RE: Vợ 2 nhà Em mới đi phủ kính lái =công nghệ na no
Xin lỗi bạn EVN2007 vì hôm nay mới trả lời câu hỏi của bạn được:
Về lớp phủ DFI, nếu chỉ là rửa xe bình thường bằng xà phòng hay nước rửa kính xe thì không ảnh hưởng gì (trừ khi bạn cố tình những loại sản phẩm chuyên dụng cho tẩy vết ố mốc của kính).
Cát, bụi bám trên bề mặt kính, bình thường thì không sao, nhưng khi bạn dùng cần gạt khi không mưa, để làm sạch kính thì sẽ làm trầy xước kính, dần dần ăn sâu vào kính và nhìn rất rõ. Lớp phủ DFI sẽ giúp cho bạn nhận biết được ngay khi kính mới bắt đầu bị trầy vì tại vết xước, nước sẽ “mắc kẹt” lại chứ không trôi nhanh như những khu vực khác. Khi thấy vệt nước bám này (nhận biết dễ hơn là nhìn vết xước trên kính), bạn có thể dùng ngay dung dịch bảo dưỡng để “lấp đầy” lại vết xước này. Như vậy, bạn không lo kính bị xước sâu như khi không được bảo vệ. Nếu bạn không bảo dưỡng, để quá lâu, chính bản thân kính cũng bị bào mòn đi thì lớp phủ chắc chắn cũng không thể còn nữa.
Việc nhận biết lớp phủ DFI còn hay không khá đơn giản. Dù khi dội nước lên, hạt nước không còn tròn, nhưng nếu bạn chỉ cần miết tay trên bề mặt kính, bạn thấy kính khô ngay tại chỗ bạn miết tay. Hoặc khi dùng khăn lau, thấy bề mặt kính khô dễ dàng, điều đó thể hiện lớp phủ DFI vẫn còn. Với kính thường, khi lau sẽ không khô ngay mà sờ tay vào vẫn sẽ thấy ẩm.
Lớp thứ 2 thực tế để giúp cho bề mặt có khả năng bám bụi ít hơn. Nói là lớp 1, lớp 2, nhưng thực tế nó cũng trở thành 1 lớp phủ mà thôi. Nói nôm na giống như đồ bằng da vậy. Khi phủ DFI giống như đem thuộc da lên. Lớp 1 là da, lớp 2 là lớp trơn nhẵn trên cũng của da, vì vậy nếu trầy thì nó cũng như đồ da bị trầy, khó nói là lớp 1 hay lớp 2 cụ thể. Dùng thời gian lâu, bề mặt da trầy thì dùng xi để đánh cho mềm da và bóng lại. Chất bảo dưỡng của DFI cũng như vậy. Vì thế, việc bảo dưỡng thường xuyên hay không là do cách sử dụng, ý thích cũng như tính người của mỗi người bạn ạ.
Khi rửa xe, bạn chỉ cần rửa bằng nước xà phòng rửa bát (1 giọt nước rửa bát cũng đủ rồi) vì thực tế kính bây giờ không bị bẩn như trước nên không đòi hỏi phải dùng nước rửa gì quá đặc biệt để rửa kính nữa cả.
Không phải chỉ có bác Nam mà tất cả các khách hàng của GmG bây giờ chúng tôi đều thực hiện chế độ bảo dưỡng như vậy. Lý do:
Sau 1 tháng, chúng tôi muốn kiểm tra luôn để biết thói quen, tính cách và điều kiện sử dụng của khách hàng. Lần bảo dưỡng này cũng là để chúng tôi chỉ cho họ biết cách nhận biết những vệt trầy xước (nếu có), đông thời tư vấn và hướng dẫn cho họ cách bảo dưỡng luôn.
1 tháng sau chúng tôi quay lại, chủ yếu để kiểm tra xem khách hàng tự bảo dưỡng thế nào, có cần hướng dẫn, tư vấn gì thêm hay không.
Sau đó thì 3 tháng chúng tôi mới đến kiểm tra lại tiếp.
Những gì tôi nói ở trên, nghe chừng có vẻ vẫn là lý thuyết. Vì vậy tôi xin đưa một số dẫn chứng để mọi người hiểu hơn về dịch vụ và sản phẩm:
1. Trong số khoảng 30 khách làm tại HCM, tháng 10/2007, tháng 11 chúng tôi vào, có 2 khách duy nhất bị mất hiệu ứng giọt nước ngay trong 1 tháng. Khi kiểm tra lại, chúng tôi mới biết là họ dùng cần gạt nước quá cũ (2 năm trời chưa thay vì chẳng ai nói phải thay cả). 2 khách này sau khi làm lại, họ đi thay cần gạt nước mới. Tháng 12 chúng tôi kiểm tra lại, hiệu ứng vẫn còn tốt. Tháng 4 vừa rồi chúng tôi mới kiểm tra lại, hiệu ứng hạt nước vẫn còn, tuy không trôi nhanh như ban đầu.
2. Có khách ngay ở Hà Nội, làm xe từ cuối tháng 12, đến đầu tháng 5 quay lại hiệu ứng giọt nước vẫn tròn, tuy không trôi nhanh như ban đầu.
3. Có khách 3 tháng sau quay lại, hiệu ứng vẫn như ngày đầu.
4. Có khách phủ cả xe, 3 tháng sau quay lại, hiệu ứng giọt nước khu vực gạt kính giảm đi rõ rệt, nhưng các kính bên, kính sau vẫn còn tốt.
Nói vậy, nhưng thực tế, các bạn cũng hiểu là có người đi nhiều (2 anh lái xe taxi đường dài, chạy khoảng 10000km/tháng), có người đi ít (3 tháng chạy chưa tới 1000km), có người chăm xe, có người không quan tâm lắm. Qua 1 thời gian đi sâu sát với khách hàng, tìm hiểu thói quen sử dụng cũng như điều kiện làm việc và môi trường tại Việt Nam như vậy, chúng tôi đã rút ra được khá nhiều kinh nghiệm trong việc tư vấn, hướng dẫn khách sử dụng xe, cần gạt, bảo vệ kính, đồng thời cũng đưa ra được những dịch vụ để phục vụ khách tương đối hợp lý.
Hy vọng rằng, qua thời gian cũng như qua những ý kiến góp ý của các bạn và người sử dụng trực tiếp, chúng tôi có thể hoàn thiện dịch vụ của mình để phục vụ các bạn được tốt hơn.
Xin lỗi bạn EVN2007 vì hôm nay mới trả lời câu hỏi của bạn được:
Lớp phủ DFI là lớp phủ tồn tại vĩnh viễn trên bề mặt sản phẩm vì nó không sẽ tự bị mất đi, không tự bay hơi vậy nước rửa kính, rửa xe, cát bụi bám lên bề mặt kính cần gạt nước . . . có làm ảnh hưởng gì đến lớp phủ thứ 1 không ạ.
Về lớp phủ DFI, nếu chỉ là rửa xe bình thường bằng xà phòng hay nước rửa kính xe thì không ảnh hưởng gì (trừ khi bạn cố tình những loại sản phẩm chuyên dụng cho tẩy vết ố mốc của kính).
Cát, bụi bám trên bề mặt kính, bình thường thì không sao, nhưng khi bạn dùng cần gạt khi không mưa, để làm sạch kính thì sẽ làm trầy xước kính, dần dần ăn sâu vào kính và nhìn rất rõ. Lớp phủ DFI sẽ giúp cho bạn nhận biết được ngay khi kính mới bắt đầu bị trầy vì tại vết xước, nước sẽ “mắc kẹt” lại chứ không trôi nhanh như những khu vực khác. Khi thấy vệt nước bám này (nhận biết dễ hơn là nhìn vết xước trên kính), bạn có thể dùng ngay dung dịch bảo dưỡng để “lấp đầy” lại vết xước này. Như vậy, bạn không lo kính bị xước sâu như khi không được bảo vệ. Nếu bạn không bảo dưỡng, để quá lâu, chính bản thân kính cũng bị bào mòn đi thì lớp phủ chắc chắn cũng không thể còn nữa.
Việc nhận biết lớp phủ DFI còn hay không khá đơn giản. Dù khi dội nước lên, hạt nước không còn tròn, nhưng nếu bạn chỉ cần miết tay trên bề mặt kính, bạn thấy kính khô ngay tại chỗ bạn miết tay. Hoặc khi dùng khăn lau, thấy bề mặt kính khô dễ dàng, điều đó thể hiện lớp phủ DFI vẫn còn. Với kính thường, khi lau sẽ không khô ngay mà sờ tay vào vẫn sẽ thấy ẩm.
Lớp thứ 2 là tạo ra bề mặt trơn nhẵn, nhưng lớp 2 tồn tại được khoảng bao lâu, sau khoảng bao nhiêu lần rửa xe or gạt nước. Có cần phải dùng nước rửa kính nữa không
Lớp thứ 2 thực tế để giúp cho bề mặt có khả năng bám bụi ít hơn. Nói là lớp 1, lớp 2, nhưng thực tế nó cũng trở thành 1 lớp phủ mà thôi. Nói nôm na giống như đồ bằng da vậy. Khi phủ DFI giống như đem thuộc da lên. Lớp 1 là da, lớp 2 là lớp trơn nhẵn trên cũng của da, vì vậy nếu trầy thì nó cũng như đồ da bị trầy, khó nói là lớp 1 hay lớp 2 cụ thể. Dùng thời gian lâu, bề mặt da trầy thì dùng xi để đánh cho mềm da và bóng lại. Chất bảo dưỡng của DFI cũng như vậy. Vì thế, việc bảo dưỡng thường xuyên hay không là do cách sử dụng, ý thích cũng như tính người của mỗi người bạn ạ.
Khi rửa xe, bạn chỉ cần rửa bằng nước xà phòng rửa bát (1 giọt nước rửa bát cũng đủ rồi) vì thực tế kính bây giờ không bị bẩn như trước nên không đòi hỏi phải dùng nước rửa gì quá đặc biệt để rửa kính nữa cả.
Những lần bảo dưỡng là các bác tạo lại lớp thứ 2? Sao có trường hợp của bác Nam gì đó 2 lần bảo dưỡng chỉ cách nhau có 1 tháng
Không phải chỉ có bác Nam mà tất cả các khách hàng của GmG bây giờ chúng tôi đều thực hiện chế độ bảo dưỡng như vậy. Lý do:
Sau 1 tháng, chúng tôi muốn kiểm tra luôn để biết thói quen, tính cách và điều kiện sử dụng của khách hàng. Lần bảo dưỡng này cũng là để chúng tôi chỉ cho họ biết cách nhận biết những vệt trầy xước (nếu có), đông thời tư vấn và hướng dẫn cho họ cách bảo dưỡng luôn.
1 tháng sau chúng tôi quay lại, chủ yếu để kiểm tra xem khách hàng tự bảo dưỡng thế nào, có cần hướng dẫn, tư vấn gì thêm hay không.
Sau đó thì 3 tháng chúng tôi mới đến kiểm tra lại tiếp.
Phục vụ theo yêu cầu của khách, chỗ nào tiện cho khách, chúng tôi sẽ cho nhân viên đến làm.Các bác có đến nhà bảo dưỡng or đến địa chỉ khách hàng yêu cầu không?
Những gì tôi nói ở trên, nghe chừng có vẻ vẫn là lý thuyết. Vì vậy tôi xin đưa một số dẫn chứng để mọi người hiểu hơn về dịch vụ và sản phẩm:
1. Trong số khoảng 30 khách làm tại HCM, tháng 10/2007, tháng 11 chúng tôi vào, có 2 khách duy nhất bị mất hiệu ứng giọt nước ngay trong 1 tháng. Khi kiểm tra lại, chúng tôi mới biết là họ dùng cần gạt nước quá cũ (2 năm trời chưa thay vì chẳng ai nói phải thay cả). 2 khách này sau khi làm lại, họ đi thay cần gạt nước mới. Tháng 12 chúng tôi kiểm tra lại, hiệu ứng vẫn còn tốt. Tháng 4 vừa rồi chúng tôi mới kiểm tra lại, hiệu ứng hạt nước vẫn còn, tuy không trôi nhanh như ban đầu.
2. Có khách ngay ở Hà Nội, làm xe từ cuối tháng 12, đến đầu tháng 5 quay lại hiệu ứng giọt nước vẫn tròn, tuy không trôi nhanh như ban đầu.
3. Có khách 3 tháng sau quay lại, hiệu ứng vẫn như ngày đầu.
4. Có khách phủ cả xe, 3 tháng sau quay lại, hiệu ứng giọt nước khu vực gạt kính giảm đi rõ rệt, nhưng các kính bên, kính sau vẫn còn tốt.
Nói vậy, nhưng thực tế, các bạn cũng hiểu là có người đi nhiều (2 anh lái xe taxi đường dài, chạy khoảng 10000km/tháng), có người đi ít (3 tháng chạy chưa tới 1000km), có người chăm xe, có người không quan tâm lắm. Qua 1 thời gian đi sâu sát với khách hàng, tìm hiểu thói quen sử dụng cũng như điều kiện làm việc và môi trường tại Việt Nam như vậy, chúng tôi đã rút ra được khá nhiều kinh nghiệm trong việc tư vấn, hướng dẫn khách sử dụng xe, cần gạt, bảo vệ kính, đồng thời cũng đưa ra được những dịch vụ để phục vụ khách tương đối hợp lý.
Hy vọng rằng, qua thời gian cũng như qua những ý kiến góp ý của các bạn và người sử dụng trực tiếp, chúng tôi có thể hoàn thiện dịch vụ của mình để phục vụ các bạn được tốt hơn.