Ngày trước, em được biết Nguyễn Hữu Cảnh đã trở thành case kinh điển luôn được nhắc tới trong các bài giảng xây dựng cầu đường. Đường lún vì dưới chân nó là túi bùn, do ngày trước xử lý nền móng kém nên càng bù lún càng làm tự trọng con đường nặng hơn, lún nhanh hơn. TP không bù nữa, không phải không tiền, mà vì đó là hành động tốn kém trong tuyệt vọng. Giải pháp duy nhất là block con đường này và bóc lên làm móng lại. Ngoài ra chả có giải pháp nào cả.
Bác có thông tin gì về việc Vin sẽ làm đối với con đường này không? Bỏ ít tiền bù lún chỉ lừa được bà con ít năm, rồi sau đó bán hết nhà, để lại con đường còn lún y xì.
Em không tin Vin bóc lên làm lại hết, vì không khả thi, và cũng chả đủ tiền.
Bác nào rành về xây dựng, đi ngang tư vấn em phát, vì em cũng không rành lắm.
Chỉ bị lún nặng một khúc ngắn đoạn trước Sài Gòn Pearl thôi, đoạn lên quá gần Xa lộ hay đoạn Tôn Đức Thắng tới chỗ cầu vượt có lún nhưng ít hơn và quan trọng là không bị ngập nước. Giờ chỉ cần xử lý lún một đoạn ngắn đó thôi, block đường rồi đào lên làm lại cũng không khó hay tốn kém lắm.
Em tìm được cái này:
Phân theo độ lún, tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh được chia thành 3 đoạn: đoạn 1 từ ngã ba Tôn Đức Thắng - giao với cầu Văn Thánh 2, đoạn 2 từ điểm giao với cầu Thủ Thiêm đến đường dẫn cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh, đoạn 3 là tại vị trí nút giao thông đầu cầu Sài Gòn.
Theo đó, từ nay đến năm 2015, đoạn 1 sẽ lún từ 0,27 - 1,1 m; đoạn 2 lún 1,43 m; đoạn 3 lún từ 0,99 - 1,2 m. Đến năm 2025, khu vực bị lún nặng nhất lên đến 2,16 m. Còn hiện nay, đoạn từ Tôn Đức Thắng đến Nguyễn Bỉnh Khiêm đã bị lún từ 0 - 20 cm, đoạn từ Nguyễn Bỉnh Khiêm đến cầu Thị Nghè 2 bị lún từ 15 - 40 cm, đoạn từ cầu Thị Nghè 2 đến cầu Văn Thánh 2 bị lún từ 15 - 80 cm, đoạn từ cầu Thủ Thiêm đến cổng Tân Cảng Sài Gòn bị lún từ 60 - 130 cm, đoạn từ đầu cổng Tân Cảng Sài Gòn đến cửa xả chân cầu Sài Gòn lún 55 - 68 cm, đoạn từ đầu cầu Sài Gòn - Điện Biên Phủ đến cửa xả chân cầu Sài Gòn lún 52 - 77 cm.
Ngoài nền đường bị lún, hệ thống thoát nước trên tuyến cũng bị lún theo. Nhiều đoạn cống bị hở mối nối, đất cát chui vào cống làm thu hẹp lòng cống nên mỗi khi mưa lớn, triều cường, nước không thoát kịp gây ngập nặng ở một số đoạn.
Chuyên gia cao cấp Hà Ngọc Trường, Phó Chủ tịch Hội Cầu đường cảng TPHCM, cho biết căn cứ vào tình hình ngân sách của TP hiện nay và những phân tích, so sánh giữa các phương án, UBND TPHCM đã đồng ý về nguyên tắc cho đầu tư sửa chữa nâng cấp đường Nguyễn Hữu Cảnh theo phương án phân vùng, tức chỉ ưu tiên sửa chữa những đoạn lún nặng nhất.
Theo đó, đoạn từ ranh cầu Thủ Thiêm đến đường dẫn vào cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh sẽ được làm lại toàn bộ nền đường. Chủ đầu tư là Tổng Công ty Xây dựng số 1 TNHH MTV sẽ sử dụng phương pháp trụ đất gia cố cọc xi măng để xử lý nền đường. Đoạn 1 và đoạn 3 sẽ được bù lún bằng cách thảm lại bê tông nhựa mặt đường cho đúng với cao độ thiết kế. Theo phân tích của Hội Cầu đường cảng TPHCM, việc xử lý lún theo phương án này tương đối bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ GTVT, thời gian bù lún từ 4-9 năm/lần. Độ lún còn lại tại tim đường sau khi gia cố từ 1,03 - 1,38 m.