RE: Vượt đèn đỏ, cái thú của người Việt
Bác nói nhiều điều rất chính xác, chắc khi đi đâu xa về VN bác cũng phải đứng trước những lựa chọn hàng ngày: lách luật hay là tôn trọng pháp luật
Tình trạng bất tuân PL ở VN hiện nay là hậu quả để lại của nhiều thập kỷ qua, khi chúng ta đã không "sống và làm việc theo PL", không có tinh thần thượng tôn PL. Cái này do nhiều lý do, một trong những lý do đó là PL đã không ra PL, nên người ta phải tìm cách lách luật để sống. Cái PL đó thực ra chỉ là những quy định bất cập, lỗi thời, kìm hãm sự phát triển khách quan, tự nhiên của XH. Để vươn lên sống sót thì tất nhiên người ta phải "lách luật". Và chỉ không lâu sau họ lại được minh chứng là đã làm đúng và được suy tôn thành anh hùng. Vậy là tỷ số 1-0 cho cho trường phái không tuân thủ PL, trong trường hợp này là tốt, nhưng nó lại làm tiền lệ xấu cho những hành vi vi phạm pháp luật.
Tâm lý và bản năng "bầy đàn" như bác phân tích cũng là nguyên nhân quan trọng. Rất ít người có thể giữ được bình tĩnh và tinh thần thượng tôn pháp luật khi thấy những người khác vi phạm mà không bị trừng trị, lại còn được thủ lợi hơn mình. Khi bị kẹt cứng xe dưới đường thì rất nhiều người cùng tìm cách phi lên hè đến mức hoảng loạn, bất luận trình độ học thức như TG bài báo trên đã phân tích. Không ai nghĩ là lao lên hè thì dù có đi thêm được 50 m nữa thì cũng sẽ lại kẹt, chỉ thấy người bên cạnh làm vậy thì ta cũng làm theo thôi.
Nếu muốn học tinh thần thượng tôn PL thì có lẽ chúng ta không cần phải đi đâu xa, có thể học ngay ở những đứa trẻ đã không lớn lên tại VN. Có thể nhận ra ngay những đứa này, con cái của những người Việt đẻ ra ở nước ngoài về thăm VN, thí dụ khi chúng ra phố. Tay chúng khư khư giữ những miếng rác nhỏ như là vỏ kẹo bánh, hoặc vỏ chuối chờ đến khi gặp thùng rác rồi mới ném vô. Trong khi trẻ em ở VN thì vứt toẹt ngay ra đường. Tại sao không khi cha mẹ và tất cả những người lớn khác đều làm điều đó một cách "vô tư" như vậy? ( http://vietnamnet.vn/xahoi/2007/10/751996/ )
Điều khó nhất bác đã nói ra: làm thế nào để khi tôn trọng PL thì con người ta lại thấy thoải mái, dễ chịu, không thấy có gì phải khiên cưỡng, ấm ức - và ngược lại, phải thấy ngượng ngùng, khổ sở khi phải làm một điều gì đó vi phạm PL. Tiếc rằng điều đó sẽ khó hoặc thậm chí không bao giờ có được thực sự ở VN cả trong vài chục năm nữa. Lý do tại sao thì có lẽ chúng ta không nên đi sâu thêm ở đây.
Bác nói nhiều điều rất chính xác, chắc khi đi đâu xa về VN bác cũng phải đứng trước những lựa chọn hàng ngày: lách luật hay là tôn trọng pháp luật
Tình trạng bất tuân PL ở VN hiện nay là hậu quả để lại của nhiều thập kỷ qua, khi chúng ta đã không "sống và làm việc theo PL", không có tinh thần thượng tôn PL. Cái này do nhiều lý do, một trong những lý do đó là PL đã không ra PL, nên người ta phải tìm cách lách luật để sống. Cái PL đó thực ra chỉ là những quy định bất cập, lỗi thời, kìm hãm sự phát triển khách quan, tự nhiên của XH. Để vươn lên sống sót thì tất nhiên người ta phải "lách luật". Và chỉ không lâu sau họ lại được minh chứng là đã làm đúng và được suy tôn thành anh hùng. Vậy là tỷ số 1-0 cho cho trường phái không tuân thủ PL, trong trường hợp này là tốt, nhưng nó lại làm tiền lệ xấu cho những hành vi vi phạm pháp luật.
Tâm lý và bản năng "bầy đàn" như bác phân tích cũng là nguyên nhân quan trọng. Rất ít người có thể giữ được bình tĩnh và tinh thần thượng tôn pháp luật khi thấy những người khác vi phạm mà không bị trừng trị, lại còn được thủ lợi hơn mình. Khi bị kẹt cứng xe dưới đường thì rất nhiều người cùng tìm cách phi lên hè đến mức hoảng loạn, bất luận trình độ học thức như TG bài báo trên đã phân tích. Không ai nghĩ là lao lên hè thì dù có đi thêm được 50 m nữa thì cũng sẽ lại kẹt, chỉ thấy người bên cạnh làm vậy thì ta cũng làm theo thôi.
Nếu muốn học tinh thần thượng tôn PL thì có lẽ chúng ta không cần phải đi đâu xa, có thể học ngay ở những đứa trẻ đã không lớn lên tại VN. Có thể nhận ra ngay những đứa này, con cái của những người Việt đẻ ra ở nước ngoài về thăm VN, thí dụ khi chúng ra phố. Tay chúng khư khư giữ những miếng rác nhỏ như là vỏ kẹo bánh, hoặc vỏ chuối chờ đến khi gặp thùng rác rồi mới ném vô. Trong khi trẻ em ở VN thì vứt toẹt ngay ra đường. Tại sao không khi cha mẹ và tất cả những người lớn khác đều làm điều đó một cách "vô tư" như vậy? ( http://vietnamnet.vn/xahoi/2007/10/751996/ )
Điều khó nhất bác đã nói ra: làm thế nào để khi tôn trọng PL thì con người ta lại thấy thoải mái, dễ chịu, không thấy có gì phải khiên cưỡng, ấm ức - và ngược lại, phải thấy ngượng ngùng, khổ sở khi phải làm một điều gì đó vi phạm PL. Tiếc rằng điều đó sẽ khó hoặc thậm chí không bao giờ có được thực sự ở VN cả trong vài chục năm nữa. Lý do tại sao thì có lẽ chúng ta không nên đi sâu thêm ở đây.