Thảo Luận Chung Xăng E5, vì sao khó bán?

Hạng F
Thành viên BQT
8/6/16
5.627
12.531
113
Sài Gòn
Xăng E5, vì sao khó bán?

Đến thời điểm này thực tế thị trường cho thấy cả người tiêu dùng và bán lẻ đều không 'mặn' với xăng sinh học E5. [pagebreak][/pagebreak]

Theo chỉ đạo của Chính phủ, từ 1.1.2018, xăng RON 92 sẽ bị “khai tử” và được thay thế hoàn toàn bằng xăng sinh học E5. Thế nhưng, đến thời điểm này thực tế thị trường cho thấy cả người tiêu dùng và bán lẻ đều không “mặn” với mặt hàng này.
Trước khi bắt buộc triển khai đồng loạt trên toàn quốc, từ tháng 12.2014, xăng sinh học E5 (được phối trộn từ 5% cồn sinh học ethanol và 95% xăng thông thường RON 92) đã được bán tại 7 địa phương: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, TP.HCM, Bà Rịa-Vũng Tàu và Cần Thơ. Trong hội thảo về xăng E5 do Bộ Công thương tổ chức hôm qua (17.10) tại Hà Nội, nhiều vấn đề đã được nêu ra, cho thấy còn không ít nỗi lo từ cả cơ quan quản lý, doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng trước giờ “G”.
"Ông lớn" sẵn sàng
Báo cáo tại hội thảo, Hiệp hội Nhiên liệu sinh học dẫn tính toán của Bộ Công thương cho hay, để thực hiện chủ trương này, trong năm 2018, cả nước sẽ cần khoảng 5,5 triệu m3 xăng E5, tương đương cần 275.000 m3 E100 để phối trộn. Với công suất thiết kế từ 6 nhà máy nhiên liệu sinh học hiện tại (gồm Nhà máy cồn Đồng Nai, Nhà máy cồn Quảng Nam, Nhà máy cồn Dung Quất, Nhà máy cồn Bình Phước, Nhà máy cồn Kon Tum và Nhà máy cồn Đại Việt) có thể cung cấp 520.800 m3/năm. Trong đó, nếu lấy thời điểm 1.1.2018 làm mốc thì chắc chắn có 4 nhà máy cồn có thể cung cấp được E100 (gồm Đồng Nai, Quảng Nam, Dung Quất và Bình Phước) với tổng công suất thực là 384.000 m3/năm. Như vậy, nhu cầu E100 để phối trộn là hoàn toàn đảm bảo được.
Để chuẩn bị cho việc thay thế xăng RON 92, những “ông lớn” như Tập đoàn xăng dầu VN (Petrolimex) hay Tổng công ty dầu VN (PVOil, thuộc Tập đoàn dầu khí VN) cũng đã có những bước đi cụ thể. Ông Trần Ngọc Năm, Phó tổng giám đốc Petrolimex, cho hay doanh nghiệp (DN) đặt mục tiêu triển khai xăng E5 đồng loạt trên toàn hệ thống phân phối của mình kể từ ngày 1.12.2017. "Đối với các đơn vị đã có sẵn trạm phối trộn như Công ty xăng dầu KV1, KV2, KV3, KV5 và Tây Nam bộ, chúng tôi sẽ triển khai ngay việc chuyển sang kinh doanh xăng E5 thay thế toàn bộ xăng RON 92 xong trong tháng 11.2017 và khuyến khích các đơn vị khác chuyển đổi sớm hơn theo lộ trình", ông Năm nói. Cùng với hệ thống 5 trạm phối trộn đã triển khai, Petrolimex cho hay sẽ có thêm 3 điểm phối trộn đầu mối khác là Tổng kho xăng dầu Nhà Bè, kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong và kho xăng dầu K130 Quảng Ninh.
Trong báo cáo gửi tới hội thảo, Sở Công thương TP.HCM cho biết tổng sản lượng tiêu thụ xăng dầu trên địa bàn TP bình quân ước đạt 130.100 m3/tháng. Hiện TP có 33 DN đầu mối, tổng đại lý phân phối xăng dầu, trong đó 3 đơn vị chủ lực phối chế và cung ứng xăng sinh học E5 là PVOil, Công ty TNHH MTV dầu khí TP và Công ty xăng dầu KV2 với tổng sản lượng có thể cấp ra lên tới gần 170.000 m3/tháng. Báo cáo cũng cho hay, tính đến hết tháng 8 vừa qua, TP có 240/533 cửa hàng xăng dầu tham gia phân phối xăng sinh học E5 (tỷ lệ 45%), với sản lượng tiêu thụ bình quân đạt 8.053 m3/tháng, chiếm 6,2% tổng sản lượng tiêu thụ xăng dầu trên địa bàn.
Nguy cơ người dùng chuyển sang xăng RON 95
Tuy nhiên, theo Sở Công thương TP.HCM, lượng tiêu thụ đang có chiều hướng giảm dần và nếu so với thời điểm tháng 10.2016 thì đã giảm 3,3%, do người tiêu dùng không có thói quen chuyển qua tiêu dùng xăng E5. "Sản lượng tiêu thụ của các cửa hàng kinh doanh xăng E5 chậm, tồn kho nhiều ngày, tỷ lệ hao hụt rất cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận của DN. Đã có một số đơn vị đề nghị tạm ngừng kinh doanh xăng E5 do sản lượng bán ra thấp, mức chiết khấu không cao, không bù đắp được chi phí của cửa hàng", báo cáo của Sở Công thương TP.HCM viết.
Sở Công thương TP.HCM cũng cho rằng hiện giá thành xăng sinh học E5 còn cao. Mặt khác, gần 1 năm qua, giá xăng dầu trên thế giới đang ổn định và có xu hướng giảm, nhiều DN kinh doanh xăng dầu đẩy mạnh nhập khẩu dự trữ, xuất kho tiêu thụ xăng RON 92, RON 95 hiệu quả hơn so với việc tiêu thụ xăng E5.
Ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu VN, nhận xét dù đang được bán song song với xăng khoáng, tuy nhiên người tiêu dùng vẫn chưa thật sự mặn mà với xăng E5 khi tỷ lệ tiêu thụ trên thị trường mới chỉ chiếm 9% thị phần. “Việc thay đổi tập quán và nhận thức của người tiêu dùng đối với xăng E5 vẫn là một vấn đề nan giải”, ông Ruệ nhìn nhận và cho rằng việc “khai tử” hoàn toàn xăng RON 92 để thay bằng xăng E5 từ 1.1.2018 sẽ buộc người tiêu dùng phần nào chấp nhận chuyển sang dùng loại nhiên liệu này. "Tuy nhiên, sẽ không tránh khỏi việc một bộ phận người dùng chuyển hẳn sang dùng xăng RON 95, nhất là người đi ô tô", ông Ruệ nói.
Xăng E5, vì sao khó bán?
Cần giảm giá bán
Vì sao xăng E5 không hấp dẫn người dùng? Hầu hết các ý kiến đều cho rằng nguyên nhân quan trọng nhất là giá xăng E5 kém cạnh tranh. Trong khi đó, lợi nhuận mang lại từ kinh doanh E5 cũng không lớn hơn xăng khoáng nên DN chần chừ không đẩy mạnh tiêu thụ. Sở Công thương TP.HCM dẫn chứng, chênh lệch giá bán giữa xăng sinh học E5
chỉ thấp hơn RON 92 là 230 đồng/lít. Còn tỷ lệ chiết khấu mà DN được hưởng với xăng E5 từ 1.000 - 1.600 đồng/lít, cũng thấp hơn xăng khoáng 280 đồng/lít. "Điều này không thật sự hấp dẫn để DN kinh doanh xăng dầu tự giác chuyển đổi cũng như chưa khuyến khích sử dụng với người tiêu dùng", báo cáo của Sở Công thương TP.HCM nhận định.
Từ đó, Sở Công thương TP.HCM kiến nghị, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ ngành nghiên cứu chính sách, cơ chế hỗ trợ, chính sách giảm thuế, miễn thuế tiêu thụ đặc biệt (hiện nay DN phải đóng 10% đối với xăng khoáng và 8% đối với xăng E5)... để giảm giá bán xăng E5 xuống thấp hơn giá bán xăng khoáng A92 khoảng 1.000 - 2.000 đồng/lít; hỗ trợ một phần chi phí pha chế, sản xuất, lưu thông, bảo quản xăng E5 nhằm giảm áp lực, khó khăn của các DN. Cùng với đó, cần khuyến khích, vận động các DN đầu mối, tổng đại lý có chính sách hỗ trợ các đại lý, cửa hàng đăng ký phân phối xăng E5, tăng tỷ lệ chiết khấu hoa hồng từ 1.500 - 2.000 đồng/lít. "Về chính sách hoa hồng, các đại lý bán lẻ xăng dầu khi tiếp nhận và phân phối xăng E5 - Ron 92 nên được hưởng mức hoa hồng cao hơn 200 đồng/lít so với mức hoa hồng khi kinh doanh mặt hàng xăng truyền thống", ông Trần Phước Hiền, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Quảng Ngãi, kiến nghị cụ thể hơn.
Xăng E5, vì sao khó bán?
[xtable=skin1]
{tbody}
{tr}
{td}
Phù hợp với các loại động cơ xăng
Ở góc nhìn của người tiêu dùng, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng VN, cho rằng xăng khoáng là nhiên liệu truyền thống, đã được kiểm nghiệm qua thời gian và thói quen người dân. Trong khi hiểu biết của người dân với xăng E5 còn hạn chế nên việc thay đổi thói quen là một thách thức. Cùng với đó, nhiều người tiêu dùng còn băn khoăn xăng E5 có gây hại cho động cơ và gây ra các tác động không mong muốn...
Giải đáp thắc mắc của ông Hùng, PGS Phạm Hữu Tuyến, Viện Cơ khí động lực (ĐH Bách khoa Hà Nội), cho biết ông và các đồng sự đã có nhiều thử nghiệm trên cả xe ô tô lẫn xe máy, ở từng loại gia tốc khác nhau, trong tình trạng có tải, không tải… Kết quả thử nghiệm cho thấy nhiên liệu E5 hoàn toàn có thể dùng an toàn trên động cơ xăng đang lưu hành ở VN mà không cần phải thay đổi kết cấu hay vật liệu chi tiết.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable=skin1]
{tbody}
{tr}
{td}
[xtable=skin1|cellpadding:0|cellspacing:0|bcenter]
{tbody}
{tr}
{td=left}

Tiêu thụ kém vì ít tuyên truyền

Chiều 17.10, quan sát tại một số cây xăng có bán xăng E5 trên địa bàn TP.HCM cho thấy, đa số cả người bán lẫn người mua đều không “mặn” với sản phẩm này.

Tại cây xăng trên đường Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM), dù trời mưa lớn nhưng cả 20 lượt người vào đổ xăng tại đây lúc khoảng 14 giờ không có ai mua E5. Chị Phan Minh Hà, đang đổ xăng cho xe máy, cho biết chị từng “đổ thử” xăng E5 đôi ba lần, nhưng sau nghe bạn bè nói xe máy không nên dùng nhiều loại xăng sẽ nhanh hỏng nên ngưng. “Không phải cây xăng nào cũng có xăng E5 nên thôi không thử nữa, vì đổ lẫn lộn các thứ tôi nghĩ không tốt”, chị Hà nói. Còn tại một cửa hàng xăng trên đường Lý Thường Kiệt (Q.10), nhân viên cây xăng tên Tuấn cho biết: “Số người mua xăng E5 trong một ngày chắc chỉ đếm trên đầu ngón tay. Không có thói quen hoặc họ không biết có sản phẩm đó hay sao mà không nghe ai hỏi để mua”.

Ngoài thói quen, giá xăng E5 cũng được người tiêu dùng đặc biệt quan tâm. Tại cây xăng trên đường Lý Thường Kiệt, anh Nguyễn Tuấn Long, chạy Grabbike, nhận xét: “Trong khi chất lượng xăng E5 vẫn còn quá nhiều thông tin về tính an toàn cho máy móc, thì giá xăng E5 thực sự chưa hấp dẫn lắm. Chỉ rẻ hơn vài trăm đồng chưa đủ để người tiêu dùng “đánh đổi” chuyển qua sử dụng một sản phẩm như vậy”. Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, giá xăng A92-E5 bán tại cây xăng trên đường Bùi Thị Xuân là 17.730 đồng/lít trong khi giá xăng A92 là 17.990 đồng/lít, chênh nhau chỉ 260 đồng.

Theo chuyên gia năng lượng Khương Quang Đồng (Pháp), tại Pháp và nhiều nước phát triển châu Âu, Mỹ, hiện đã triển khai xăng sinh học E10. “Trong khi các nước phát triển và các hãng xe lớn đã nghiên cứu và khẳng định xăng E10 vẫn còn an toàn thì E5 không có gì để bàn. Xu hướng của thế giới là tiến đến hạn chế tối đa sử dụng nhiên liệu khai thác từ thiên nhiên, xe điện được coi là tương lai, thế nên giảm chi phí nhiên liệu lúc này là điều cần thiết. Hiện tại, giá thành một lít cồn tinh rẻ hơn giá thành một lít xăng. Nhưng dường như công tác triển khai sử dụng xăng E5 chỉ bằng mệnh lệnh hành chính chứ chưa chú trọng tuyên truyền cho người dân hiểu rõ”, ông Đồng nói, đồng thời khuyến cáo người sử dụng lưu ý không nên tích tụ xăng E5 quá lâu trong xe để đề phòng thành phần ethanol hút ẩm trong không khí gây nên hiện tượng tách lớp nước trong nhiên liệu, khó khởi động máy.

Đồng quan điểm, chuyên gia năng lượng - PGS-TS Nguyễn Lê Ninh nhìn nhận xét từ nhiều góc độ khác nhau thì việc bước đầu đưa xăng sinh học E5 vào sử dụng cho xe cơ giới sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Đầu tiên là giảm thiểu ô nhiễm môi trường và giảm hiệu ứng nhà kính do độ phát thải khí thấp hơn so với khi sử dụng các loại xăng truyền thống. “Tuy nhiên, muốn người dân hưởng ứng chủ trương này thì đặt ra bài toán đối với công tác tuyên truyền, quảng bá rộng rãi. Nếu chỉ đầu tư thích đáng cho nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ mà “quên” đầu tư cho truyền thông, phổ biến khoa học thường thức thì chắc chắn không tạo được sự hưởng ứng tích cực từ dân chúng”, ông Ninh nhấn mạnh.

Nguyên Nga
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Nguồn: thanhnien.vn
Các bác nghĩ gì về xăng E5?​
 
Hạng B1
4/5/16
50
42
18
44
Dễ mà: giảm giá hoặc dẹp hết xăng A là bán đc.
Đã gọi là thị trường thì để người tiêu dùng lựa chọn chứ! Hãy lựa chọn thông minh!
 
  • Like
Reactions: Devil_Kts
Hạng F
29/10/14
8.704
11.581
113
Do dân ta chưa quen thôi. Đậu vào cây xăng nhân viên muốn đổ xăng gì thì đổ (Đa phần với 2 bánh là vậy)
 
Hạng D
11/3/15
1.883
5.374
113
Em chỉ quan tâm đến chất lượng xăng thôi. "không nên tích tụ xăng E5 quá lâu trong xe để đề phòng thành phần ethanol hút ẩm trong không khí gây nên hiện tượng tách lớp nước trong nhiên liệu, khó khởi động máy." Lâu là bao lâu? Nếu đổ xăng rồi chạy chưa hết lại đổ tiếp thì có bị coi là tích tụ lâu không? Khi bị tích nước có gây hại gì cho xe ngoài việc khó nổ không? Một chút nước vô buồng đốt có thể gây gãy tay biên vậy chút nước do xăng E5 bị tích tụ này có gây ảnh hưởng gì không? E5 có gây hại cho hệ thống ống cao su dẫn xăng không? E5 có đúng là E5 hay E15? Dùng E5 có giúp gì cho môi trường không khi phải tốn rất nhiều nguyên liệu và hoá chất để tạo ra ethanol? Trồng cây để lấy nguyên liệu cho nhà máy ethanol có làm kiệt quệ đất đai, có dùng phân hoá học, có tạo rác thải? Nhà máy ethanol có tạo ra chất thải độc hại? Hiệu quả giảm ô nhiễm có bằng lấy diện tích đất đó trồng rừng không? Các bác ở trên trả lời được em sẽ xem xét mua xăng E5.
 
Hạng B2
2/2/17
351
691
93
38
Mai mốt dám có bài bị thủy kích vì xăng E5 lắm à...
 
  • Like
Reactions: nta139
Hạng F
12/10/16
7.636
6.534
113
Em chỉ quan tâm đến chất lượng xăng thôi. "không nên tích tụ xăng E5 quá lâu trong xe để đề phòng thành phần ethanol hút ẩm trong không khí gây nên hiện tượng tách lớp nước trong nhiên liệu, khó khởi động máy." Lâu là bao lâu? Nếu đổ xăng rồi chạy chưa hết lại đổ tiếp thì có bị coi là tích tụ lâu không? Khi bị tích nước có gây hại gì cho xe ngoài việc khó nổ không? Một chút nước vô buồng đốt có thể gây gãy tay biên vậy chút nước do xăng E5 bị tích tụ này có gây ảnh hưởng gì không? E5 có gây hại cho hệ thống ống cao su dẫn xăng không? E5 có đúng là E5 hay E15? Dùng E5 có giúp gì cho môi trường không khi phải tốn rất nhiều nguyên liệu và hoá chất để tạo ra ethanol? Trồng cây để lấy nguyên liệu cho nhà máy ethanol có làm kiệt quệ đất đai, có dùng phân hoá học, có tạo rác thải? Nhà máy ethanol có tạo ra chất thải độc hại? Hiệu quả giảm ô nhiễm có bằng lấy diện tích đất đó trồng rừng không? Các bác ở trên trả lời được em sẽ xem xét mua xăng E5.
Không sao cả
 
Hạng F
12/10/16
7.636
6.534
113
Cây xăng nào có E5 e đều xài vì góp phần bảo vệ môi trường
Các nước khác trên thế giới họ xài từ lâu zồi
 
Hạng B2
17/5/15
147
261
63
Quan trọng là:
- Ethanol pha vào xăng có đúng chất lượng, tiêu chuẩn không? pha vào đúng 5% hay 15 - 20% ?
Vì xăng bình thường hiện nay còn bị pha lung tung, kém chất lượng...
- Khi không còn cho bán A92 thì mấy nhà máy SX Ethanol sẽ độc quyền, vậy chất lượng sẽ còn đúng tiêu chuẩn không? (cứ cho ethanol hiện nay là đúng chuẩn)

Nên xác định dùng A95 là tốt nhất vì niềm tin chưa vững.
 
Hạng F
12/10/16
7.636
6.534
113
Vậy các bác cứ đợi Idemitsu của Nhật nó làm cây xăng trên cả nước bán Ẹ thì vào mua cho chắc bắp nhé. Xài E10 vẫn chưa thấy thủy kích mà lo E5 thủy kích kakaka:D
 
Hạng B2
23/7/09
141
34
28
Mình cũng chưa nghiên cứu xem xăng E5 khác với xăng thường dư lào?