nói về đèn led em cũng mới gắn cho đèn pha cos xe.wagon.Lý do để lắp là vi đèn cũ sáng yếu mà làm hư 2 bộ công tắc rồi.Em mua led tam giác loại 1 giá 760 ngàn 1 cặp,về mất 2 giờ mới gắn được vào chóa vì cùng chân h4 nhưng vướng cái quạt gió phía sau nên phải giải được bài toán này.Sau đó lại gặp khó khi đèn led pha cos xài âm chung còn xe thì xài dương chung vậy lại mất mấy tiếng giải bài toán này.Kết quả là đi mua 4 cái rele 5 chân 12v hết 28 ngàn về lắp xong.Cảm nhận khoảng 10 ngày chạy đêm đèn sáng hơn bóng cũ nhiều mà vẫn thua xenon,khi lên pha máy không bị tăng vòng tua như cũ,
Nhân đây, với những hiểu biết ở mức rất cơ bản về LED nói riêng, điện - điện tử & linh kiện điện tử nói chung, em xin nhắc nhỏ (vâng, em chỉ dám nhắc nhỏ, không dám nhắc nhở) cho các bác nào muốn DIY các thiết bị -sản phẩm điện, hoặc nâng cấp thêm các tính năng nâng cao cho thiết bị dùng điện. Chúng ta nên hiểu rõ & hiểu đúng những gì chúng ta đang làm, nếu chưa rõ thì nên hỏi hoặc đọc nhiều tài liệu để có được những thông tin cần thiết, xin đừng tìm hiểu nữa vời để rồi tự huyễn hoặc mình (và cả những người khác mà họ chưa có điều kiện tìm hiểu) là mình đã hiểu rất rõ, là expert...
Lý do em nói điều này rất chi là đơn giản: Điện (thiết bị dùng điện, thiết bị truyền dẫn - chuyển đổi điện) kể cả điện tử (tức là "điện con", "điện nhỏ"), trong 1 số trường hợp, là 1 trong những nguồn gây nguy hiểm cho con người, tài sản.
Thiết bị điện tử ít khi gây giật điện trực tiếp, nhưng nó có thể nổ (pin, tụ điện, cuộn dây, IC...), ngắn mạch làm nóng, cháy, tạo tia lửa điện (là nguồn gây cháy) nếu gặp điều kiện thuận lợi. Ở mức độ đơn giản nhất thì nó có thể tự hư hỏng, có thể có ảnh hưởng đến các thiết bị dùng điện xung quanh (hết pin, hỏng bình ắc-qui, cháy cầu chì, gây nhiễu hệ thống...)
Một sản phẩm dùng điện phải đảm bảo trước tiên là thiết kế an toàn cho người dùng và cho bản thân thiết bị đó. Sau đó mới đến các tính năng hoạt động theo yêu cầu của người thiết kế, người sử dụng. Một sơ suất nhỏ có thể gây hậu quả khôn lường, nhất là chúng ta chẳng ai bằng mắt thường mà thấy được cái "thằng điên nặng" nó chạy như thế nào để biết mà né khi nó chạy bậy!
Em đã đọc nhiều bài viết của pác CXX, thấy pác bỏ rất nhiều công sức để DIY chiếc xe cưng của pác, rồi cũng mất nhiều thời gian, công sức để edit & post bài lên forum cho mọi người học hỏi, nhất là các bài độ đèn LED. Có nhiều người theo dõi các dự án của pác, ai nấy đều thấy khâm phục khả năng của pác (có khi em cũng thía), thế nhưng không may (hay may???) là không mấy người làm theo DIY của pác.
Ở đây em xin bình luận tí về cách độ đèn LED của bác. Em thích cách pác chăm chút các chi tiết nhựa, cơ khí để có những thành phẩm bắt mắt, nhưng về phần điện thì rất có vấn đề. Nó không hoàn toàn an toàn & hiệu quả (và do không hiệu quả nên nó không an toàn).
Về phương diện kỹ thuật, không mấy ai dùng điện trở để hạn dòng và hạn áp cho LED công suất (mid-power LED công suất 0.5W trở lên & hi-power LED từ 1W trở lên). Có chăng người ta chỉ dùng điện trở để hạn áp cho LED tín hiệu (công suất LED từ vài đến vài chục mW, dòng điện cũng chỉ cỡ một vài chục mA). Bác dùng điện trở công suất lớn để chịu đc dòng lớn, nhưng nhiệt lượng nó phát ra thì cũng cao cao, bác nhỉ.
Cũng về phương diện kỹ thuật, chẳng mấy ai lái LED công suất bằng nguồn áp, người ta lái nó bằng nguồn dòng (LED current driver). Mà kể cả chuối đến mức xài nguồn áp DC/DC để cấp nguồn cho LED thì cũng chẳng ai dùng điện trở mắc nối tiếp với LED để giảm điện áp rơi trên LED.
Dùng LED để giảm tổn hao năng lượng do toả nhiệt (so với bóng đèn sợi đốt như bóng halogen trên xe hơi), thế mà lại lắp thêm vài chú điện trở (ai cũng biết điện trở chuyển điện năng thành nhiệt năng), làm mất hết phần lớn ý nghĩa của việc dùng LED. Nếu bác nào thắc mắc nó làm mất bao nhiêu công suất vô ích thì em có thể mày mò tính cho các bác tham khảo. Chưa thấy sách nào hướng dẫn chỉ dùng điện trở thông thường có thể ổn dòng, ổn áp cho tải LED cả. Mà mấy cái điện trở này lại nối trực tiếp với dây điện, theo nguyên tắc kim loại dẫn điện tốt hơn phi kim và không khí, nhiệt độ sẽ truyền ra dây điện trước tiên và ảnh hưởng tới lớp vỏ nhựa cách điện dây dẫn (trước khi cái tản nhiệt có thể thải được nhiệt ra môi trường không khí, sau khi nhiệt xuyên qua lớp vỏ ceramic của điện trở công suất). Cái bóng halogen kia tuy nó nóng thật là nóng nhưng nó tiếp xúc với đui đèn (lamp holder) là cái vật kim loại có diện tích bề mặt tương đối lớn, trước khi tiếp xúc với dây dẫn.
Đó là chỉ mới nói về cách ứng dụng điện trở 1 cách khá "thô bạo", gây tổn hao năng lượng và có thể (em chỉ nói là có thể thôi nhé) gây ra nguy hiểm. Còn lại hàng loạt các vấn đề khác về LED lighting mà nếu nói ra rất dài dòng và không phù hợp với nhu cầu của hầu hết các anh em trên diễn đàn này.
Nếu chỉ dừng ở mức - như trên diễn đàn này mọi người thường nói vui với nhau - "em yêu khoa học" thì có thể những mày mò của bác có thể tạm chấp nhận được, theo kiểu "tôi đã làm cho cái đèn LED này sáng được". Còn nếu xem xét như 1 thành quả sáng tạo KHKT nghiêm túc thì em xin thẳng thắn là không thể đạt được, chứ chưa nói đến mức độ là 1 sản phẩm có thể phổ biến rộng rãi hoặc đem ra thương mại. Ở VN, không ai bắt chúng ta muốn DIY phải đạt đến trình độ này trình độ kia, sản phẩm DIY không ai bắt phải đạt chứng chỉ này, tiêu chuẩn nọ, thế nhưng những gì là an toàn tối thiểu (cho bản thân mình, gia đình mình & tài sản của mình) thì cũng nên chú trọng.
Em không ưa hàng nội địa TQ, vì họ chỉ nhăm nhăm sản xuất những sản phẩm mà chạy được là được, và để sản phẩm làm ra nhanh - nhiều - rẻ, họ hầu như không quan tâm đến chất lượng lâu dài của sản phẩm, an toàn của người sử dụng (có sản phẩm 1 cái cầu chì chừng 1 vài cent họ cũng cắt bớt). Còn các vấn đề về hiệu suất, các chế độ bảo vệ, các chứng chỉ kỹ thuật, an toàn môi trường... có vẻ hơi xa xỉ.
Em thì là em rất ngại các anh em kỹ sư điện - điện tử VN cứ quen kiểu "góc sáng tạo" rồi cứ tưởng (và khăng khăng cho rằng) thế mới là tốt, là độc, là rẻ, là phù hợp với yêu cầu của người sử dụng VN, là cạnh tranh so với hàng TQ!
Đã thế, lại còn thích khoe, nhưng lại chẳng bao giờ khoe tất, lúc nào cũng khư khư giấu chỗ nào đó rồi "giấu như mèo giấu cứt", cứ tưởng thế giới chỉ mình mình nắm bí kíp. Hic!
Lý do em nói điều này rất chi là đơn giản: Điện (thiết bị dùng điện, thiết bị truyền dẫn - chuyển đổi điện) kể cả điện tử (tức là "điện con", "điện nhỏ"), trong 1 số trường hợp, là 1 trong những nguồn gây nguy hiểm cho con người, tài sản.
Thiết bị điện tử ít khi gây giật điện trực tiếp, nhưng nó có thể nổ (pin, tụ điện, cuộn dây, IC...), ngắn mạch làm nóng, cháy, tạo tia lửa điện (là nguồn gây cháy) nếu gặp điều kiện thuận lợi. Ở mức độ đơn giản nhất thì nó có thể tự hư hỏng, có thể có ảnh hưởng đến các thiết bị dùng điện xung quanh (hết pin, hỏng bình ắc-qui, cháy cầu chì, gây nhiễu hệ thống...)
Một sản phẩm dùng điện phải đảm bảo trước tiên là thiết kế an toàn cho người dùng và cho bản thân thiết bị đó. Sau đó mới đến các tính năng hoạt động theo yêu cầu của người thiết kế, người sử dụng. Một sơ suất nhỏ có thể gây hậu quả khôn lường, nhất là chúng ta chẳng ai bằng mắt thường mà thấy được cái "thằng điên nặng" nó chạy như thế nào để biết mà né khi nó chạy bậy!
Em đã đọc nhiều bài viết của pác CXX, thấy pác bỏ rất nhiều công sức để DIY chiếc xe cưng của pác, rồi cũng mất nhiều thời gian, công sức để edit & post bài lên forum cho mọi người học hỏi, nhất là các bài độ đèn LED. Có nhiều người theo dõi các dự án của pác, ai nấy đều thấy khâm phục khả năng của pác (có khi em cũng thía), thế nhưng không may (hay may???) là không mấy người làm theo DIY của pác.
Ở đây em xin bình luận tí về cách độ đèn LED của bác. Em thích cách pác chăm chút các chi tiết nhựa, cơ khí để có những thành phẩm bắt mắt, nhưng về phần điện thì rất có vấn đề. Nó không hoàn toàn an toàn & hiệu quả (và do không hiệu quả nên nó không an toàn).
Về phương diện kỹ thuật, không mấy ai dùng điện trở để hạn dòng và hạn áp cho LED công suất (mid-power LED công suất 0.5W trở lên & hi-power LED từ 1W trở lên). Có chăng người ta chỉ dùng điện trở để hạn áp cho LED tín hiệu (công suất LED từ vài đến vài chục mW, dòng điện cũng chỉ cỡ một vài chục mA). Bác dùng điện trở công suất lớn để chịu đc dòng lớn, nhưng nhiệt lượng nó phát ra thì cũng cao cao, bác nhỉ.
Cũng về phương diện kỹ thuật, chẳng mấy ai lái LED công suất bằng nguồn áp, người ta lái nó bằng nguồn dòng (LED current driver). Mà kể cả chuối đến mức xài nguồn áp DC/DC để cấp nguồn cho LED thì cũng chẳng ai dùng điện trở mắc nối tiếp với LED để giảm điện áp rơi trên LED.
Dùng LED để giảm tổn hao năng lượng do toả nhiệt (so với bóng đèn sợi đốt như bóng halogen trên xe hơi), thế mà lại lắp thêm vài chú điện trở (ai cũng biết điện trở chuyển điện năng thành nhiệt năng), làm mất hết phần lớn ý nghĩa của việc dùng LED. Nếu bác nào thắc mắc nó làm mất bao nhiêu công suất vô ích thì em có thể mày mò tính cho các bác tham khảo. Chưa thấy sách nào hướng dẫn chỉ dùng điện trở thông thường có thể ổn dòng, ổn áp cho tải LED cả. Mà mấy cái điện trở này lại nối trực tiếp với dây điện, theo nguyên tắc kim loại dẫn điện tốt hơn phi kim và không khí, nhiệt độ sẽ truyền ra dây điện trước tiên và ảnh hưởng tới lớp vỏ nhựa cách điện dây dẫn (trước khi cái tản nhiệt có thể thải được nhiệt ra môi trường không khí, sau khi nhiệt xuyên qua lớp vỏ ceramic của điện trở công suất). Cái bóng halogen kia tuy nó nóng thật là nóng nhưng nó tiếp xúc với đui đèn (lamp holder) là cái vật kim loại có diện tích bề mặt tương đối lớn, trước khi tiếp xúc với dây dẫn.
Đó là chỉ mới nói về cách ứng dụng điện trở 1 cách khá "thô bạo", gây tổn hao năng lượng và có thể (em chỉ nói là có thể thôi nhé) gây ra nguy hiểm. Còn lại hàng loạt các vấn đề khác về LED lighting mà nếu nói ra rất dài dòng và không phù hợp với nhu cầu của hầu hết các anh em trên diễn đàn này.
Nếu chỉ dừng ở mức - như trên diễn đàn này mọi người thường nói vui với nhau - "em yêu khoa học" thì có thể những mày mò của bác có thể tạm chấp nhận được, theo kiểu "tôi đã làm cho cái đèn LED này sáng được". Còn nếu xem xét như 1 thành quả sáng tạo KHKT nghiêm túc thì em xin thẳng thắn là không thể đạt được, chứ chưa nói đến mức độ là 1 sản phẩm có thể phổ biến rộng rãi hoặc đem ra thương mại. Ở VN, không ai bắt chúng ta muốn DIY phải đạt đến trình độ này trình độ kia, sản phẩm DIY không ai bắt phải đạt chứng chỉ này, tiêu chuẩn nọ, thế nhưng những gì là an toàn tối thiểu (cho bản thân mình, gia đình mình & tài sản của mình) thì cũng nên chú trọng.
Em không ưa hàng nội địa TQ, vì họ chỉ nhăm nhăm sản xuất những sản phẩm mà chạy được là được, và để sản phẩm làm ra nhanh - nhiều - rẻ, họ hầu như không quan tâm đến chất lượng lâu dài của sản phẩm, an toàn của người sử dụng (có sản phẩm 1 cái cầu chì chừng 1 vài cent họ cũng cắt bớt). Còn các vấn đề về hiệu suất, các chế độ bảo vệ, các chứng chỉ kỹ thuật, an toàn môi trường... có vẻ hơi xa xỉ.
Em thì là em rất ngại các anh em kỹ sư điện - điện tử VN cứ quen kiểu "góc sáng tạo" rồi cứ tưởng (và khăng khăng cho rằng) thế mới là tốt, là độc, là rẻ, là phù hợp với yêu cầu của người sử dụng VN, là cạnh tranh so với hàng TQ!
Đã thế, lại còn thích khoe, nhưng lại chẳng bao giờ khoe tất, lúc nào cũng khư khư giấu chỗ nào đó rồi "giấu như mèo giấu cứt", cứ tưởng thế giới chỉ mình mình nắm bí kíp. Hic!
Chỉnh sửa cuối:
Bác nên qua bên này để bàn về điện tử và mạch
http://www.dientuvietnam.net/forums/cac-mach-dien-ung-dung-69/
http://www.dientuvietnam.net/forums/cac-mach-dien-ung-dung-69/
Bác nên qua bên này để bàn về điện tử và mạch
http://www.dientuvietnam.net/forums/cac-mach-dien-ung-dung-69/
Vâng, biết forum này khg chuyên về điện tử thế nên em mới chỉ dừng ở tổng quát chứ không nói sâu hơn nữa.
Anyway, cảm ơn bác nhiều vì đã quan tâm đến forum mà bên em thgia sáng lập & làm admin (ngoài ra bên em còn forum picvietnam nữa bác ạ).
Mưa bão mà đúng chừng mực thì có lợi chứ ko hại đâu bác, thường thì sau mưa bão mọi thứ sẽ phát triễn tốt hơn nhé.
Ps: bác đã trị cái vụ máy lạnh được chưa? bác chia sẽ thêm cho Ae đi.
Em ở Bình Dương, đi làm cả ngày thứ 7 nên cũng hơi bận rộn anh Phuccao, nên em chưa làm gì được.
Theo lời bác danhhuynh thì chắc xe em có thể hết gas, chắc em phải tìm thợ máy lạnh để trị rồi. Em sẽ cập nhật sau khi gặp thợ.
Mấy bác cho em hỏi mấy con chuột cửa nếu lên xuống không đều thì mình có thể trị được không ah? Xe cỏ cơ mà lắm bệnh thế không biết....hj hj.....
Chuột cửa cái đầu lên xuống mạnh, cái thứ thứ 2 thì chỉ nhúc nhích nhẹ là Bt...................Em ở Bình Dương, đi làm cả ngày thứ 7 nên cũng hơi bận rộn anh Phuccao, nên em chưa làm gì được.
Theo lời bác danhhuynh thì chắc xe em có thể hết gas, chắc em phải tìm thợ máy lạnh để trị rồi. Em sẽ cập nhật sau khi gặp thợ.
Mấy bác cho em hỏi mấy con chuột cửa nếu lên xuống không đều thì mình có thể trị được không ah? Xe cỏ cơ mà lắm bệnh thế không biết....hj hj.....
Bt = bó tay hi..hi mình tháo ra vệ sinh cái motor nhỏ xíu ở trong rồi, than còn tốt xong lắp lại vẫn vậy nên Bt cuối cùng phải mua cái khác thay thế thì mới lắp khóa cửa bằng remote được. Do lõi dây gần cháy (nám đen) nên yếu ko biết là có quấn lại được ko.
Mình nhờ bác vnscooter đó bác.Giờ em mới biết chuột có motor....ka ka
Em cũng lắp remote xong, rồi cũng Bt giống vậy luôn.
Bác phuccao mua ở đâu chỉ dùm em...nay về SG lấy đầu HD mà không biết để đi kiếm.
Đúng vậy PC bị vài lần khóa cửa nó cứ lưng lững mém mất xe luôn á! giận về tháo banh ta long ra mèn ơi! ở trong có cái motor nhỏ xíu chạy 2 chiều xuôi ngược để chốt cửa nó to bằng 1 lóng tay của ngón cái bác đó.hi...hi
Em có cái Mygica 1200 cũng nhỏ nhỏ, sẽ nghiên cứu từ từ. Loại này thì ổ cứng rời ở ngoài. Còn 1 cái Hd Life V5 thì to hơn, ổ cứng gắn trong... Hai cái này cái nào em xài cũng ổn...Nghe đâu chỉ có DuneHD lắp lên xe là ổn nhức! đó bác