Vụ việc ở Đồng Tâm cũng như nhiều vụ việc tranh chấp đất đai khác đều bắt nguồn của chính sách quản lý đất đai và quy hoạch trường phái XHCN. Có thể chia nhỏ quản lý đất đai ở Đồng Tâm theo thành 4 giai đoạn như sau :
1. Giai đoạn 1 - từ năm 1975 đến năm 1987: chưa có Luật đất đai;
Chưa có luật đất đai, thích thì nhà nước thu hồi, đền bù thì cũng chỉ đền bù cho hợp tác xã, dân làm méo gì có quyền đòi hòi.
Ngày 14/4/1980, phó thủ tướng Đỗ Mười ký quyết định 113 TTg, giao cho
Bộ Quốc phòng 208 ha đất để làm sân bay Miếu Môn. Ngày 10/11/1981, UBND tỉnh Hà Sơn Bình (tên cũ) ra quyết định 386 QĐ/UB, tiến hành giao đất giai đoạn I, thu hồi khu đất 47,36 ha thuộc phía đông Đồng Sênh. Đổi lại, Hợp tác xã Đồng Tâm được đền bù 150.312,00 đồng. Khu đất 47,36ha đã thu hồi, đền bù năm 1981, thuộc quản lý của Bộ Tư lệnh công binh, và sau này thuộc Lữ Đoàn 28, Quân chủng phòng không, không quân.
Quá trình quản lý chỉ là cắm 16 mốc giới,
bên quân đội vẫn quản lý tốt 16 mốc giới này. Tuy nhiên xuất hiện cái
lỗ hổng to đùng - lòi ra cái gọi là khu đất phía tây của Đồng Sênh - mấu chốt tranh chấp ở đây. Dân thì thừa nhận là tây Đồng Sênh nằm trong quy hoạch nhưng chưa được thu hồi đền bù, vì thực tế dân vẫn canh tác bình thường, không ai đụng chạm can thiệp gì cả.
Méo biết ai đúng ai sai, dân thì nói đất HTX chưa thu hồi, nhà nước thì nói đất quốc phòng đã thu hồi - nhưng cả 2 bên đều tù mù không có bản đồ lận lựng để cãi.
2, Giai đoạn 2 - từ năm 1988 đến năm 1993: thực hiện theo Luật Đất đai 1987 - có cơ chế thu hồi đất nhưng không có cơ chế đền bù
Bản đồ chính quyền công bố bản đồ 1992 đương nhiên là vẽ tay - diện tích vẫn kiểu cộng trừ bằng tay bằng cách bò lên đó đo, nhưng mốc giới theo như công bố của chính quyền là vẫn còn tồn tại ngoài thực địa (??? vì google không thấy công bố ảnh hiện trường ).
Lỗ hổng giai đoạn 1 vẫn tiếp tục, đông Đồng Sênh vẫn là đất quốc phòng Lữ đoàn 28 ký hợp đồng cho dân canh tác, còn tây Đồng Sênh tiếp tục là đất nông nghiệp người dân Đồng Tâm
tự do canh tác - vãi cả lái là ở chỗ này đây. Như vậy thì từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 2 nhà nước méo có cái tờ giấy lận lưng nào là đã thu hồi đất của dân, dân cứ mặc nhiên khu đất phía tây Đồng Sênh đã nằm trong 'quy hoạch quốc phòng' từ 1981, nhưng chưa có quyết định thu hồi đền bù, thì họ cho đó vẫn là đất nông nghiệp.
Tiếu lâm cái diện tích 208 ha. Không biết khi nhận quản lý 16 mốc, bên quân đội có cho đo vẽ lại không ? Đơn vị quân đội vẫn quản lý 16 mốc và vẫn khẳng định méo mất miếng đất nào - Điều này đã chính được Lữ đoàn 28 lại có Thông báo số 961A/TB-LĐ ngày 23/10/2014 trả lời công dân tố cáo thực tế hiện nay đơn vị chỉ quản lý diện tích 208 ha được thể hiện trên đường bao 16 mốc giới . Cái này sẽ đề cập ở giai đoạn 4, tuy nhiên đến nay báo chí không thấy mặt mũi cái số 113/TTg ngày 14/4/1980 nhưng cứ tạm tin vậy đi
3. Giai đoạn 3- từ năm 1993 đến năm 2003: Thực hiện theo Luật Đất đai 1993 - có cơ chế đền bù nhưng cứ cái gì gọi là dự án thì thu hồi tuốt.
Luật đất đai 1993 có ưu việt là đất méo ai tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp sử dụng đất xác nhận nghiễm nhiên là được thừa nhận. Nhà nước có cái lý là đã vạch đường bao năm 1992, dân thì có cái lý là không có giao hay nhận vì cái tây Đồng Sênh. Nói chung là mọi thứ đều bình yên