Hạng D
7/3/09
2.274
1.819
113
Trước khi mua Mig, Sukhoi nên cân nhắc kỷ sau khi đọc bài này trên báo Thanh Niến sáng nay

Tổn thất nặng nề của không quân Ấn Độ

06/12/2009 0:46

136123926.jpg

Su-30 MKI hiện là xương sống của không quân Ấn Độ - Ảnh: Wikipedia
Chỉ tính riêng trong năm 2009, lực lượng không quân Ấn Độ đã bị mất 8 máy bay tiêm kích. Còn tính chung, ít nhất trong năm nay có 12 chiếc máy bay chiến đấu các loại bị rơi.
Vào ngày 30.11 vừa qua, tại Ấn Độ, thêm một chiếc tiêm kích đa năng Su-30 MKI bị rơi trong khi bay tập. Đây là vụ tai nạn thứ hai với loại máy bay này đối với không quân Ấn. Cho đến nay nguyên nhân của cả hai vụ tai nạn vừa nêu đều chưa có kết luận cuối cùng. Một số chuyên gia không quân nhận định tai nạn xảy ra là do sự cố kỹ thuật. Số khác thì đưa ra giả thuyết lỗi là do phi công.
Câu hỏi lớn
Tai nạn đáng tiếc mới nhất của chiếc Su-30 MKI nêu trên xảy ra chỉ sau 5 ngày khi nữ Tổng thống Ấn Độ - bà Pratibkha Patil - hoàn thành chuyến bay trên chính loại tiêm kích này. Bà Patil lập kỷ lục là nữ tổng thống đầu tiên bay trên chiếc Su-30 MKI với thời gian là 30 phút. Sau khi hạ cánh an toàn xuống mặt đất, Tổng thống Patil tuyên bố bà không hề cảm thấy một chút sợ hãi nào khi bay.
Chiếc Su-30 MKI rơi hôm 30.11 gần thị trấn Jathegaon, cách thành phố Jaisalmer thuộc bang Rajasthan 40 km. May mắn đây là khu vực không có dân cư sinh sống, còn hai phi công đã kịp nhảy dù thoát thân. Các chuyên gia của không quân Ấn Độ đã đến hiện trường để làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn. Được biết, đây là chuyến bay tập thường lệ và nhận định ban đầu là chiếc Su-30 MKI rơi do trục trặc kỹ thuật, nhưng phía Ấn Độ chưa cho biết cụ thể chi tiết.
Trước đó, vào ngày 30.4.2009, một chiếc Su-30 MKI khác cũng bị rơi cách Jaisalmer 170 km. Kết quả, một phi công bị thương nặng, còn phi công thứ hai thiệt mạng. Chính quyền sở tại ngay lập tức vào cuộc để điều tra nguyên nhân vụ tai nạn. Phía Nga cũng cử các chuyên gia của hãng Sukhoi, nơi sản xuất loại tiêm kích này, đến phối hợp điều tra. Kết quả chính thức của cuộc điều tra không được công bố, nhưng phía Ấn Độ đưa ra 2 giả thuyết: Nguyên nhân thứ nhất khiến chiếc Su-30 MKI rơi là do lỗi của phi công. Các nhà điều tra cho rằng, phi công lái máy bay đã không sử dụng đúng cần điều khiển tốc độ dành cho loại tiêm kích này, nên không kiểm soát được tốc độ bay, dẫn đến việc máy bay rơi theo đường xoắn ốc. Mới đây nhất, chính quyền Ấn Độ có lệnh tạm ngừng sử dụng trên 100 chiếc Su-30 MKI vì quan ngại về sự an toàn của loại máy bay này. Bên cạnh đó, một số cần điều khiển tốc độ cũng bị tháo ra khỏi máy bay để tránh lặp lại các vụ tai nạn tương tự.
Nguyên nhân thứ hai khiến chiếc tiêm kích đa năng này rơi là do hệ thống điều khiển điện tử trục trặc. Giả thuyết này vào cuối tháng 7.2009 đã được chính Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ - ông Arackaparambil Kurian Antony - đưa ra. Khi đó ông Antony cũng nhấn mạnh, tuy có sự cố, nhưng không quân Ấn Độ đánh giá tốt về chất lượng của Su-30 MKI và sẽ tăng cường thêm số lượng loại tiêm kích này. Cụ thể đến năm 2015, Ấn Độ sẽ có 230 chiếc Su-30 MKI trong biên chế quân đội.
Trong giai đoạn từ năm 1996 đến năm 1998, đất nước đông dân thứ hai thế giới đã đặt Nga 50 chiếc Su-30 MKI, sau đó còn mua thêm 40 chiếc cùng loại. Ngoài ra, Ấn Độ còn được phía Nga nhượng quyền sản xuất 140 chiếc Su-30 MKI. Các máy bay do Ấn Độ sản xuất theo kế hoạch được biên chế vào quân đội nước này từ năm 2003 đến 2017. Gần đây nhất là vào tháng 10.2009, Ấn Độ còn đặt hàng mua của Nga thêm 50 chiếc tiêm kích loại này. Hiện lực lượng không quân Ấn Độ đang sở hữu 104 chiếc Su-30 MKI (không tính 2 chiếc đã rơi).
Trở lại với vụ tai nạn của 2 chiếc Su-30 MKI, không loại trừ trường hợp lỗi do phi công. Bởi trường đào tạo phi công cho loại tiêm kích đa năng này của Ấn Độ, theo báo điện tử Lenta.ru (Nga), là khá yếu.
Không thể khắc phục ngay
Việc máy bay rơi tại Ấn Độ không phải là chuyện hiếm. Chỉ trong năm 2009, quốc gia này đã tổn thất 12 chiếc máy bay quân sự. Trong số này có 8 chiếc tiêm kích và 1 chiếc máy bay tập luyện động cơ cánh quạt HAL HPT-32, 1 chiếc An-32 và 2 chiếc trực thăng. Phần lớn các vụ tai nạn xảy ra là do các máy bay đã quá cũ, lạc hậu. Trước vụ tai nạn của 2 chiếc Su-30 MKI, Ấn Độ còn xảy ra tai nạn với 3 chiếc tiêm kích Mig-21 và 3 chiếc Mig-27.
Việc 3 chiếc Mig-21 rơi là điều dễ hiểu, bởi loại tiêm kích này được Liên Xô trước đây thiết kế từ những năm 1950. Sau đó nó được sản xuất hàng loạt từ năm 1959 đến năm 1986. Tại Ấn Độ, loại tiêm kích này được gọi là “Quan tài bay”. Cũng cần nói thêm, từ năm 1963, khi Mig-21 được biên chế vào quân đội Ấn Độ, đã có 334 chiếc loại này gặp tai nạn. Số máy bay Mig-21 rơi chiếm 41% trên tổng số loại tiêm kích này mà Ấn Độ đang sở hữu.
a19c.jpg

Tổng thống Pratibkha Patil (ngồi) chuẩn bị cho chuyến bay trên Su-30 MKI - Ảnh: Reuters
Loại tiêm kích bom Mig-27 cánh cụp cánh xòe được Liên Xô thiết kế vào những năm 1960. Đến năm 1975, nó bắt đầu được biên chế vào quân đội Ấn Độ và là con át chủ bài của lực lượng không quân nước này. Nó thực hiện cùng lúc 2 chức năng cơ bản, không chiến và ném bom. Hiện trong biên chế của không quân Ấn Độ có gần 200 chiếc Mig-27. Tuy nhiên, mỗi một năm qua đi, thì số lượng loại này ngày một giảm do tai nạn, hoặc quá cũ, bị “xếp” vào kho.
Theo kế hoạch, đến năm 2015, Ấn Độ sẽ loại 120 chiếc Mig-21 và 40 chiếc Mig-27. Để không gây xáo trộn và biến động lớn, hiện Ấn Độ đang dần thay thế những chiếc Mig-21 bằng loại tiêm kích hiện đại hơn. Vào trung tuần tháng 11 vừa qua, lực lượng không quân Ấn Độ đã đặt hàng hãng hàng không Hindustan Aeronautics - HAL (Ấn Độ) 20 chiếc tiêm kích Tejas. Trong khuôn khổ hợp đồng ký kết giữa hai bên, không quân Ấn Độ sẽ nhận 18 chiếc Tejas loại 1 chỗ ngồi và 2 chiếc loại 2 chỗ ngồi. Trước đó, quân đội Ấn Độ đã được biên chế 20 chiếc Tejas.
Ngoài ra, hiện Ấn Độ đang trong quá trình thiết kế cải tiến loại Tejas, vừa dùng để bay tập, vừa có thể biên chế vào quân đội phục vụ tác chiến. Bởi với số lượng máy bay tiêm kích khá nhiều như hiện nay, Ấn Độ đang rất thiếu các máy bay dùng để đào tạo, luyện tập. Dự tính trong tương lai HAL sẽ đóng mới cho không quân Ấn Độ tổng cộng 200 chiếc Tejas loại 1 chỗ ngồi và 20 chiếc loại 2 chỗ ngồi. Loại tiêm kích này có khả năng đạt vận tốc 1.900 km/giờ. Tejas được trang bị loại pháo 25 ly và có thể mang 8 quả tên lửa loại không đối không và không đối đất. Ngoài ra, nó còn được trang bị loại bom điều khiển, hoặc bom tấn công tự động.
Tai nạn máy bay rơi từng là “truyền thống” của không quân Ấn Độ. Và cho đến nay thực trạng này vẫn chưa được khắc phục. Chẳng hạn, giai đoạn từ năm 1970 đến năm 2000, quốc gia này trung bình mỗi năm mất 22 - 23 chiếc tiêm kích và trực thăng do tai nạn. Từ năm 2000 đến nay, số máy bay gặp nạn giảm xuống còn 10 - 15 chiếc mỗi năm. Tuy thế, đây vẫn là con số quá cao so với không lực của nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện không quân Ấn Độ có tổng cộng 1.100 chiếc máy bay chiến đấu các loại. Để hạn chế thấp nhất các vụ tai nạn máy bay xảy ra hằng năm, vấn đề không phụ thuộc vào tiền, mà quan trọng hơn, Ấn Độ phải hoàn thiện, nâng cao chất lượng từ khâu thiết kế đến sản xuất, từ đào tạo đến thực hành, từ loại bỏ các máy bay cũ đến biên chế các loại máy bay mới. Đây không phải là việc có thể hoàn thành trong một vài năm tới.
Hoàng Hoài Sơn
.book-text{ font-weight:bold; float:left; padding-right:10px; font-family:Arial; font-size:12px; line-height:20px; color:#005BB7; } .detail-bookmark, .detail-bookmark div{ float:left; padding-right:5px; } .detail-bookmark img { cursor:pointer; border:0px; width:20px; height:20px; } Chia sẻ với bạn bè qua:
" target=_blank>
twitter.gif

googleicon.jpg

yahoo.gif









Gửi phản hồi
Gửi cho bạn bè
In
 
Hạng D
15/9/08
2.112
2.331
123
em thay choi do Mỹ cho no chac bác ah, hang Nga chat luong ko tot lam
 
Hạng D
17/2/08
1.623
2
38
Da Nang City
KiaBinhloi nói:
em thay choi do Mỹ cho no chac bác ah, hang Nga chat luong ko tot lam

bác đùa à, mua đồ Mỹ về là phải huấn luyện lại phi công và phải đào tạo riêng một đội ngũ kỹ thuật để bảo dưỡng máy bay nữa => tốn kém
 
Hạng B2
26/5/09
147
0
0
KiaBinhloi nói:
em thay choi do Mỹ cho no chac bác ah, hang Nga chat luong ko tot lam

Mỹ nó chỉ bán hàng phế thải cho Vn thôi bác ạ. VN cứ là đồng minh của Mỹ đi, theo tư bản đi có lẽ nó còn cung cấp hàng xịn, không chơi với bọn Mỹ được đâu. TQ bây giờ có tàu sân bay rồi, VN mà chơi không lực với nó nó có để yên để 1 đổi 1 máy bay với tàu chiến của nó không ạ. Bọn Tàu nổi tiếng là nham hiểm và thâm nho. Các cụ ta ngày trước dùng giáo, mác, kiếm oánh nhau cân bo với nó còn được chứ bây giờ vũ khí hiện đại thì ko đỡ nổi rồi.
 
Hạng B2
25/12/08
414
1.465
93
hàng Mỹ thì giống như oto Nhật, còn hàng Nga thì giống như oto Tàu Khựa vậy :D
 
Hạng B2
19/11/09
229
0
0
cơ sợ hạ tầng phục vụ cho ng dân ko lo cứ lo làm ba cái chuyện chém giết
 
Hạng C
5/10/08
676
2.530
93
Mr Bảo nói:
cơ sợ hạ tầng phục vụ cho ng dân ko lo cứ lo làm ba cái chuyện chém giết
Không có vũ khí để phòng thủ thì một ngọn cỏ cũng không còn chứ ở đó mà cơ sở với chả hạ tầng.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Vấn đề tai nạn ở Ấn em nghĩ có 2 lý do.
Thứ nhất là do máy bay của họ quá cũ. Bay càng nhiều thì khả năng rơi càng cao. VN cũng có nhiều Mig21 nhưng ít tai nạn, 1 phần là do VN bay tập ít hơn các nước.
Tiêu chuẩn EU thì 1 năm phi công bay tập khoảng 180 giờ, ở VN thì em không biết, nhưng có lẽ rất thấp so với con số này.

Khả năng thứ 2 có thể do trình của Ấn lởm thật sự. Nhưng không lẽ nào họ lại không coi trọng huấn luyện như vậy, nó trái với việc họ trang bị nhiều máy bay. Với các trận diễn tập chung với Anh, Mỹ. Không quân Ấn được đánh gái rất cao.
Nếu không kể những vụ tai nạn do Mig gây ra thì Sukhoi ít bị hơn. Trong vụ tháng 4 đầu năm, tai nạn do vấn đề kỹ thuật. Phi công đã tắt nhầm hệ thống điều khiển nên máy bay không thể khởi động lại trên không. Khi nhảy dù thì phi công thứ 2 không nhảy được do máy bay phơi nắng lâu, hệ thống điện trục trặc. kết quả chỉ 1 người nhảy thoát.
Chuyện trục trặc thì có thể cũng xảy ra với tất cả mọi máy bay. Hàng Nga khó có thể sánh với Mỹ, nhưng thật sự Su 30 là loại tốt, với giá cạnh tranh hơn hàng tây.
Trong vụ đấu thầu cho Ấn trị giá 2tỷ, có khả năng Nga không còn độc quyền cung cấp nửa rồi. Vì ngoài Mig 35 còn có F16, Gripen của Thụy Điển, Râfale của Pháp, Typhoon của EU. Cạnh tranh công bằng nên chiếc nào được Ấn chọn sẽ là chiếc tối ưu về giá cả, tính năng, tuổi thọ, kinh phí...

Còn chuyện 1 chiếc Su 30 đổi 1 chiếc tàu chiến thì có lẽ rất khó. Thứ nhất khi TQ mà có tàu sân bay, họ có thể mang máy bay tới gần đối thủ, vậy thì ưu thế máy bay không còn nửa. Khi đó xét tới trình ai giỏi hơn, máy bay ai cập nhật vũ khí tốt hơn. Cái này VN chạy không lại TQ đâu.
Thứ 2 là tên lửa từ máy bay chỉ hiệu quả trên dưới 100km. Tầm đó thì phòng không nó cũng hoạt động tốt. Chưa kể tàu chiến ngày nay chịu trận giỏi hơn ngày xưa, 1 vài tên lửa không đủ đánh chìm nó, may ra làm nó bị thương phải quay về cảng.
 
Hạng D
7/3/09
2.274
1.819
113
sinhviengià nói:
Vấn đề tai nạn ở Ấn em nghĩ có 2 lý do.
Thứ nhất là do máy bay của họ quá cũ. Bay càng nhiều thì khả năng rơi càng cao. VN cũng có nhiều Mig21 nhưng ít tai nạn, 1 phần là do VN bay tập ít hơn các nước.
Tiêu chuẩn EU thì 1 năm phi công bay tập khoảng 180 giờ, ở VN thì em không biết, nhưng có lẽ rất thấp so với con số này.

Khả năng thứ 2 có thể do trình của Ấn lởm thật sự. Nhưng không lẽ nào họ lại không coi trọng huấn luyện như vậy, nó trái với việc họ trang bị nhiều máy bay. Với các trận diễn tập chung với Anh, Mỹ. Không quân Ấn được đánh gái rất cao.
Nếu không kể những vụ tai nạn do Mig gây ra thì Sukhoi ít bị hơn. Trong vụ tháng 4 đầu năm, tai nạn do vấn đề kỹ thuật. Phi công đã tắt nhầm hệ thống điều khiển nên máy bay không thể khởi động lại trên không. Khi nhảy dù thì phi công thứ 2 không nhảy được do máy bay phơi nắng lâu, hệ thống điện trục trặc. kết quả chỉ 1 người nhảy thoát.
Chuyện trục trặc thì có thể cũng xảy ra với tất cả mọi máy bay. Hàng Nga khó có thể sánh với Mỹ, nhưng thật sự Su 30 là loại tốt, với giá cạnh tranh hơn hàng tây.
Trong vụ đấu thầu cho Ấn trị giá 2tỷ, có khả năng Nga không còn độc quyền cung cấp nửa rồi. Vì ngoài Mig 35 còn có F16, Gripen của Thụy Điển, Râfale của Pháp, Typhoon của EU. Cạnh tranh công bằng nên chiếc nào được Ấn chọn sẽ là chiếc tối ưu về giá cả, tính năng, tuổi thọ, kinh phí...

Còn chuyện 1 chiếc Su 30 đổi 1 chiếc tàu chiến thì có lẽ rất khó. Thứ nhất khi TQ mà có tàu sân bay, họ có thể mang máy bay tới gần đối thủ, vậy thì ưu thế máy bay không còn nửa. Khi đó xét tới trình ai giỏi hơn, máy bay ai cập nhật vũ khí tốt hơn. Cái này VN chạy không lại TQ đâu.
Thứ 2 là tên lửa từ máy bay chỉ hiệu quả trên dưới 100km. Tầm đó thì phòng không nó cũng hoạt động tốt. Chưa kể tàu chiến ngày nay chịu trận giỏi hơn ngày xưa, 1 vài tên lửa không đủ đánh chìm nó, may ra làm nó bị thương phải quay về cảng.

VN có nhiều Mig 21 dưng tai nạn củng nhiều , có điều nếu ko ai nghe, thấy, thì ko nói, nếu ko nói thì ko ai biết.

Ejection seat của L 39 cũng ko an tòan, mấy chiếc bên Mỷ mua về củng tháo luôn ejec. seat cho khỏi lăn tăn.. có gì nhảy bằng dù dưng để nhảy đựoc ko phải chuyện dễ..kỳ đó bác IMC đã từng bay chiếc L39 ko có gắn Ejection seat
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
23/6/08
246
8
18
53
HANOI
Máy by Nga dc cái re, dễ sư dụng chi phí thấp (không có nghĩa là chất lượng kém) phù hợp với VN và các nước ít xiền. đồ mỹ 1 ông sủ dụng 3 ông hậu cần.
Riêng máy bay vì đắt tiền nên ta vẫn sử dụng M21 thậm chí M17 đẻ huấn luyện nên tai nan nhiều.
Tốt nhất lf khi k có tiền thay phụ tùng tì bảo dưỡng thật kỹ cái ghế lái để khi tai nạn còn bung dù dc cũng như các bác tài kiểm tra bảo dưỡng AIRAG cho chuẩn đẻ cơ may còn ....
24.gif