giuvung nói:Mình đã định cư ở Mỹ được hơn 15 năm. Cuộc sống bên đây thì tạm đủ chứ cũng chẳng khá gì lắm vì mức phí sinh hoạt rất cao. Mình đắn đo không biết có nên về Việt Nam. Chào ban biên tập,
Trước tiên, mình xin chúc ban biên tập năm mới sức khoẻ dồi dào, gia đình đầm ấm hạnh phúc.
Cũng như bao kẻ tha hương sống nơi xứ người bên kia bờ đại dương, thì trong lòng ai đi xa quê ắt hẳn sẽ khó quên được hình bóng quê cha đất tổ. Sau nhiều năm của kiếp sống tha hương trên nước Mỹ và mới đây được trở về thăm quê ôi chao là vui sướng. Bây giờ mình xin mạn phép được hỏi những điều sau đây và mong ban biên tập vui lòng đăng bài viết này lên báo để được sự trợ giúp.
Mình tên là Cường và đã định cư ở Mỹ được hơn 15 năm. Cường đã có vợ và một con hơn ba tuổi và cháu chuẩn bị đi nhà trẻ. Cuộc sống bên đây thì cũng tạm đủ chứ cũng chẳng khá gì lắm vì mức phí sinh hoạt bên đây rất cao. Mình đi làm trong cơ quan bên nghành công nghệ thông tin còn bà xã thì đi làm nail (thợ làm móng tay, móng chân). Hai chồng làm suốt ngày từ sáng đến tối và có nhiều khi mệt và bệnh cũng chẳng dám nghỉ làm bữa nào. Nhà cửa thì cũng đã mua nhưng ngân hàng vẫn nắm hết giấy tờ vì đang phải trả góp hàng tháng. Công việc thì quá bận và còn stress nữa vì Cường phải chịu rất nhiều áp lực ở cơ quan. Mình là người da màu nên bị kỳ thị là chuyện bình thường. Có nhiều đêm nằm ngủ nhìn đồng hồ mong sao cho trời đừng sáng vì quá mệt mỏi công việc ở cơ quan.
Tiền viện phí và thuế má bên đây rất cao. Mỗi lần nhìn cái tấm check trả lương thấy xót xa lắm vì tiền mình làm ra cực vậy mà bị trừ các phí như thuế, bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm nhân thọ, vân vân coi như hết phân nửa. Lĩnh tiền về đi chợ mua đồ cũng phải đóng thuế và nói chung cái gì cũng thuế làm cho cuộc sống người dân như gia đình Cường thấy khổ làm sao. Nhà mình mua trả góp cũng phải đóng thuế hàng năm. Ở tiểu bang Cường thì thuế nhà khoảng hơn 2% trị giá căn nhà. Ví dụ nhà mua $200.000 thì hàng năm đóng thuế khoảng $4.000 cho dù mình vẫn đang trả góp và phải trả tiền lời ngân hàng cao ngất ngưởng. Còn về tiền viện phí tuy có bảo hiểm sức khoẻ rồi nhưng nếu phải nằm viện thì coi như mất đi cũng vài tháng lương là chuyện bình thường. Nói tóm lại cuộc sống ở Mỹ thì:
1. Làm việc cực và stress cho dù bạn là công nhân, văn phòng, hay kỹ sư.
2. Tiền bảo hiểm sức khoẻ đóng rất cao và viện phí thì mắc không thể nào tưởng tượng nổi
3. Đóng thuế rất nhiều: thuế thu nhập (20-35%), thuế mua sắm (7%), thuế nhà (2%/năm).
4. Bị kỳ thị, cuộc sống buồn, thời tiết lạnh và tuyết nhiều và mùa hè thì quá nóng.
Nền kinh tế ở Mỹ vẫn đang trì trệ và chưa lạc quan gì lắm. Tỷ lệ thất nghiệp tương đối cao. Cơ hội để làm ăn buôn bán nhỏ rất khó (small business).
Sau khi suy nghĩ đắn đo mãi Cường có ý định trở về Việt Nam sinh sống với ý định sau đây:
1. Gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng 2 tỷ và với lãi suất 14% thì mỗi tháng cũng lấy lãi ra được 28 triệu đồng.
2. Sẽ mở một cửa hàng nhỏ chuyên bán, sữa chửa và bảo trì đồ vi tính.
3. Xin đi dạy kèm tiếng Anh ở các trung tâm lớn nếu cần.
Xin các bạn góp ý để mình hiểu rõ thêm những điều chưa biết. Vấn đề nhập lại quốc tịch Việt Nam có dễ dàng không? Mình năm nay gần 40 tuổi và bà xã thì 36 tuổi. Nếu có về Việt Nam thì gia đình mình sẽ sống ở thành phố Bến Tre.
Rất mong các bạn giúp đỡ. Xin chân thành cám ơn.
Nguồn: Vnexpress
Em chưa bao giờ tham gia vào các chủ đề như vầy, nhằm so sánh cuộc sống ở 2 xã hội khác nhau, mức sống khác nhau, trình độ, văn minh,... cũng khác nhau một trời một vực. Vì đọc hòai cũng thấy ngứa miệng quá thành ra tuôn luôn
Anh Cường này là người không có thật, còn nếu như có một người như vậy thì em khuyên hãy về VN ngay, về khẩn cấp, vì trình độ và suy nghĩ của anh ta không hề phù hợp với một xã hội phát triển như nước Mỹ.
Năm nay gần 40 tuổi, ở Mỹ được 15 năm, nghĩa là sang đó lúc mới 25 tuổi, lứa tuổi tràn đầy nhựa sống và hòai bảo. Tại sao không học hành cho đến nơi đến chốn để có job thơm? "mình đi làm trong ngành công nghệ thông tin" nhưng không nói làm bộ phận nào, chuyên môn gì? nhưng sau đó thì nói về VN chỉ muốn mở tiệm vi tính để sửa máy cũ. ===> xạo!
"Mua nhà trả góp nhưng ngân hàng nắm hết giấy tờ". Đây là chuyện ở VN chứ không phải ở Mỹ. Bên này khi mua nhà thì ai cũng muợn tiền ngân hàng hết, nhưng ngân hàng không cần giữ một giấy tờ nào hết ngọai trừ giấy vay nợ. Tòan bộ hồ sơ nhà đều nằm trên sở nhà đất, khi mua bán thì thông qua luật sư và họ sẽ chịu trách nhiệm pháp lý về việc mua bán có hợp pháp hay không, căn nhà đó hiện đang vay tiền tại ngân hàng nào, bao nhiêu,... Khi mình đến ngân hàng vay tiền mua nhà thì ngân hàng cũng lục hồ sơ trong sở nhà đất xem giá trị có đúng với giá mình mua hay không, chủ bán hiện đang vay tại ngân hàng nào,... Nói chung tất cả giấy tờ đều minh bạch và đều nằm trên sở nhà đất. Anh Cường than thở là mua nhà nhưng bị ngân hàng nắm hết giấy tờ. Vậy anh cần giấy tờ nhà để làm gì? Trong khi không ai cần nó cả ngọai trừ sở nhà đất với mục đích quản lý. ===> xạo!
Còn chuyện kỳ thị màu da, anh Cường không thấy rằng trên đất Mỹ hiện giờ có bao nhiêu màu da, và có những người da màu đang nắm những vị trí rất cao trong chính phủ, những người da màu đang là những ông bà chủ cỡ tỷ phú,... Nói đúng là cũng có kỳ thị này nọ phát xuất từ những kẻ cực đoan, nhưng lúc nào cũng bị ám ảnh trong đầu về vụ này thì làm sao khá nổi?
Thuế nhà chỗ anh Cường là 2% một năm thì nhờ các bác ở Mỹ xác minh lại giùm, nếu có chắc là khu của triệu phú ở, vì mấy chỗ nhà quê như em thì khỏang 0.5% mà thôi. Còn thuế thu nhập thì trên thế gian này nơi nào không có, ngọai trừ VN
Nói tóm lại, sống mà cứ than thân trách phận "kẻ tha hương sống nơi xứ người" và luôn đối mặt với những khó khăn thất bại thì còn gì là hạnh phúc hả các bác? Các bác hãy cùng em khuyên anh Cường nên về mau, về khẩn trương, he he...
hình như ở Texas thuế 2% bác PMC ạ. Còn nói tiền lãi vay mua nhà ở Mỹ cao thì hình như chẳng có nơi nào thấp hơn.
Lúc này trên mạng và cả os thường có những đề tài kiểu như trên , tiếc thay là cách đặt vấn đề lẫn cách nhận định đời sống hải ngoại đôi khi rất ngây ngô và khiên cưỡng , nói toạc ra như bác PMC là ...Xạo , em thêm vô chữ Ke cho nó ấn tượng .
Người viết ra hoặc là không có khả năng hòa nhập , hoặc là đi chơi ít tuần nước ngoài về rồi viết, thậm chí nghe kể chuyện , ráp nối mảnh đời , rồi ngồi bịa . Những người đã quay về định cư hẳn ở VN thường chỉ nói : Họ về vì đã già hay họ về vì đơn giản muốn sống ở quê hưong .
Ngay cái cảm xúc nhớ tổ quốc cũng không thật , việc cứ đau đáu vụ kỳ thị cũng không thật , nếu có chẳng qua là do trình độ hay cương vị quá kém cỏi mà người ta coi thường rồi bó chung vào một bó là kỳ thị , nếu nghèo , nếu chức vụ thấp thì ở quê nhà có khi cũng bị khinh như mẻ thì không thấy ai nói tới . Một gã hàng xóm Tây nhìn lạnh lùng không chào hỏi thì bực bội cả ngày , hàng xóm ta hắt rác trước cửa , chửi thề đòi đánh thì lại coi là bình thường , chúng ta đôi khi quá nhạy cảm về thân phận . Nếu cứ kiểu mẫn cảm thế này thì sẽ không thể đi lao động Hàn quốc, Đài loan hay Trung Đông , không thể du học Anh , Mỹ ,Singapore, không thể lập nghiệp ở Úc ở Can hay Đông , Tây Âu ...thậm chí người ngoại tỉnh chả dám về Hà nội , người miền Trung cũng ngại vô Nam , vì đơn giản là kỳ thị ở các mức độ thì đâu mà chả có , chung một con đường một hẻm phố đã kỳ thị ngành nghề , xuất xứ , bạc tiền vai vế , con chó khác màu có khi còn sủa nhau , nên mơ một thế giới không kỳ thị khác nào mơ trên trái đất chỉ có lúa khoai mà không có cỏ dại . Khi tìm cách đứng lên sự kỳ thị thì sự kỳ thị tự nó rút lui , thế giới này không bao giờ vồ vập bạn như anh em cha mẹ bạn bè thâm giao , bạn phải tự làm quen và tìm chỗ đứng thôi .
Cuộc sông hải ngoại là khá sòng phẳng , không ai nâng đỡ , không ai bao che , nếu vượt được qua thì thấy thanh bình , có chăng là còn lại nỗi niềm nhớ nhà nhớ nước . Không vượt qua được thì coi như Game over , lại về nhà nhưng nếu sống ở một nới mà cứ đau đáu than phiền mọi thứ mọi điều thì tốt nhất nên rời khỏi nơi đó, bởi vì đè nén về tư tưởng như vậy thật khó mà làm tốt việc gì . Không chỉ công dân ở những quốc gia còn tụt hậu nhiều mặt như ta đi sống lưu vong để tồn tại tốt hơn , mà ngay cả công dân các nước phát triển cũng có trào lưu di dân để kiếm cuộc sông tốt hơn nữa , hoặc là để thỏa mãn những lý tưởng riêng , cư dân hoán đổi trên hoàn cầu đã thành hiện tượng tự nhiên , không nên cứ vừa bước ra khỏi nhà là đã tự ti về phận tha hương .
Buồn nhớ nhà và tự ti là hai cảm xúc khác biệt . Muốn không tự ti thì phải vươn lên thôi , khi cảm thấy hơn một ai đó về một số mặt , bạn có tự ti trước người đó nữa không ?
Tôi chắc chắn rằng không có một cộng đồng Việt nam hải ngoại nào mà không có những thành công hay những tấm gương chiến thắng chói lọi đến mức người sở tại phải khâm phục , nên nhìn vào đó để ngẩng mặt lên , mình không làm được thì thúc đẩy con cháu vươn tới cho bằng đồng hương , làm sáng mặt cộng đồng ,đừng nên suốt ngày hửi vớ rồi phàn nàn chân mình thối . Đành rằng có một vạch xuất phát sau người bản xứ ( hiển nhiên thôi ) , nhưng cứ ráng chạy ,thì ít khi nào bạn nằm ở nhóm cuối . Người Việt chúng ta không tệ đâu !
Chán rồi thì về , không ai ra chợ hỏi ý kiến để quyết định đời mình .
Ở VN không thiếu thứ gì và cực vui .
Người viết ra hoặc là không có khả năng hòa nhập , hoặc là đi chơi ít tuần nước ngoài về rồi viết, thậm chí nghe kể chuyện , ráp nối mảnh đời , rồi ngồi bịa . Những người đã quay về định cư hẳn ở VN thường chỉ nói : Họ về vì đã già hay họ về vì đơn giản muốn sống ở quê hưong .
Ngay cái cảm xúc nhớ tổ quốc cũng không thật , việc cứ đau đáu vụ kỳ thị cũng không thật , nếu có chẳng qua là do trình độ hay cương vị quá kém cỏi mà người ta coi thường rồi bó chung vào một bó là kỳ thị , nếu nghèo , nếu chức vụ thấp thì ở quê nhà có khi cũng bị khinh như mẻ thì không thấy ai nói tới . Một gã hàng xóm Tây nhìn lạnh lùng không chào hỏi thì bực bội cả ngày , hàng xóm ta hắt rác trước cửa , chửi thề đòi đánh thì lại coi là bình thường , chúng ta đôi khi quá nhạy cảm về thân phận . Nếu cứ kiểu mẫn cảm thế này thì sẽ không thể đi lao động Hàn quốc, Đài loan hay Trung Đông , không thể du học Anh , Mỹ ,Singapore, không thể lập nghiệp ở Úc ở Can hay Đông , Tây Âu ...thậm chí người ngoại tỉnh chả dám về Hà nội , người miền Trung cũng ngại vô Nam , vì đơn giản là kỳ thị ở các mức độ thì đâu mà chả có , chung một con đường một hẻm phố đã kỳ thị ngành nghề , xuất xứ , bạc tiền vai vế , con chó khác màu có khi còn sủa nhau , nên mơ một thế giới không kỳ thị khác nào mơ trên trái đất chỉ có lúa khoai mà không có cỏ dại . Khi tìm cách đứng lên sự kỳ thị thì sự kỳ thị tự nó rút lui , thế giới này không bao giờ vồ vập bạn như anh em cha mẹ bạn bè thâm giao , bạn phải tự làm quen và tìm chỗ đứng thôi .
Cuộc sông hải ngoại là khá sòng phẳng , không ai nâng đỡ , không ai bao che , nếu vượt được qua thì thấy thanh bình , có chăng là còn lại nỗi niềm nhớ nhà nhớ nước . Không vượt qua được thì coi như Game over , lại về nhà nhưng nếu sống ở một nới mà cứ đau đáu than phiền mọi thứ mọi điều thì tốt nhất nên rời khỏi nơi đó, bởi vì đè nén về tư tưởng như vậy thật khó mà làm tốt việc gì . Không chỉ công dân ở những quốc gia còn tụt hậu nhiều mặt như ta đi sống lưu vong để tồn tại tốt hơn , mà ngay cả công dân các nước phát triển cũng có trào lưu di dân để kiếm cuộc sông tốt hơn nữa , hoặc là để thỏa mãn những lý tưởng riêng , cư dân hoán đổi trên hoàn cầu đã thành hiện tượng tự nhiên , không nên cứ vừa bước ra khỏi nhà là đã tự ti về phận tha hương .
Buồn nhớ nhà và tự ti là hai cảm xúc khác biệt . Muốn không tự ti thì phải vươn lên thôi , khi cảm thấy hơn một ai đó về một số mặt , bạn có tự ti trước người đó nữa không ?
Tôi chắc chắn rằng không có một cộng đồng Việt nam hải ngoại nào mà không có những thành công hay những tấm gương chiến thắng chói lọi đến mức người sở tại phải khâm phục , nên nhìn vào đó để ngẩng mặt lên , mình không làm được thì thúc đẩy con cháu vươn tới cho bằng đồng hương , làm sáng mặt cộng đồng ,đừng nên suốt ngày hửi vớ rồi phàn nàn chân mình thối . Đành rằng có một vạch xuất phát sau người bản xứ ( hiển nhiên thôi ) , nhưng cứ ráng chạy ,thì ít khi nào bạn nằm ở nhóm cuối . Người Việt chúng ta không tệ đâu !
Chán rồi thì về , không ai ra chợ hỏi ý kiến để quyết định đời mình .
Ở VN không thiếu thứ gì và cực vui .
Last edited by a moderator:
Ông chú nhà e 85t nghỉ hưu năm nay về VN luôn...bà thím chú bị tim mất năm rồi ...hoả táng bên Mỹ mang về VN chôn ở Bình Dương có 2 miếng gần nhau cho Chú luôn. Giờ bên đó chỉ còn cô em họ với 1 con ( chồng chết năm 2000). Nhà em có hỏi cô em họ có về luôn với chú hok, em họ bảo quen sống bên này rồi ... cực khổ bao nhiêu mới đi được giờ sao về...em họ nhà em năm nay 56 t.
Em có 2 bà chị, 1 ở Đức, 1 ở Hà Lan, nên cũng biết nhiều VK là bạn bè 2 bà này. Chả có cha VK nào đòi bỏ ĐỨc về VN, nói ra bạn bè nó bảo là điên ấy chứ. Ngay cả 1 ông đang làm chủ một cửa hàng quần áo nhỏ ở Ba Lan, bảo ổng góp tiền mua đất ở VN, về già còn cất nhà, ổng bảo "về VN hả, chả bao giờ anh nghĩ tới".
cứ kiếm thật nhiều Tiền + Quốc Tịch Mỹ --->>> về VN nói riêng, quốc gia/lảnh thổ trên W = KING !
Re:Về Việt Nam hay tiếp tục ỡ Mỹ
"Quê hương là chùm khế ngọt" ==> ở đâu có khế ngọt thì đó là quê hương, tới đó mà sống.
"Quê hương là chùm khế ngọt" ==> ở đâu có khế ngọt thì đó là quê hương, tới đó mà sống.