Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Hôm trước bác tiktak có nhắc em về bài vỡ nợ quốc gia mà thớt đi bụi rồi. Hôm nay em viết tiếp phục vụ bác trước khi treo bàn phím, dạo này 8 dữ quá.
Trước tiên là tin về Nhật, cũng có khả năng vỡ nợ do ...nợ.
http://www.baomoi.com/Info/Nhat-Ban-doi-mat-nguy-co-vo-no/45/4128056.epi

Quốc gia vỡ nợ-phá sản là khi quốc gia đó không có khả năng trả nợ, hoặc khi không còn đủ ngoại tệ để thanh toán cho hàng nhập khẩu như máy móc, nguyên liệu...Lúc này quốc gia đó cần phải vay mượn ngoại tệ để cứu vãn tình hình.
Bây giờ có 2 quốc gia tiêu biểu cho tình trạng này. Đó là Iceland và Hy Lạp. Em sẽ giới thiệu tuần tự.

Iceland là 1 đảo quốc nhỏ, diện tích cỡ bang Kentucky của Mỹ, dân số chỉ hơn 300,000 người. Trước khi bị páh sản năm 2008, Iceland là 1 trong 10 quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới. Năm 2007 Liên Hợp Quốc thống kê đó là nước có chất lượng sống số 1 thế giới.
Tuy nhiên điều đó không bảo đảm rằng quốc gia này không thể vỡ nợ.

Trước thập niên 90 Iceland vẫn là 1 quốc gia trung bình ở châu Âu. Xa hơn về cuối thế chiến II, đó vẫn là 1 nơi nghèo nàn, không có gì đặc biệt. Iceland được bết đến nhờ những suối nước nóng do những núi lửa ngầm torng lòng đất, gần đây nhất là vụ phun trào núi lửa làm hàng không châu Âu tê liệt.
Thời chiến tranh lạnh, Iceland được biết tới nhờ trận đấu cờ vua giữa kỳ thủ Bobby Fischer của Mỹ đánh bại Boris Spassky của LX để giành chức vô địch thế giới năm 72. Sau này Bobby lấy quốc tịch Iceland.
Kinh tế của Iceland phụ thuộc vào nghề cá, chiếm tới 40% nguồn thu từ xuất khẩu.

Từ 1990, kinh tế Iceland đã nhảy vọt. Chính phủ nhận thấy việc quá phụ thuộc vào nghề cá sẽ không thể giúp Iceland phát triển mạnh. Do đó họ đa dạng hóa nền kinh tế, mà chủ yếu là vươn ra thị trường thế giới, do Iceland không có tài nguyên khoáng sản gì nhiều.
Từ khi cải cách hệ thống nhà bank, cải tổ thị trường chứng khoán. Các nhà bank Iceland từ việc chỉ cho vay nội địa đã chuyển mình vươn ra toàn cầu. Họ mua lại những cty kinh doanh dịch vụ, bán lẽ, dược, phần mềm...Từ đó mang về 1 lượng ngoại tệ khổng lồ cho nền kinh tế.

Bằng cách tăng lãi xuất, các nàh bank ở Iceland, cụ thể là 3 nhà bank lớn nhất: Kaupthing Bank, Landsbanki and Glitner Bank đã huy động 1 lượng lớn ngoại tệ để đầu tư mua lại nhiều cty nước ngoài.
Nếu GDP của Iceland năm 2008 đạt 14 tỷ USD thì số nợ của 3 nhà bank trên là 62 tỷ USD.
Với chính sách lãi xuất cao, nhiều nhà đầu tư ngoại tệ cũng lao vào Iceland, họ vay tiền từ những thị trường có lãi xuất thấp như Nhật, mang vào Iceland để kiếm lời. Dù có rủi ro nhưng những khoản lời rất dễ kiếm. hãy tưởng tượng bạn vay tại Nhật 10 triệu với lãi xuất 1%, mang sang Iceland có thể được nhận lãi xuất 6-10%. Không còn gì dễ ăn hơn.
bảng dưới là lãi xuất Iceland.
lixuticeland.jpg



Mọi chuyện cứ diễn ra thuận lợi. hàng loạt tổ chức tài chính ở nước ngoài gửi tiền vào Iceland. Nhiều nhất là Anh. Có những quỷ hưu trí đầu tư hàng tỷ vào 3 ngân hàng lớn nhất Iceland. Khoản tiền này dành để trả cho người về hưu, rồi những quỹ của công đoàn...ai cũng tin tưởng và mờ mắt vì lợi nhuận cao. Các chủ nợ đều là những quỹ tương hỗ, qũy tín thác, do các chuyên gia hàng đầu điều hành, nhưng chết thì vẫn chết.

Cho đến khi thế giới khủng hoảng, lan từ nước Mỹ ra ngoài.

Các nhà bank Iceland là chủ sở hữu nhiều cty, nay cty gặp khủng hoảng, làm ăn thất bại. Như vậy các nhà bank Iceland phải gánh nợ. Nợ thì phải đến lúc trả lãi, trả nợ gốc. Nhưng tiền không đủ, phải đi vay thêm, giờ ai dám cho vay, mà có dám cũng không ai dư tiền cho vay. Vậy là nhà bank phá sản.
Chỉ cần 1 vài tờ báo đăng hàng tin: dòng người xếp hàng chờ rút tiền tại nhà bank xyz. thế là hôm sau thiên hạ ùn ùn kéo đi rút tiền. Chậm chân nhở nhà bank hết tiền mặt là chết.
Đó là những người gửi tiền tư nhân. Tiếp theo là nhà buôn ngoại tệ, ví dụ nhà buôn tiền từ Nhật vào. Họ cũng rút ngoại tệ chạy mất dép. Dẫn đến đồng nội tệ krona mất giá, chỉ trong 1 tuần, đồng krona mất 50% giá trị. Điều này đồng nghĩa khoản nợ của người Iceland lại tăng lên gấp đôi.

Chính phủ buộc phải quốc hữu hóa nhà bank, không cho ai rút tiền. Đóng thị trường CK vì dân đầu tư đang bán loạn xạ.
Cầu cứu các khoản cứu trợ, IMF nhanh chóng cử đại diện tới để đề nghị giúp. Iceland từ chối. Họ muốn vay từ Nga và Đan mạch. Đến đây chắc chúng ta tự hỏi vì sao IMF tốt thế mà Iceland chê?

Như vậy chúng ta thấy, từ 1 quốc gia hàng đầu thế giới, thu nhập bình quân 40,000USD, nay phá sản. Nguồn gốc là do nợ, nợ quá khả năng chi trả.
Hẳn tới đây chúng ta liên tưởng VN. VN cũng nợ, mỗi năm trả khoảng 3-4 tỷ USD. TRong khi chúng ta vay ODA khoảng 6-8 tỷ mỗi năm. Như vậy 1 nửa vốn vay mới ODA là dùng để trả nợ. Chẳng hạn Nhật hô lên, cho Vn vay 1 tỷ USD, thực ra họ chỉ đưa 500 triệu USD, còn 500 triệu kia họ trừ nợ và lãi mất rồi. Nhật nhạy bén đấy chứ.
Nhưng VN khác Iceland. Iceland không có tài nguyên, khi vỡ nợ là họ không có nguồn tiền nào khác ngoài việc vay nóng. VN có tài nguyên, chưa sợ lắm.
 
Bò Hóng
13/12/06
8.361
76.168
113
chủ đề này nóng đó bác ơi, tiếp đê.........
 
Hạng C
13/4/09
780
5
18
49
Dạ cám ơn nhiều
033102flo_1_prv.gif
, em copy lưu lại vào word ngay. Phải chi mấy chuyên mục của bác được Mod chuyển vào mục café xuyên việt thì hay quá. Hôm bữa bài Cuối tuần 888 Mẽo của bác em copy được 1 ít bây giờ kiếm để copy tiếp không thấy huhu, không biết bác có lưu lại không PM hoặc email cho em với.
 
Hạng D
23/10/04
2.240
2.286
113
Ở VN, gởi bank lãi 12% năm, sao không thấy ai vay tiền ở Nhật, Tây Âu nơi lãi suất lẹt đẹt cỡ 1% thôi mang sang VN gởi khỏe re ???
 
Hạng D
9/5/09
3.411
16.522
113
Daj cái này có mà bác. Thuật ngữ gọi là carry trade, nhưng mà em hổng thấy có ai làm ở VN một cách chính thức cả, vì VND không ổn định, nó mà mất giá 10% thì chênh lệch lãi suất cũng đem ra sông SG đổ rồi (còn làm lậu thì em hổng biết nha). NGười ta thường xài chiêu này với JPY và AUD vì chênh lêhcj lãi suất khá hấp dẫn (JPY thấp và AUD cao) và hai đồng tiền này khá ổn định (nếu arbitrage được thì làm luôn cái forward tỉ giá là ok liền), nhưng mà là chuyện trước đây thôi ah, gần đây JPY lên giá khá nhiều. :(
Ah, ngoài ra để làm carry trade này thì một yếu tố quan trọng là money must be freely in and out of the country, mà cái này thì VN ... chắc chắn hông có ... hehe
Tooi mơ tới một ngày....
 
VAF
Hạng B2
23/5/08
301
0
0
Tks bác Sanh vien giừ bài viết hay, VN không vỡ như Iceland nhưng cũng bị mẻ đúng không bác, vay 1 tỉ còn có 500 ah:(
 
Hạng D
9/5/09
3.411
16.522
113
sinhviengià nói:
Cầu cứu các khoản cứu trợ, IMF nhanh chóng cử đại diện tới để đề nghị giúp. Iceland từ chối. Họ muốn vay từ Nga và Đan mạch. Đến đây chắc chúng ta tự hỏi vì sao IMF tốt thế mà Iceland chê?

Nhưng VN khác Iceland. Iceland không có tài nguyên, khi vỡ nợ là họ không có nguồn tiền nào khác ngoài việc vay nóng. VN có tài nguyên, chưa sợ lắm.

Bác SVG này viết thâm thuý thật :) Túm cái váy lại là chúng ta có tài nguyên, nên các tín hiệu vỡ nợ như Iceland dù đã có nhưng chưa hiển hiện, em hiêu vậy đúng không bác?
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
lienthanhquyet nói:
Ở VN, gởi bank lãi 12% năm, sao không thấy ai vay tiền ở Nhật, Tây Âu nơi lãi suất lẹt đẹt cỡ 1% thôi mang sang VN gởi khỏe re ???

Tiền VN thì nói thật, bèo lắm. Ngay như mấy tổ chức đầu tư mạo hiểm nó còn không thèm tấn công tiền tệ mà. Thật ra nói không thèm thì cũng không đúng, mà do NHNN quản lý chặt quá, tấn công khó ăn thua. Vả lại khi tấn công tiền tệ xảy ra, họ ăn là nhờ mức chênh lệch giữa tỷ giá VND/USD và phần trăm đồng tiền bị phá giá. Tỷ lệ chênh lệch 2 lãi xuất VND và USD cao quá, có khi còn cao hơn mức đồng tiền bị phá giá. Tấn công không khéo thì chết dở. Nhưng trước sau gì cũng sẽ có nguy cơ, vì VN không thể quản lý chặt mãi được.

Còn nói cho vay bằng USD thì theo tin mới đây là NHNN áp lãi suất trần cho các tổ chức cho vay bằng USD chỉ 1%. hồi xưa 3-4% gì đó. Chứng tỏ NHNN có động thái điều chỉnh mạnh thị trường ngoại tệ, chống đô la hóa thị trường.
@Bác VAF: số liệu tài chính VN bây giờ khá rồi, BTC cũng công khai chút đỉnh, ví dụ vay ODA bao nhiêu, trả lãi hằng năm bao nhiêu. (Chỉ dấu khoản dự trữ ngoại tệ, vì nó nhạy cảm)
Chẳng hạn năm 2010 ngân sách dự báo chi 3 tỷ 640 triệu USD để trả nợ. Trong khi chúng ta vay ODA hàng năm đâu khoảng 6-8 tỷ gì đó. Mà giải ngân thì không hết số này đâu. Coi như 1 nửa là dùng trả nợ rồi.
Điển hình mới đây Nhật cho vay 120 tỷ Yên, thực ra họ giao 100 tỷ, còn 20 tỷ trừ lãi của những khoản vay trước.
http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2010/01/3BA18244/

Các khoản vay này Nhật cũng lời lắm, vì kinh tế Nhật đi xuống, nhờ khoản vay này họ có thể bán công nghệ ra ngoài.
Chẳng hạn VN mà gật đầu vụ tàu cao tốc Bắc _Nam là Nhật mừng húm. Vì dự án này 50 tỷ USD. Nói là vốn vay nước ngoài, nhưng chắc cú Nhật sẽ chiếm phần nhiều. Bù lại Nhật sẽ đầu tư công nghệ, bán tàu, bán tư vấn, huấn luyện tay nghề...Gọi là service exports. Như người Mỹ họ thu hàng năm trên 300 tỷ nhờ các khỏan xuất khẩu chất xám như vậy.

Cái lợi nhất là khoản vay này VN không thể xù, do đó nó là khoản vay bảo đảm. Vì VN túng quá sẽ phải vay ở nơi khác mà trả lại cho Nhật. Hoặc bán tài nguyên, đào than hay gì đó... Đầu tư như vậy rất có lợi, lại còn mang tiếng tốt, hỗ trợ nước nghèo. Bảo đảm không bị dựt nợ như mua trái phiếu Mỹ.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
@Bác Rich-Giàu: Tín hiệu của VN cũng kha khá đấy bác, nhưng các quan lèo lái cũng tài tình. Em nhớ năm 2008 Morgan Stanley cũng có 1 báo cáo khả năng Vn bị phá giá tiền tệ, do các quỹ đầu tư tấn công vào. Tuy nhiên lúc đó VN rào kín các khả năng nên coi như qua khỏi.
Nhưng nguồn ngoại tệ hụt, phải vay ứng cứu nhiều nguồn. Do đó cái giá VN gánh cũng mệt lắm.
Vì kinh tế càng mở ra, nguy cơ càng nhiều. Ngặt nỗi kinh tế mình mở nhờ đầu tư công, chứ không phải nhờ tăng năng suất hay cải tiến công nghệ. Công nghệ xe của mình là điển hình đấy. Mà đầu tư công nhiều trong khi nguồn ngân sách hạn hẹp thì chúng ta bán tài nguyên (như dầu thô là khoảng 3 tỷ 400 triệu USD) và vay là chủ yếu.
Kinh tế càng lớn, nhiều tàu cao tốc, metro, sân bay thì vay hết. Sợ cái là quản lý không khéo thôi, chứ vay mà làm ra lời thì ok.
Nhiều nền kinh tế lớn như Argentina, Iceland, Hy Lạp, Thái, Indo, cả Hàn Quốc nửa...đều có thời liêu siêu. VN có bị cũng không ngạc nhiên, nhưng chỉ ngán bị rồi khó hồi phục như người ta, vì thân thể bệnh quá.

@Đố bác Lơ tìm ra rừng lúc này :D. Hồi xưa còn nhỏ em đi vài trăm thước là tới bìa rừng, vài năm sau đi mỏi cẳng chỉ thấy toàn cây mắc cở.
 
Status
Không mở trả lời sau này.