Hạng B1
2/11/07
67
1
8
www.thanhhai.com
RE: Vị trí trên tay lái và cách đánh lái

Trích đoạn: minhab

Gắn thêm cái cục xoay trên vô lăng rồi chỉ cần 3 ngón có mà các bác đánh lái cả ngày, hình như cái này toàn trên xe tải với xe khách thì phải

Cái cục xoay này thì chủ yếu thấy trên xe buýt thôi. Có lẽ do vô-lăng xe buýt có đường kính lớn, lại đặt nằm ngang như cái mâm nên xoay thế cho tiện (giống như là kéo cối xay ấy nhỉ). Chứ vô-lăng xe du lịch đặt nằm nghiêng chắc không gắn cái cục đó được.

Nhớ ngày xưa cái vô-lăng của tàu điện hình như cũng có một cái cần nhô lên để xoay như thế, mặc dù cái vô-lăng đó rất nhỏ.
 
Hạng F
2/4/07
6.178
406
83
RE: Vị trí trên tay lái và cách đánh lái

Đầu Tầu điện ngày xưa (ở HN) có mấy thứ quay được: cái vôlăng có cục là cái phanh. Cái "chìa khóa" có cục là "cần số". Cái "chìa khóa" không có cục mới đúng là chìa khóa, để để đổi chiều chạy,cúp điện và thắng gấp. Cái này khi ra khỏi tàu là bác tài cầm theo...không dám để đó và cũng không bỏ túi được (lủng túi!)..:)..!
À quên : Còn cái "còi", đạp bằng chân,kêu... leng keng ...leng keng !!!
 
Last edited by a moderator:
Hạng B1
2/11/07
67
1
8
www.thanhhai.com
RE: Vị trí trên tay lái và cách đánh lái

Cám ơn Mr.Thiet. Thảo nào tôi cứ nghĩ tàu điện sao lại còn cần bánh lái, hóa ra cái vô-lăng đó là cái phanh! :D

Tự dưng lại có cái cảm giác ôn nghèo kể khổ nhỉ, để thấy hôm nay nhiều thứ đã vật đổi sao dời.
 
Hạng C
6/4/07
664
3
18
RE: Vị trí trên tay lái và cách đánh lái

Trích đoạn: Mr.Thiet

Đầu Tầu điện ngày xưa (ở HN) có mấy thứ quay được: cái vôlăng có cục là cái phanh. Cái "chìa khóa" có cục là "cần số". Cái "chìa khóa" không có cục mới đúng là chìa khóa, để để đổi chiều chạy,cúp điện và thắng gấp. Cái này khi ra khỏi tàu là bác tài cầm theo...không dám để đó và cũng không bỏ túi được (lủng túi!)..:)..!
À quên : Còn cái "còi", đạp bằng chân,kêu... leng keng ...leng keng !!!
033102flo_1_prv.gif
 
Hạng D
29/3/07
1.809
774
113
vnexpress.net
RE: Vị trí trên tay lái và cách đánh lái

Trích đoạn: tranvietanhtuan

thiệt luôn :D từ khi có xe hơi là khoái trò 1 tay lái xe 1 tay tìm sò lụa :D:D

Tim sò lụa coi chừng bị kẹp gãy ngón tay đóa bác :D
 
Hạng B1
2/11/07
67
1
8
www.thanhhai.com
RE: Vị trí trên tay lái và cách đánh lái

Để tay ở vị trí 8h và 4h, tôi thấy có một điểm thuận lợi là đánh lái khi rẽ chỉ cần một tay. Do có hành trình dài nên ví dụ rẽ phải thì tay trái đánh lái từ vị trí 8h lên đến 2h hoặc 3h là xe rẽ xong, không cần tay phải đụng vào. Sau khi rẽ, tay trái lại đưa vô-lăng trở lại vị trí cân bằng một cách thoải mái.
 
lee confirmed
Hạng C
14/12/06
984
8
38
63
RE: Vị trí trên tay lái và cách đánh lái

Vị trí đặt tay trên vô lăng phổ biến hiện nay
Em dẫn gửi các bác cái bài viết này em chả nhớ từ nguồn nào của member OS hay OF. Các bác có thể tham khảo. Em thực hiện theo cách này là chủ yếu và thấy rất hay.

Hãy tưởng tượng vô lăng là một chiếc đồng hồ, có phải bạn là một trong số những người được dạy cách đặt tay ở vị trí 10 giờ và 2 giờ trên vô lăng? Nếu bạn lái xe một tay và đặt tay trên đầu vô lăng ở vị trí 12 giờ hay cuối vô lăng ở vị trí 6 giờ? Tất cả vị trí đặt tay lái nêu trên đều không hiệu quả khi điều khiển xe đời mới hiện nay. Bạn ngạc nhiên chăng?


Đặt tay ở vị trí nào mới là đúng?


Hãy đặt tay ở vị trí này

Nhưng bạn đặt tay ở đâu trên vô lăng? Vị trí tốt nhất đó là tay trái đặt ở vị trí khoảng từ 7 đến 9 và tay phải ở vị trí khoảng từ 5 đến 3. Bạn sẽ cảm thấy hơi "lạ" khi đặt tay ở vị trí quá thấp như vậy, thực tế với vị trí này bạn có thể điểu khiển xe rất hiệu quả. Đặt tay ở vị trí thấp sẽ giúp bạn tránh đánh tay lái quá trớn khi gặp sự cố khẩn cấp, thường sẽ làm cho xe quay tròn, trượt và có thể lật xe.

Bằng cách giữ cho tay ở vị trí thấp hơn và cẳng tay cong ít hơn, vai và lưng của bạn sẽ đỡ mỏi và thoải mái hơn. Điều quan trọng nhất nếu vô lăng có thiết kế túi khí an toàn, đặt tay ở vị trí thấp sẽ giúp bạn giảm thiểu thương tích khi túi hơi bung ra. Khi túi khí bung ra, nó hoạt động chỉ trong chớp mắt với một lực rất lớn. Nếu bạn đặt tay ở vị trí cao, túi khí có thể bung mạnh vào mặt bạn và có thể gây nứt hoặc gẫy xương tay. Giữ tay ở vị trí thấp có nghĩa tay của bạn sẽ ít bị thương tích hơn.

Đôi điều cần lưu ý
Sẽ không còn sử dụng đánh chéo tay khi cua

Theo phương pháp "mới" về vị trí đặt tay này thì bạn cũng cần phải thay đổi cách đánh tay lái khi cua. Trong quá khứ, các khóa học thường dạy cách đánh chéo tay khi cua, có nghĩa là tay của bạn sẽ đưa cao lên khi cua xe. Thay vào đó bạn sử dụng phương pháp "lê" vô lăng hay được biết như phương pháp "đẩy kéo", phương pháp này được sử dụng phổ biến ở Châu Âu. Về cơ bản phương pháp này sẽ giúp bạn điểu khiển tay lái cũng giống như khi chạy thẳng, bằng cách tay này đẩy lên trong khi tay kia kéo xuống.

Không nên ôm vô lăng quá sát

Một điều khá quan trọng nữa là vị trí ngồi lái xe như thế nào cho đúng. Nếu bạn ngồi quá gần vô lăng, bạn sẽ gặp rủi ro khi túi khí an toàn bung ra. Trong một cuộc thủ nghiệm xe bị tông, hình nộm bị đẩy ra phía sau khi túi hơi an toàn bung ra. Sự thật nó có thể rất nguy hiểm nếu bạn ngồi quá sát với vô lăng bởi bạn sẽ bị thương nặng hơn ở tư thế ngồi không đúng này.

Để xác định vị trí ngồi lý tưởng, đầu tiên bạn hãy chỉnh ghế di chuyển ra phía sau trong khi đó chân của bạn vẫn thoải mái điểu khiển được các bàn đạp. Kế tiếp điểu khiển cho lưng ghế hơi ngửa ra. Giữ khoảng cách vị trí giữa vô lăng và ngực bạn là 250 mm (10 inches). Nếu vô lăng có thể điều chỉnh được độ nghiên, bạn hãy điều chỉnh xuống ở vị trí túi hơi an toàn hướng vào ngực thay vì hướng vào đầu hay cổ khi nó bung ra. Nếu bạn thử đặt tay trên vô lăng theo kiểu mới, có thể bạn sẽ thấy bất tiện và không được thoải mái lắm, nhưng dần dần bạn cũng sẽ quen và khi đó bạn sẽ cảm thấy thoải mái và an toàn hơn khi lái xe trên đường dài.

Chúng ta hãy tìm hiểu tại sao và đặt tay trên vô lăng như thế nào để có hiệu quả nhất. Kể từ khi xe ôtô ra đời, đã có rất nhiều lý thuyết khác nhau về cách đặt tay trên vô lăng như thế nào cho đúng. Tuy nhiên, có một qui tắc không thay đổi là phải điều khiển vô lăng bằng hai tay. Điều này sẽ cho phép bạn điều khiển xe tốt nhất và sẵn sàng xử lý các tình huống khẩn cấp khi đang lái xe.