Em vừa thay cái bơm xăng, dù thợ đo áp lực của bơm vẫn bình thường. Nhưng do sử dụng quá lâu nên vừa rồi thay lọc nên tiện tay thay luôn bơm!
Nhìn cái bơm nằm trong bình xăng chứa tới 60 - 70 lít xăng tự nhiên em thấy lo lo bởi nơi cái bơm có dấu + và -, nghĩa là có xài điện! Và xăng có dẫn điện không?
Bác nào rành khuyên dùm em 1 cái là: nó có an toàn không dù rằng cực dương và cực âm của bình ắc quy chạy lòng thòng vô tút trong bình xăng và ngập ngụa trong xăng.
Giả sử trong 1 tình huống oái ăm nào đó (xác suất rất rất thấp) cọng dây dương và cọng dây âm trong bình xăng cọ quẹt lâu ngày tróc ra và chạm vào nhau thì có sinh tia lửa điện không vậy?
Lúc đó thì sao ta???
Sau khi tổng hợp Mod edit lại nội dung trả lời cho câu hỏi
xăng có dẫn điện không?
Đặc điểm của xăng dầu
Xăng dầu là chất dễ cháy, khi tích trữ trong gia đình không thể tránh được việc tiếp xúc với các nguồn lửa, nguồn nhiệt hay các tia lửa điện, sẽ rất dễ gây cháy, nổ, mất an toàn cho gia đình và khu dân cư.
Xăng dầu là các chất rất dễ bay hơi, dễ khuếch tán vào không khí, tạo thành hỗn hợp nguy hiểm cháy, nổ khi bắt gặp nguồn lửa, nguồn nhiệt. Do đó, khi tích trữ xăng dầu trong gia đình sau một thời gian, chất lượng xăng dầu sẽ giảm sút, chưa kể đến việc rất dễ gây cháy, nổ.
Xăng có dẫn điện không?
Xăng dầu là chất không dẫn điện, nhưng có khả năng phát sinh tĩnh điện. Trong quá trình các bác tự bơm, rót, vận chuyển tại gia đình, xăng dầu bị xáo trộn, các phần tử xăng dầu ma sát với nhau và ma sát với thành thiết bị (thành ống, vỏ thiết bị chứa) sinh ra tĩnh điện, các điện tích này tích tụ đến một điện thế đủ lớn (300V) sẽ gây ra hiện tượng phóng tia lửa điện gây cháy hỗn hợp hơi xăng, dầu.
Bên cạnh đó, khi tích trữ xăng dầu trong nhà, không tránh khỏi sự rò rỉ hơi xăng dầu. Lượng hơi này chứa các chất ảnh hưởng đến hệ thần kinh con người, gây đau đầu, chóng mặt, nôn mửa, bất tỉnh, thậm chí nếu tiếp xúc trong thời gian dài còn có thể gây tử vong, do đó không nên tích trữ trong các hộ gia đình.
Lưu ý đối với việc tích trữ xăng dầu
Lưu trữ xăng dầu tại các vị trí thoáng gió, có mái che, tránh ánh nắng trực tiếp. Không lưu trữ trong các phòng kín, các phòng tại khu vực tầng hầm, nhà kho, khu vực ngủ nghỉ của gia đình.
Xăng dầu phải được bảo quản trong các dụng cụ, bình chứa đảm bảo độ kín, không phát sinh nhiệt, tia lửa điện, không được bảo quản lẫn lộn xăng dầu với các hóa chất, vật liệu dễ cháy khác. Không để xăng dầu gần các tác nhân sinh nhiệt, sinh lửa, các dụng cụ dễ phát sinh ra tia lửa điện như: cầu dao, cầu chì, attomat,...
Không tiến hành hàn, cắt kim loại, thắp hương, đun nấu, hút thuốc tại khu vực lưu trữ xăng dầu. Không dùng bật lửa, ngọn lửa trần để soi, kiểm tra lượng xăng dầu. Khi bơm, rót cần sử dụng các vòi chứa, phễu bằng chất liệu nhựa để hạn chế mức thấp nhất sự ma sát gây phát sinh ra tia lửa điện.
Trong quá trình bảo quản cũng như sử dụng, khuyến cáo giới hạn thể tích tối đa của xăng dầu từ 90-95% dung tích vật chứa để đảm bảo sự giãn nở về thể tích của xăng dầu. Tuyệt đối không được sử dụng xăng dầu và mục đích thắp đèn, đun nấu thay cho dầu hỏa.
Phải trang bị, bố trí các bình chữa cháy xách tay, chăn chiên hay các dụng cụ phương tiện phục vụ chữa cháy tại khu vực lưu trữ xăng dầu để kịp thời xử lý các tình huống sự cố cháy nổ xảy ra. Thường xuyên nhắc nhở các thành viên trong gia đình các kiến nghị, khuyến cáo trên để đảm bảo an toàn PCCC.
Khi có sự cố cháy, nổ xảy ra, đồng thời với việc tổ chức chữa cháy phải lập tức báo cháy cho lực lượng Cảnh sát PCCC (qua số điện thoại 114), báo cho chính quyền hoặc Công an nơi gần nhất.