Golf06 nói:" Vì sao Nhật Bản giầu hơn Việt Nam ? <hr/>
Những gì tôi nhận xét về người Nhật mang tính đặc điểm văn hóa. Người Nhật có văn hóa tinh thần trách nhiệm, làm việc theo nhóm, và tỉ mỉ. Còn người Việt thì sao? Gần đây, có người (như Vương Trí Nhàn) cất công sưu tầm những thói hư tật xấu của người Việt. Tôi nghĩ việc làm đó đáng trân trọng, vì nó giúp cho mình nhìn lại mình, tự vấn mình. Đọc qua những thói hư tật xấu đó, tôi thấy người mình hoàn toàn ngược lại người Nhật: không có tinh thần trách nhiệm, không thích làm theo nhóm mà muốn làm vua một cõi, và làm việc thì ẩu. Có thể lấy ra hàng trăm ví dụ ngay tại thời điểm này để minh họa cho 3 đặc tính này của người Việt, nên ở đây tôi không nhắc lại làm gì. Ấy thế mà chúng ta có vẻ thích tự ru ngủ bằng những khẩu hiệu quen thuộc như chúng ta anh hùng, thông minh, học giỏi, v.v… "
Cái mình có thì người ta cũng có, cái mình có cũng không bằng cái người ta có mà tự hào gì không biết. Mọi thứ từ tư tưởng, mà tư tưởng đã mê muội thì ... cứ như chú cừu.
Để hiểu rõ tại sao Nhật Bản phát triển được như ngày nay, trước hết ta phải quay về một thế kỉ rưỡi trước xem họ đã canh tân thế nào.
Vào thời Minh Trị (bắt đầu từ năm 1868), Nhật Bản đã bắt đầu công cuộc canh tân đất nước mạnh mẽ bằng cách tích cực học hỏi và tiếp thu văn minh Tây phương. Họ cử người sang các nước tiên tiến học hỏi với phương châm rất thiết thực là "nước nào giỏi cái gì, ta học cái ấy". Vì theo quan niệm của họ, cách bảo vệ chủ quyền hữu hiệu nhất là tiếp thu văn hoá Tây phương, theo dạng "biết người biết ta, trăm trận trăm thắng", để có thể cùng đua tranh với các cường quốc.
Người đứng đầu trong công cuộc canh tân này là Fukuzawa Yukichi (1835-1901), ông đã đi bôn ba khắp châu Âu và Hoa Kì để tận mắt học hỏi những điều hay của văn minh Tây phương, để rồi về nước góp sức mình vào việc thức tỉnh dân chúng Nhật Bản hòng có thể bắt kịp các cường quốc Tây phương. Fukuzawa đã từng phát biểu rằng: "Phương sách giữ gìn độc lập không thể tìm đâu ra ngoài văn minh. Hiện nay nước Nhật đang tiến lên đài văn minh cũng chính vì để bảo vệ độc lập quốc gia. Độc lập quốc gia là mục tiêu và nền văn minh của quốc dân là phương tiện để đạt mục tiêu đó".
Nhằm tiếp thu văn hoá Tây phương, Nhật Bản vào thời Minh Trị đã cho dịch rất nhiều bộ sách giá trị của những học giả nổi tiếng Tây phương lúc bấy giờ. Có thể nói nửa đầu thời Minh Trị (1868-1889), phong trào dịch thuật ở Nhật Bản để giới thiệu tư tưởng Tây phương đã phát triển cực kì mạnh mẽ, với số lượng sách dịch rất đáng nể. Đây là một số sách tiêu biểu đã được Nhật Bản cho dịch vào thời đó:
- Self-Help (Tự trợ luận) của Samuel Smiles (1812-1904);
- The Theory of Legislation (Lí luận về lập pháp), Principle of the Civil Code (Nguyên lí dân luận), v.v. của Jeremy Bentham (1748-1832);
- On Liberty (Tự do luận), Representative Government (Chính thể đại nghị), v.v. của J. S. Mill (1806-1873);
- Social Statics (Tĩnh học xã hội), Education (Giáo dục), v.v. của Herbert Spencer (1820-1903);
- De l’esprit des lois (Tinh thần luật pháp) của Montesquieu (1689-1755);
- Du contrat social (Xã hội khế ước luận) của J. J. Rousseau (1712-1778).
Đó chỉ mới là những tác phẩm, những tác gia, nhà tư tưởng tiêu biểu; ngoài ra người Nhật còn cho dịch vô số các sách thuộc khoa học xã hội cũng như văn học của những quốc gia như Đức, Ý, Áo, Bỉ, Hà Lan, Nga, v.v..
Chính nhờ phong trào dịch thuật này, mà người Nhật đã cho ra đời những từ mới để giới thiệu những khái niệm mới mẻ bên Tây phương. Những từ Hán-Việt mà Việt Nam ta dùng ngày nay có nhiều từ xuất phát từ Nhật Bản, ví dụ như "triết học", "diễn thuyết", "không gian", "thời gian", "lập trường", "thủ tục", v.v..
Nhờ canh tân mạnh mẽ, Nhật nhanh chóng trở thành cường quốc của châu Á, mở đầu bằng việc đánh bại người láng giềng khổng lồ Trung Quốc trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật 1895, rồi thắng luôn cả Nga trong cuộc chiến Nga-Nhật 1905. Hai trận thắng liên tiếp này đã làm rúng động cả phương Đông, đặc biệt là Việt Nam. Phong trào Đông Du ở Việt Nam do các cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh khởi xướng chính là vì thấy được thành quả của Nhật đạt được, và muốn đi theo họ nhằm tìm lại chủ quyền cho nước nhà.
Cũng phải nói thêm, tuy Nhật Bản và Việt Nam cùng tiếp thu nền văn hoá Hán học của bên Trung Hoa, nhưng cách tiếp thu mỗi bên khác nhau. Cả hai cùng coi Trung Hoa là thầy; nhưng trong khi Việt Nam coi đó là một người thầy mẫu mực, là một khuôn thước trong đời sống tư tưởng, thì Nhật Bản lại học người thầy đó để có thể tránh xa những cái tiêu cực, những điều không hay, lỗi thời của Hán học.
Ngoài ra, ở trong truyền thống người Nhật trước đó đã có sẵn những điều kiện để giúp họ sẵn sàng tiếp thu những cái mới mẻ sau này. Hãy thử so sánh với Trung Hoa: ở Trung Hoa, hoàng đế là người chiếm địa vị độc tôn, không ai có thể sánh ngang, là người vừa được nể trọng, vừa có uy quyền nhất. Trong khi đó ở Nhật, từ thời Kamakura (1185), Nhật đã có thêm tầng lớp võ sĩ (samurai), do vậy Thiên hoàng tuy là người được nể trọng nhất, là một đấng chí tôn, nhưng lại không có uy quyền bằng Shogun (Tướng quân) - một đấng chí cường; và ngược lại, Shogun có quyền thế, nhưng lại không được dân chúng kính trọng bằng Thiên hoàng. Từ xưa, trong tâm trí người Nhật luôn có sự hiện diện cùng lúc của hai khái niệm. Đó chính là cái điều kiện sẵn có để sau này đến thời Minh trị, người Nhật có thể tiếp thu một cách dễ dàng những tư tưởng phương Tây, vì khi anh đã chấp nhận hai khái niệm thì đương nhiên anh sẽ chấp nhận được khái niệm thứ ba, thứ tư, và như thế thì tinh thần tự do sẽ được nảy sinh, con người ta sẽ dễ dàng tiếp thu cái mới để mà phát triển.
<Theo "Vĩnh Sính - Việt Nam và Nhật Bản: Giao lưu văn hoá" >
Vào thời Minh Trị (bắt đầu từ năm 1868), Nhật Bản đã bắt đầu công cuộc canh tân đất nước mạnh mẽ bằng cách tích cực học hỏi và tiếp thu văn minh Tây phương. Họ cử người sang các nước tiên tiến học hỏi với phương châm rất thiết thực là "nước nào giỏi cái gì, ta học cái ấy". Vì theo quan niệm của họ, cách bảo vệ chủ quyền hữu hiệu nhất là tiếp thu văn hoá Tây phương, theo dạng "biết người biết ta, trăm trận trăm thắng", để có thể cùng đua tranh với các cường quốc.
Người đứng đầu trong công cuộc canh tân này là Fukuzawa Yukichi (1835-1901), ông đã đi bôn ba khắp châu Âu và Hoa Kì để tận mắt học hỏi những điều hay của văn minh Tây phương, để rồi về nước góp sức mình vào việc thức tỉnh dân chúng Nhật Bản hòng có thể bắt kịp các cường quốc Tây phương. Fukuzawa đã từng phát biểu rằng: "Phương sách giữ gìn độc lập không thể tìm đâu ra ngoài văn minh. Hiện nay nước Nhật đang tiến lên đài văn minh cũng chính vì để bảo vệ độc lập quốc gia. Độc lập quốc gia là mục tiêu và nền văn minh của quốc dân là phương tiện để đạt mục tiêu đó".
Nhằm tiếp thu văn hoá Tây phương, Nhật Bản vào thời Minh Trị đã cho dịch rất nhiều bộ sách giá trị của những học giả nổi tiếng Tây phương lúc bấy giờ. Có thể nói nửa đầu thời Minh Trị (1868-1889), phong trào dịch thuật ở Nhật Bản để giới thiệu tư tưởng Tây phương đã phát triển cực kì mạnh mẽ, với số lượng sách dịch rất đáng nể. Đây là một số sách tiêu biểu đã được Nhật Bản cho dịch vào thời đó:
- Self-Help (Tự trợ luận) của Samuel Smiles (1812-1904);
- The Theory of Legislation (Lí luận về lập pháp), Principle of the Civil Code (Nguyên lí dân luận), v.v. của Jeremy Bentham (1748-1832);
- On Liberty (Tự do luận), Representative Government (Chính thể đại nghị), v.v. của J. S. Mill (1806-1873);
- Social Statics (Tĩnh học xã hội), Education (Giáo dục), v.v. của Herbert Spencer (1820-1903);
- De l’esprit des lois (Tinh thần luật pháp) của Montesquieu (1689-1755);
- Du contrat social (Xã hội khế ước luận) của J. J. Rousseau (1712-1778).
Đó chỉ mới là những tác phẩm, những tác gia, nhà tư tưởng tiêu biểu; ngoài ra người Nhật còn cho dịch vô số các sách thuộc khoa học xã hội cũng như văn học của những quốc gia như Đức, Ý, Áo, Bỉ, Hà Lan, Nga, v.v..
Chính nhờ phong trào dịch thuật này, mà người Nhật đã cho ra đời những từ mới để giới thiệu những khái niệm mới mẻ bên Tây phương. Những từ Hán-Việt mà Việt Nam ta dùng ngày nay có nhiều từ xuất phát từ Nhật Bản, ví dụ như "triết học", "diễn thuyết", "không gian", "thời gian", "lập trường", "thủ tục", v.v..
Nhờ canh tân mạnh mẽ, Nhật nhanh chóng trở thành cường quốc của châu Á, mở đầu bằng việc đánh bại người láng giềng khổng lồ Trung Quốc trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật 1895, rồi thắng luôn cả Nga trong cuộc chiến Nga-Nhật 1905. Hai trận thắng liên tiếp này đã làm rúng động cả phương Đông, đặc biệt là Việt Nam. Phong trào Đông Du ở Việt Nam do các cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh khởi xướng chính là vì thấy được thành quả của Nhật đạt được, và muốn đi theo họ nhằm tìm lại chủ quyền cho nước nhà.
Cũng phải nói thêm, tuy Nhật Bản và Việt Nam cùng tiếp thu nền văn hoá Hán học của bên Trung Hoa, nhưng cách tiếp thu mỗi bên khác nhau. Cả hai cùng coi Trung Hoa là thầy; nhưng trong khi Việt Nam coi đó là một người thầy mẫu mực, là một khuôn thước trong đời sống tư tưởng, thì Nhật Bản lại học người thầy đó để có thể tránh xa những cái tiêu cực, những điều không hay, lỗi thời của Hán học.
Ngoài ra, ở trong truyền thống người Nhật trước đó đã có sẵn những điều kiện để giúp họ sẵn sàng tiếp thu những cái mới mẻ sau này. Hãy thử so sánh với Trung Hoa: ở Trung Hoa, hoàng đế là người chiếm địa vị độc tôn, không ai có thể sánh ngang, là người vừa được nể trọng, vừa có uy quyền nhất. Trong khi đó ở Nhật, từ thời Kamakura (1185), Nhật đã có thêm tầng lớp võ sĩ (samurai), do vậy Thiên hoàng tuy là người được nể trọng nhất, là một đấng chí tôn, nhưng lại không có uy quyền bằng Shogun (Tướng quân) - một đấng chí cường; và ngược lại, Shogun có quyền thế, nhưng lại không được dân chúng kính trọng bằng Thiên hoàng. Từ xưa, trong tâm trí người Nhật luôn có sự hiện diện cùng lúc của hai khái niệm. Đó chính là cái điều kiện sẵn có để sau này đến thời Minh trị, người Nhật có thể tiếp thu một cách dễ dàng những tư tưởng phương Tây, vì khi anh đã chấp nhận hai khái niệm thì đương nhiên anh sẽ chấp nhận được khái niệm thứ ba, thứ tư, và như thế thì tinh thần tự do sẽ được nảy sinh, con người ta sẽ dễ dàng tiếp thu cái mới để mà phát triển.
<Theo "Vĩnh Sính - Việt Nam và Nhật Bản: Giao lưu văn hoá" >
Last edited by a moderator:
Em hơi lạc đề chút, em thấy tụi HQ hay TQ tụi nó có tinh thần dân tộc rất cao. Em nhớ có mấy lần ông thủ tướng Nhật tới thăm cái đền gì (em không nhớ tên) mà tụi dân HQ nó phản đối quá chừng, rồi cái em Triệu Vy mặc áo in hình cờ Nhật cũng bị dân TQ phản đối đòi tẩy chai. Bây giờ nhìn lại dân mình, ông Clinton qua thăm hữu nghị VN mà dân mình ra đứng 2 bên đường NKKN tung hô nhìn thấy thật buồn cười, hơi nhục cho cái lòng tự trọng dân tộc, hic
Đã có một lần em nói với các bác, nguồn gốc vấn đề là ở chữ TÂM, chứ không phải ở cái lọ cái chai.
Người thì bảo, tại nó giáo dục dân nó là nước nó nghèo, k có rừng vàng biển ngọc trai, người thì bảo nó có Mẽo tài trợ, người thì bảo nó cho gái đẹp phịch với tây giỏi lấy giống, rồi là k nghiên cứu kỹ thuật, chỉ cần mua phát minh, rồi là 100 năm trước có cuộc cách tân, và kính thưa các lý do khác. EM cho rằng đó không phải là gốc vấn đề.
- Ta không cần rừng vàng biển bạc, nhưng số phận lỡ cho rồi thì cứ nhận
- Ta không cần giáo dục là nước ta nghèo tài nguyên, có giáo dục cũng chả sao
- Ta chỉ cần giáo dục dân ta có một cái tâm CỐNG HIẾN.
Tiến độ ì ạch, đường lối bế tắc, quy hoạch lộn xộn, tương lai mù mịt. Tất cả vì không có cái tâm CỐNG HIẾN mà ra
Chúng ta không có gì để tự hào. Nếu cứ vênh mặt lên bảo rằng ta là con Rồng cháu Tiên, là nói giống cao quý, từng đánh chết thằng nọ thằng kia, thì thế giới sẽ nhìn ta như ta nhìn một kẻ ăn mày lố bịch, đang vỗ ngực ta đây, cọi thương hết mọi người. Tay ăn mày này chắc chắn ngoài cái nghèo ra còn có cái bệnh tâm thần nữa.
1. Lịch sử văn minh
Trong trường ĐH, trên các sân chơi truyền hình, lúc nào cũng ra rả "Nền văn minh Sông Hồng", thực tế, nền VM này thế nào?
- Khi người ta xây kim tự tháp, thì tổ tiên ta đang dùng những mảnh đá đào bới củ cây, nhặt ốc bên bờ suối, sống trong hang ở lưng chừng núi.
- Khi cái thằng bên cạnh đang cung điện nguy nga, thi nhau sản xuất các loại binh thư, chính thư thì ta đang đóng khố, đi đất, ở nhà lá hoặc hang động
2. Lich sử chiến tranh
Ta suốt ngày vỗ ngực từng đánh thắng tất cả các đế quốc lớn trên TG. Nhưng thực chất là:
- Chuyên bị bắt nạt, thằng nào cũng bắt nạt được. Có thằng đô hộ 1000 năm. 1000 năm nha các bác. Cứ tưởng tượng các bác bị cái án tù 20 năm, xem nó dài thế nào, sau đó lấy 1000 chia cho 20 nhé. Có thằng vớ vẩn đô hộ 100 năm. Nhục nhã không thể tả, nhưng vẫn tự sướng là trong thời gian đó có rất nhiều cuộc khởi nghĩa chứ k chịu an phận làm nô lệ
- Vẫn tự sướng là ta thắng tất, nhưng thắng ở đây được hiểu là đuổi được giặc ra khỏi nhà. Còn vác quân đi nửa quả đất đánh thằng khác thì … Chắc mơ 1000 năm nữa cũng không thấy.
3. Khoa học ứng dụng: Không cần nói
4. Khoa học cơ bản: Lịch sử có đúng một Ngô Bảo Châu, liền vội vàng tung hô vạn tuế, đón tiếp rùm beng, được thể ca tụng trí tuệ Việt hết lời. Cố tình quên mịa rằng ông ấy là do thằng khác đào tạo, éo phải mình. Hố hố. Cái này dân dã gọi là “nhận vơ”
5. Thể thao: Không cần nói
6. Văn học: Nhờ bác Golf hay thầy Đề confirm phát là ở Đức người ta có biết Nguyễn Du là ai không? Truyền Kiều là gì không. Người Âu biết tiểu thuyết nào, tập thơ nào của VN?
7. Điện ảnh: Không cần nói
8. Tự trọng dân tộc:
- Khi chiến tranh, bất kể có thằng nào xâm lược, sẵn sang có một đội ngũ theo o bế ngoại bang, nhận lệnh nó giết hại đông bào mình, hi vọng kiếm chút cơm rơi cơm vãi. Cái này dân dã gọi là “chó săn”
- Khi hoà bình, nhìn thấy Mẽo, Pháp, Nhật, Hàn thì cuống mịa đít lên, thấy người mình thì ngó lơ. Bản thân hành động đó chứa đựng sự nhục nhã vô độ cho người phục vụ, nhưng người phuc vụ không mảy may ý thức được. Tưởng thế là hay lắm.
9. Tự trọng nghề nghiệp:
- 2 nghề được sách cổ cho là cao quý nhất là thầy thuốc và giáo viên thì lại bị báo nói nhiều nhất, nói hoài, không hề thay đổi
- Nghề đầy tớ của dân hay cổ gọi là cha mẹ dân thì suốt ngày bị dân chửi, thất vọng, nói cái gì dân bảo lừa cái đó, hoàn toàn mất lòng tin
10….
11…
… vân vân và vân chân…
Em đố các bác tìm được một lĩnh vực gì mà người Việt có thể tự hào.
Người thì bảo, tại nó giáo dục dân nó là nước nó nghèo, k có rừng vàng biển ngọc trai, người thì bảo nó có Mẽo tài trợ, người thì bảo nó cho gái đẹp phịch với tây giỏi lấy giống, rồi là k nghiên cứu kỹ thuật, chỉ cần mua phát minh, rồi là 100 năm trước có cuộc cách tân, và kính thưa các lý do khác. EM cho rằng đó không phải là gốc vấn đề.
- Ta không cần rừng vàng biển bạc, nhưng số phận lỡ cho rồi thì cứ nhận
- Ta không cần giáo dục là nước ta nghèo tài nguyên, có giáo dục cũng chả sao
- Ta chỉ cần giáo dục dân ta có một cái tâm CỐNG HIẾN.
Tiến độ ì ạch, đường lối bế tắc, quy hoạch lộn xộn, tương lai mù mịt. Tất cả vì không có cái tâm CỐNG HIẾN mà ra
Chúng ta không có gì để tự hào. Nếu cứ vênh mặt lên bảo rằng ta là con Rồng cháu Tiên, là nói giống cao quý, từng đánh chết thằng nọ thằng kia, thì thế giới sẽ nhìn ta như ta nhìn một kẻ ăn mày lố bịch, đang vỗ ngực ta đây, cọi thương hết mọi người. Tay ăn mày này chắc chắn ngoài cái nghèo ra còn có cái bệnh tâm thần nữa.
1. Lịch sử văn minh
Trong trường ĐH, trên các sân chơi truyền hình, lúc nào cũng ra rả "Nền văn minh Sông Hồng", thực tế, nền VM này thế nào?
- Khi người ta xây kim tự tháp, thì tổ tiên ta đang dùng những mảnh đá đào bới củ cây, nhặt ốc bên bờ suối, sống trong hang ở lưng chừng núi.
- Khi cái thằng bên cạnh đang cung điện nguy nga, thi nhau sản xuất các loại binh thư, chính thư thì ta đang đóng khố, đi đất, ở nhà lá hoặc hang động
2. Lich sử chiến tranh
Ta suốt ngày vỗ ngực từng đánh thắng tất cả các đế quốc lớn trên TG. Nhưng thực chất là:
- Chuyên bị bắt nạt, thằng nào cũng bắt nạt được. Có thằng đô hộ 1000 năm. 1000 năm nha các bác. Cứ tưởng tượng các bác bị cái án tù 20 năm, xem nó dài thế nào, sau đó lấy 1000 chia cho 20 nhé. Có thằng vớ vẩn đô hộ 100 năm. Nhục nhã không thể tả, nhưng vẫn tự sướng là trong thời gian đó có rất nhiều cuộc khởi nghĩa chứ k chịu an phận làm nô lệ
- Vẫn tự sướng là ta thắng tất, nhưng thắng ở đây được hiểu là đuổi được giặc ra khỏi nhà. Còn vác quân đi nửa quả đất đánh thằng khác thì … Chắc mơ 1000 năm nữa cũng không thấy.
3. Khoa học ứng dụng: Không cần nói
4. Khoa học cơ bản: Lịch sử có đúng một Ngô Bảo Châu, liền vội vàng tung hô vạn tuế, đón tiếp rùm beng, được thể ca tụng trí tuệ Việt hết lời. Cố tình quên mịa rằng ông ấy là do thằng khác đào tạo, éo phải mình. Hố hố. Cái này dân dã gọi là “nhận vơ”
5. Thể thao: Không cần nói
6. Văn học: Nhờ bác Golf hay thầy Đề confirm phát là ở Đức người ta có biết Nguyễn Du là ai không? Truyền Kiều là gì không. Người Âu biết tiểu thuyết nào, tập thơ nào của VN?
7. Điện ảnh: Không cần nói
8. Tự trọng dân tộc:
- Khi chiến tranh, bất kể có thằng nào xâm lược, sẵn sang có một đội ngũ theo o bế ngoại bang, nhận lệnh nó giết hại đông bào mình, hi vọng kiếm chút cơm rơi cơm vãi. Cái này dân dã gọi là “chó săn”
- Khi hoà bình, nhìn thấy Mẽo, Pháp, Nhật, Hàn thì cuống mịa đít lên, thấy người mình thì ngó lơ. Bản thân hành động đó chứa đựng sự nhục nhã vô độ cho người phục vụ, nhưng người phuc vụ không mảy may ý thức được. Tưởng thế là hay lắm.
9. Tự trọng nghề nghiệp:
- 2 nghề được sách cổ cho là cao quý nhất là thầy thuốc và giáo viên thì lại bị báo nói nhiều nhất, nói hoài, không hề thay đổi
- Nghề đầy tớ của dân hay cổ gọi là cha mẹ dân thì suốt ngày bị dân chửi, thất vọng, nói cái gì dân bảo lừa cái đó, hoàn toàn mất lòng tin
10….
11…
… vân vân và vân chân…
Em đố các bác tìm được một lĩnh vực gì mà người Việt có thể tự hào.
Last edited by a moderator:
theo em đó là tính kỷ luật. chính tính kỷ luật làm nên tất cả.
ai cũng biết người Nhật làm cái gì cũng cố gắng nâng lên mức cao nhất. ví dụ: trà thì có trà Đạo, kiếm thì có kiếm Đạo, rồi cung Đạo, võ sỹ Đạo.....
các bác để ý sẽ thấy đồ của Nhật từ những cái nhỏ nhất cái gì cần vuông thì đều rất vuông thành sắc cạnh. tức là họ tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ nhất.
tất cả những thứ đó em nghĩ đều mang trong mình nó tính kỷ luật. từ văn hóa sống đến việc sản xuất.
có tính kỷ luật thì xã hội sẽ có trật tự hơn. có trật tự hơn thì chất lượng làm việc cũng như cuộc sống sẽ tốt hơn. ai cũng biết điều hiển nhiên này cả.
ai cũng biết người Nhật làm cái gì cũng cố gắng nâng lên mức cao nhất. ví dụ: trà thì có trà Đạo, kiếm thì có kiếm Đạo, rồi cung Đạo, võ sỹ Đạo.....
các bác để ý sẽ thấy đồ của Nhật từ những cái nhỏ nhất cái gì cần vuông thì đều rất vuông thành sắc cạnh. tức là họ tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ nhất.
tất cả những thứ đó em nghĩ đều mang trong mình nó tính kỷ luật. từ văn hóa sống đến việc sản xuất.
có tính kỷ luật thì xã hội sẽ có trật tự hơn. có trật tự hơn thì chất lượng làm việc cũng như cuộc sống sẽ tốt hơn. ai cũng biết điều hiển nhiên này cả.
Cách đây vài tháng bác osfan có post một bài của một người Việt từng (đang) ở Nhật: phải nói là với toàn những tính cách cự kỳ khác xa với hầu hết người Việt mình (trong đó có cả em) thì VN mình sẽ chẳng bao giờ có cơ hội sánh ngang họ được. Đọc mà chỉ thấy sự thán phục mà thôi.
hồi đó đi học Sách giáo khoa chép rằng nước ta giàu đẹp, rừng vàng biển bạc... dưng năm nay khai giảng năm học mới, bác chủ tịch nước nhà mình nói " đất nước ta còn nghèo lắm các cháu ạ." Như vậy nước mình càng ngày càng xuống dốc à... ??hay là sách giáo khoa viết sai