- Tags
- giao thông
Mắc mớ gì giới hạn độ tuổi "sở hữu" xe?Dự thảo Thông tư đã sửa đổi, bổ sung nội dung cho phép người chưa thành niên khi làm thủ tục đăng ký xe thì phải được người đại diện theo quy định của pháp luật đồng ý và ghi nội dung "đồng ý".
Độ tuổi nào sẽ được đăng ký xe?
Bộ Công an đang lấy ý kiến đóng góp đối với dự thảo Thông tư quy định về cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng để lấy ý kiến đóng góp.
Thông tư này quy định về các nội dung gồm: Đăng ký xe lần đầu; đăng ký sang tên, di chuyển xe; cấp đổi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe; cấp lại chứng nhận đăng ký xe, biển số xe; đăng ký xe tạm thời; thu hồi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe; đăng ký, cấp biển số xe trúng đấu giá...
View attachment 3186579
Nếu dự thảo được thông qua, cơ quan chức năng không còn giới hạn độ tuổi của người đến làm thủ tục đăng ký xe.
Thông tư mới đề xuất điều chỉnh một nội dung, đáng chú ý đó là về độ tuổi khi làm thủ tục đăng ký xe.
Theo Bộ Công an, hiện nay, khoản 9 Điều 3 Thông tư số 24/2023/TT-BCA quy định, cá nhân từ đủ 15 tuổi trở lên thì được đăng ký xe. Trường hợp cá nhân từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi đăng ký xe thì phải được cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ đồng ý và ghi nội dung "đồng ý", ký, ghi rõ họ tên, mối quan hệ với người được giám hộ trong giấy khai đăng ký xe.
Tuy nhiên, theo Ban soạn thảo của Bộ Công an, Công văn số 729/GM-KTrVB ngày 9/8/2023 của Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) nêu, Thông tư quy định giới hạn độ tuổi đăng ký xe là không có cơ sở, hạn chế quyền của công dân.
Tiếp thu ý kiến từ phía Bộ Tư pháp, dự thảo Thông tư đã sửa đổi, bổ sung nội dung như sau: Người chưa thành niên khi làm thủ tục đăng ký xe thì phải được người đại diện theo quy định của pháp luật đồng ý và ghi nội dung "đồng ý", ký, ghi rõ họ tên, mối quan hệ với người đó trong giấy khai đăng ký xe.
Như vậy, với đề xuất này, cơ quan chức năng không còn giới hạn độ tuổi của người đến làm thủ tục đăng ký xe.
Biển số xe máy trúng đấu giá đăng ký ra sao?
Cũng tại dự thảo lần này, Bộ Công an đã đề xuất chi tiết hơn về việc kê khai nộp hồ sơ đăng ký xe sau khi Thông tư số 28/2024 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/8.
Theo đó, để tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân được sử dụng đa dạng các kênh dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm sự công bằng giữa các đối tượng khi thực hiện thủ tục đăng ký xe, dự thảo Thông tư đã sửa đổi, bổ sung quy định việc kê khai đăng ký xe trên VNeID, dịch vụ công trực tuyến hoặc trực tiếp tại cơ quan đăng ký xe.
View attachment 3186580
Thủ tục đăng ký biển số xe máy trúng đấu giá sẽ tương tự như đăng ký biển số xe ô tô trúng đấu giá (ảnh minh họa).
Như vậy, người dân sẽ có nhiều lựa chọn hơn khi làm thủ tục đăng ký ô tô, xe máy bao gồm: Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, ứng dụng VNeID, các kênh cung cấp dịch vụ công trực tuyến khác theo quy định hoặc trực tiếp tại cơ quan đăng ký xe.
Riêng trường hợp thực hiện đăng ký xe lần đầu bằng dịch vụ công trực tuyến toàn trình, chủ xe kê khai đăng ký xe trên cổng dịch vụ công hoặc trên VNeID.
Ngoài ra, dự thảo cũng đề xuất quy định về đăng ký, cấp biển số xe trúng đấu giá. Theo đó, biển số xe đưa ra đấu giá là biển số xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy và được công khai để tổ chức, cá nhân lựa chọn đăng ký tham gia đấu giá.
Theo quy định của Nghị quyết số 73/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội 15 quy định về thí điểm đấu giá biển số xe ô tô, dự thảo bổ sung quy định về việc đăng ký, quản lý biển số xe mô tô, xe gắn máy trúng đấu giá, tương tự như đăng ký, quản lý biển số xe ô tô trúng đấu giá.
>>>> Xem thêm:
Theo các bác có nên giới hạn độ tuổi đăng ký xe?
Luật GTĐB quy định đội tuổi nào được lái xe nào thì đã rõ rồi, cứ phải tuân thủ.
Còn việc sở hữu thì thây kệ người dân chứ?
Sở hữu thì có thể ko cần liên quan đến tuổi, nhưng nhiều cháu sẽ tự hào chiến mã do mình cầm lái đứng tên mình, đó là thực tế! Và rồi nhiều cháu khác cũng sẽ đòi theo
Vậy là đủ và đúng luật rồi, các anh còn cần gì nữa?Người chưa thành niên khi làm thủ tục đăng ký xe thì phải được người đại diện theo quy định của pháp luật đồng ý và ghi nội dung "đồng ý"
Luật Dân sự “Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.”
Thực ra, các quy định này chỉ cần tham chiếu vào quy định của luật Dân sự là đủ, các anh làm luật cứ thêm tùm lum vô, rối.
theo luật DS:
Điều 21. Người chưa thành niên
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
theo luật DS:
Điều 21. Người chưa thành niên
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
"Sở hữu" xe là quyền -> đúng.Mắc mớ gì giới hạn độ tuổi "sở hữu" xe?
Luật GTĐB quy định đội tuổi nào được lái xe nào thì đã rõ rồi, cứ phải tuân thủ.
Còn việc sở hữu thì thây kệ người dân chứ?
Nhưng đứng tên trên giấy tờ xe còn liên quan đến luật giao thông đường bộ. Anh mua cái xe về trưng bày ở nhà, nó thuộc sở hữu của anh. Nhưng khi anh ra giấy và tham gia giao thông trên đường thì nó chịu sự giám sát của luật.
Nếu cháu A (dưới 15 tuổi) mua xe và đứng tên, sau đó cho anh B mượn và gây hậu quả nghiêm trọng. Vậy trách nhiệm chủ xe sẽ thế nào? (trường hợp này có thể A biết B ko đủ đk lái, nhưng vẫn cho mượn vì khả năng nhận thức pl chưa đủ,...)
Vậy anh B phải đi hỏi anh/chị C là người giám hộ hợp pháp của cháu A trước khi mượn xe chứ hả? Còn vẫn cố tình dụ cháu A cho mượn khi biết nó chưa đủ trách nhiệm pháp lý thì anh B ăn cơm nhà nước là xứng đáng.Nếu cháu A (dưới 15 tuổi) mua xe và đứng tên, sau đó cho anh B mượn và gây hậu quả nghiêm trọng. Vậy trách nhiệm chủ xe sẽ thế nào? (trường hợp này có thể A biết B ko đủ đk lái, nhưng vẫn cho mượn vì khả năng nhận thức pl chưa đủ,...)
ở ta thì khi ra chuyện mới biết.Vậy anh B phải đi hỏi anh/chị C là người giám hộ hợp pháp của cháu A trước khi mượn xe chứ hả? Còn vẫn cố tình dụ cháu A cho mượn khi biết nó chưa đủ trách nhiệm pháp lý thì anh B ăn cơm nhà nước là xứng đáng.