nghĩ vậy. Thiếu vạch này là thiếu sót phổ biến ở VN.
Dưới đây là một ví dụ về cách ứng xử với vòng xuyến ở bang Minoseta. Họ có quy định riêng là trong vòng xuyến không được chuyển làn do đó phải chọn làn trước khi vào vx.
Luật NN yêu cầu không xi nhan khi vào vx(yield point) bởi vì nó là động tác thừa (phần đầu em đã nói). Nếu trong luật có ý này thì lx không nơm nớp lo bị xxx làm tiền. Còn xét theo luật vn, không quy định vào vx phải xi nhan, chỉ nói khi chuyển hướng phải xn. Khi đã đứng ở yield line thì không có yếu tố chuyển hướng. Như vậy không bật xi nhan khi vào vx là không phạm luật. Có bật thì cũng không sai vì không gây hiểu lầm trong ứng xử nhưng là không cần thiết. Nói tóm lại bật xi nhan khi vào vx:
không sai cũng không đúng nhưng như vậy, luật không chặt chẽ và hãy chuẩn bị tự vệ cho trường hợp bị „hành hạ“.
Luật phải rõ ràng, chi tiết sao cho không thể bị suy diễn tùy tiện theo nhiều cách. Nếu không trong ứng xử giao thông sẽ gây hiểu lầm – tiềm ẩn tai nạn. Khi xảy ra tranh chấp, sẽ có cơ hội cho tiêu cực. Và khi tồn tại nhiều kiểu kết luận cho một sự kiện thì không còn trật tự(...) nữa. Hơn nữa, luật không rõ ràng thì dân có thể bị làm tiền khi người ta muốn.
Về ý kiến cho rằng :tại sao ta phải như NN: Luật NN mà em đề cập là luật quốc tế, cơ bản trên nền của Công ước Viên về GTĐB , có hơn 70 nước thành viên (Lào, Căm, Phi vào từ 1949) và nhiều nước khác không phải thành viên nhưng công nhận công ước. Luật là của xứ sở mà có cả trăm năm kinh nghiệm làm ra cái ô tô và quản lý sự lưu hành của nó. Nói Ta khác Tây chung chung để không cần học hỏi là bao biện. Ví dụ ở NN , luật cũng quy định cấm vượt bên phải nhưng lại có câu: „trong nội thị, nơi có nhiều làn xe cùng hướng, việc xe ở làn này chạy nhanh hơn xe ở làn khác
không phải là vượt, đặc biệt khi xe chuẩn bị chuyển hướng“. Nếu ở ta có câu này trong luật các bác thấy „khỏe“ hơn biết bao nhiêu không?
Nếu ở ta có
định nghĩa thế nào là nhường đường thì sẽ bớt được bao nhiêu tai nạn vì muốn nhảy xổ đưa chân vào giao lộ trước?
Quy tắc ứng xử người ta đã đúc kết rồi, không ai bắt trả tiền bản quyền, vì sao không học hỏi cho xã hội được nhờ? Sao chép để hoàn thiện luật, chi phí so với các cuộc vận động, diễu hành, cờ, khẩu hiêu , biểu ngữ...như thế nào?