Kinh doanh thực phẩm hoặc mở cửa hàng thực phẩm nhìn từ góc độ nào ở các nhà đầu tư nhỏ lẻ ?
Đây là vấn đề hơi ... trừu tượng tại VN, từ nguồn gốc, xuất xứ, quy trình sản xuất đến thương mại khép kín, thương hiệu, độ bao phủ thị trường, các kênh tiếp thị truyền thông ... Và nó dường như quá sức với những nhà đầu tư nhỏ lẻ thường mang đậm tính ... nghiệp dư, vì tư duy vốn nhỏ, làm phải lãi ngay.
Giữa các mâu thuẫn đó thì dường như việc kinh doanh hoặc mở cửa hàng thực phẩm là vô hạn so với sức hữu hạn của các NĐT OSFI.
Một góc nhìn khác về Thailand mà nhiều người đã vô tình ... lầm lẫn
Dường như mỗi quốc gia đều có những thương hiệu riêng về thương mại, khẳng định đẳng cấp, thế mạnh của quốc gia đó (ít nhất ở góc độ ẩm thực). Như nói đến Pháp là rượu vang, Ý là món mì ống, Mỹ là thức ăn nhanh, Nhật Bản có sushi ...
Vậy Thailand ?
Nhiều người chỉ nghĩ rằng là du lịch, sex tour ... và chấm hết !
Sai !
Thailand được thế giới mệnh danh là "Kitchen of the World" = cái bếp của thế giới. Why ? cái bếp, nghĩa là gì ?
Search Google cụm từ trong ngoặc kép trên chúng ta sẽ kinh hoàng 113 triệu kết quả trong vòng 24 giây.
Đã từ lâu, Thailand đã xây dựng cho quốc gia của họ hơn 4.000 cửa hàng trên khắp thế giới bằng việc bán ... hương liệu nấu ăn. VN nhiều người đi du lịch, đến Thái, vẫn kg hề biết điều này vì lý do đơn giản là cách sinh hoạt, thức ăn, cách nấu thức ăn Thái và VN ... có nhiều điểm khá giống nhau. Họ đã vô tình ... không nhận ra.
Vì bán hương liệu, nên họ đã là cái bếp của thế giới. Trên mặt bằng thương hiệu "đẳng cấp" thương mại trường quốc tế thì "Kitchen of the World Thailand" là ngôi vị dành cho người Thái.
Chiến lược và lối đi của người Thái
Nếu nói món ăn Thái kg hấp dẫn, có nét đặc trưng là điều ... khó chấp nhận và gây nhiều tranh cãi, dễ sinh ra bút chiến trên khắp mặt báo.
Người Thái đã tránh sự xung đột cái "tôi" trong ẩm thực, bằng việc đi một nước cờ có tính trực diện, cốt lõi đó là không đánh vào bao tử hay cái miệng của người ăn mà đánh vào cái ... bếp.
Với 4.000 điểm bán hương liệu phủ khắp thế giới, vô hình chung người Thái đã chen chân vào mọi cái bếp trong hầu hết nhà hàng, khách sạn, nhà dân thường không những mang hương liệu nấu ăn của Thái mà của mọi quốc gia vì người Thái đã tận dụng thế mạnh tuyệt đối truyền thống là nông nghiệp với nền văn minh sông Mekong lâu đời.
Họ đã làm ra hương liệu nấu ăn bất kỳ của quốc gia nào ở bất kỳ châu lục nào và bên cạnh đó phổ biến hương hiệu của người Thái và dĩ nhiên trên bất kỳ bảng chỉ dẫn bao bì hương liệu Thái sẽ kèm theo công thức nấu món ăn ... Thái.
Bằng lối đi trực diện nhưng đầy tế nhị, không trực diện "đá đôi công" bằng món ăn, họ "đá" bằng hương liệu như cú vô lê mang đậm chất Nam Mỹ mà mọi tín đồ túc cầu đều mê mẩn.
Bằng cách này, du lịch người Thái được thế giới biết đến từ ... cái bếp ở khắp châu lục.
Và đương nhiên việc sản xuất kinh doanh hương liệu chỉ là một thành phần (component) không phải là một món ăn đã là một sản phẩm (product) nên họ dễ dàng vượt qua bất kỳ thủ tục hành chính khắc khe, cái tiêu chuẩn kiểm duyệt rối rắm hoặc cái "tôi" dân tộc trong vấn đề ẩm thực.
Vậy còn Việt Nam
Trong một world conference cách đây 6 năm, các nhà hoạch định chiến lược cao cấp quốc tế trong lần làm việc với CP Việt Nam đã tư vấn VN nên trở thành : "Kingdom of Food" = "Vương quốc ẩm thực", vì món ăn VN rất ngon. Nếu là vương quốc ẩm thực thì đẳng cấp thương hiệu VN sẽ gấp triệu lần "cái bếp hương liệu" của thế giới.
Tiếc thay, một lần nữa với một tư duy kinh tế ... khẩu hiệu, các nhà lãnh đạo VN đã thằng thừng bác bỏ với phương châm đầy sáo rỗng kg căn cứ thực tế là "công nghiệp hóa, hiện đại hóa"
Giữa VN & Thailand là tương đồng, nếu xem "công nghiệp hóa, hiện đại hóa" là quốc sách thì kg biết nền kinh tế khẩu hiệu quốc sách này đi đến đâu khi mà Thailand đã dùng thứ võ Muya "hương liệu" thật mềm mại đã bỏ xa VN hàng ... trăm năm ánh sáng về thương hiệu kinh doanh quốc gia đẳng cấp toàn cầu.
Quay lại OSFI
Với đặc trưng chia 3 vùng Nam - Trung - Bắc trên 63 tỉnh thành khác nhau, và trong ẩm thực hình như khi ăn fastfood thì ai cũng ... khen ngon (tôi nghĩ rằng đôi lúc có người ăn thấy dở, nhưng khen ngon cho ... sang, vì đó là tính sĩ diện của người Việt)
Tuy nhiên, đối với thức ăn Việt thì tính vùng miền của người Việt rất ... cục bộ. Không miền nào chịu món ăn hay thực phẩm, cách chế biến của miền nào cả.
Từ đó, tôi cho rằng : nếu các NĐT nhỏ lẻ nghiên cứu về mặt hương liệu, hương liệu nấu ăn cho các món ăn VN ở khắp vùng miền thay vì phải kinh doanh thực phẩm hay chế biến món ăn thì khả năng, lợi thế đầu tư sẽ nhanh, gọn hơn và ít "va chạm" cái tôi về mặt ẩm thực hơn.
Ví dụ người Bắc ở Nam, muốn nấu phở kiểu Bắc thì tôi mở cửa hàng bán cho họ hương liệu của món phở Bắc. Chỉ đơn giản là thế thôi. Tại Úc, Mỹ tôi đã thấy cửa hàng người VN cũng thế, họ chỉ bán hương liệu để người Việt tự chế món ăn theo sở thích - tuy họ làm ăn rất "mát tay" nhưng hàng luôn khó đặt vì phải vận chuyển từ VN sang (đôi khi họ nhập cả từ Thái)
Một điều quan trọng bạn nên nhớ : đối với món ăn có thể nấu đủ kiểu, nhiều hương vị khác nhau, có người thích hay không thích, nhưng : hương liệu là cái hồn của món ăn, họ không bao giờ quên món này phải nấu với hương liệu nào là good nhất và đây là lợi thế vô hình tuyệt đối trong ngành kinh doanh hương liệu để chế biến món ăn.
Cũng như bạn xem Yan Can Cook rất chật vật khi đến một quốc gia nào đó để tìm hương liệu chế biến món ăn. Và đương nhiên trong một lần đến VN, Yan đã phát hiện ra có 3 thứ hương liệu ở VN - rất bình dân - nhưng trộn lại là thành một thứ nước chấm độc nhất và duy nhất thế giới mà Yan từng biết, không thể lẫn vào đâu được (theo lời của Yan), đó là : muối tiêu chanh (!)
Đừng nói ...
Phở, bún bò của VN là "thương hiệu" ẩm thực của VN trường quốc tế. Sự "sang ngang" của AnNam Group với Phờ 24h là minh chứng. Bạn có quyền nói Phở, bún bò là món ăn "hồn quốc túy" gì đó của dân tộc thì OK. Với quốc tế thì Phở, bún của VN chỉ là món ... được biết đến (known as need to memory)
P/S : thời gian có hạn tôi dừng tại đây, tôi sẽ chia sẻ cách nhìn và những gì kinh doanh liên quan đến hệ thống chuỗi này ở bài kế tiếp (if can)