Cái trò bấm kèn đó cũng khá là phức tạp, em nghe nói (chỉ nghe nói thôi chưa xác minh lại) là ở VN đã có trường hợp cụ bà qua đường hay đi xe đạp gì đấy, đại loại là ở ngã tư. Nghe tiếng còi xe tải giật mình vỡ tim mà chết, nhưng tiếng còi ấy không phải từ xe tải hay xe bus mà là do xe máy của mấy anh choai choai gắn chơi. Nếu giả dụ là xe tải thật có lẽ cụ bà không chết vì bà đã thấy chiếc xe tải nằm lù lù gần đó nên tiếng còi không gây bất ngờ còn đằng này!!!
Bác nói rất chuẩn, bên Nhật đất chật người đông nên xe nhỏ bán chạy, xe nhỏ gọi là kei car (kei = khinh, nhẹ), nhiều khi động cơ vài trăm phân khối. Nhật chơi với Nhật, chơi cả xe Đức nhưng lại không chuộng xe Mỹ vì xe Mỹ thường to và uống xăng (ngày xưa là thế, giờ các hãng Mỹ cũng làm xe nhỏ rồi, Ford Ka hay Fiesta là điển hình) và gần như không thấy xe Hàn. Ngày xưa Nhật vào Mỹ đánh chết xe Mỹ trên đất Mỹ là đánh vào nhu cầu kinh tế, độ tin cậy và tiết kiệm xăng, dần tạo nên hình ảnh xe Nhật rẻ, bền. Ngày nay xe Hàn lại đánh vào điểm yếu xe Nhật là thiết kế bảo thủ, chậm đổi mới và nghèo option...
Lịch sử Subaru và xe Nhật thì dài lắm!
Em thấy có điều này cũng lạ nhưng hợp lý, những nước sau WWII thua trận (Đức, Ý, Nhật) những năm 50 nghèo khó cho ra đời mấy xe nhà nghèo thiểu vải như VW Beetle, BMW Isetta, Fiat 500, Toyota Publica, Subaru 360... bản thân Fiat, BMW, Daimler Benz, Piaggo và Nakajima (sau này của FHI, chủ sở hữu Subaru), Mitsubishi đều là những nhà sản xuất xe tăng, máy bay đều bị giải thể vì thua trận, họ tận dụng kinh nghiệm, kỹ thuật thiết kế vũ khí và cơ bản là đống phụ tùng máy bay còn sót lại để sản xuất xe nhà nghèo cho dân đi chứ cũng không nghĩ đến chuyện bán sang xứ Mỹ, rồi những huyền thoại ra đời, con Piaggo Vespa với thân dập từ thép, gắp trước là càng đáp máy bay, con Fuji Rabbit (Subaru 2 bánh) ra đời trước cả Vespa 4 tháng và là tiền thân cho xe ga (scooter) nhật sau này và vẫn là càng đáp máy bay... 4 bánh có con bọ VW Beetle, mini bus VW Type 2 (ông tổ của xe bus máy sau), Fiat 500, Subaru 360, BMW Isseta... điểm chung là xe nhỏ, máy sau làm mát bằng không khí (quay trở về thời tiền sử ô tô, động cơ sau cho dễ truyền động xuống bánh sau, tiếp kiệm được bộ arm với lap trước...), thiết kế thô sơ như Subie 360 chạy 2 thì, BMW Isetta không có vi sai sau!!!
Nước Mỹ sau chiến tranh là nước thắng trận (mà không bị thiệt hại gì mấy), nền công nghiệp ô tô phát triển với những mẫu xe mang đậm tính phô trương như Caddy, Chevy, Buick, Tucker 48 (mẫu này khá hay và độc, đại diện cho công nghệ đỉnh cao của xe Mỹ đương thời)... với vẻ ngoài xa hoa lộng lấy nhưng hao xăng và kém tin cậy, đây cũng là lúc hộp số AT bắt đầu thôn tính thị trường Mỹ, người Mỹ thích sự nhẹ nhàng tiện lợi của công nghệ nên AT thịnh hành từ đó cho đến giờ...
Rồi chính những mẫu xe nhỏ nhỏ con con bên xứ thua trận tràn qua Mỹ, đánh chết những đứa con cưng của nền công nghiệp ô tô đáng tự hào. Dây Mỹ thực tế, dễ tiếp thu cái mới nên cái gì tốt là họ dùng, rồi những Volkswagen cho đến Porsche 911 (hậu duệ trực hệ của con bọ với máy boxer nằm sau, người thiết kế con bọ mang họ Porsche), Isseta cho đến Series 1,3, 5, 6, 7, X5, X6.... Toyota Pulica cho đến Lexus LS600h, LFA...
Subaru 360 đến Forester, Honda 360 cho đến NSX, MDX, Civic, Accord... dần thôn tính thị trường Mỹ quốc cho đến ngày nay... những nhà sản xuất vốn giỏi hà tằn hà tiện không dám phô trương nay lại dẫn đầu về công nghệ!
Thời hiện đại có một hãng ở một nước không mấy nổi tiếng về ô tô làm mưa làm gió, đó là Tata Nano, chiếc xe của thập niên 50 với công nghệ chẳng khác gì chiếc 360 cổ lổ (động cơ 2 thì 2 xy lanh đặt sau), cơ bản đó là xe cho dân đi, để vực dậy cả một ngành công nghiệp ô tô Ấn Độ. Mấy nước nổi tiếng về công nghiệm ô tô toàn đi lên từ xe nhỏ, xe cho dân đi (những cái tên như Volkswagen, Publica, Civic, Nano bản thân nó đã mang ý nghĩa triết lý rồi). Mỹ nhờ có Ford Model T, Nhật đi lên từ Pulica, Civic, 360, Ý đi lên từ Fiat 500... Đức thì con bọ, Isetta... Nga Xô lại có Lada 2017, Niva, Uaz 469...
Nói để thấy Việt Nam đang đi ngược đời, ưu tiên đóng xe bus 50 chỗ, xe tải trước mà chưa thật sự có một xe cho dân đi (volkswagen), nghĩ mãi càng buồn cho ngành công nghiệp ô tô VN.
Riêng về cái khoản máy boxer của SUBARU là thế này, mấy ông kỹ sư của FHI học hỏi kinh nghiệm của Đức (Beetle), Mỹ (Chevy Covair - em chết yểu của Covette)... thấy máy Boxer hay quá, mà nghĩ là đem ra đặt trước dẫn động bánh trước hay hơn, thế là chiếc Subaru Boxer ra đời. Sau này công ty Điện Lực Nhật muốn đặt xe 4x4, ơn trời là cái layout có vẻ quái quái của chiếc Subaru khi ấy lại lắp thêm lap sau rất dễ dàng thành ra Subaru 4WD đầu tiên, huyền thoại ấy vẫn còn đến ngày nay trong hình hài của chiếc Forester, Impreza...