Nguyễn nói:
cuccu2009 nói:
HuyTVO nói:
Bác ơi,
-CSGT có quyền kiểm tra giấy tờ của bất kỳ loại xe nào đang lưu thông trên đường, chứ không phải chỉ vi phạm rồi mới kiểm tra giấy tờ xe, kể cả xe mang biển đỏ(nhưng XXX ngại đụng chạm nên chẳng bao giờ kiểm tra mấy xe này)
- XXX trả lời như Bác nói là sai.
-Biển xanh chỉ xác định được một điều là xe Bác đang sử dụng mua bằng ngân sách nhà nước, không nói lên được điều gì nữa hết Bác ạ. Nếu có nghi ngờ thì được quyền kiểm tra chứ không cần lệnh gì hết, trừ khi xe Bác đang thực hiện công vụ mà XXX muốn kiểm tra thì phải có lệnh.
quy định trong văn bản nào vậy Bác. em mới nghe lần đầu
Đây Bác:
Quyết định số 1922/2006/QĐ-BCA (C11) ngày 05 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Công an
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát giao thông khi tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ.
...
2. Cảnh sát giao thông đường bộ khi tuần tra, kiểm soát có các nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng cảnh sát nhân dân và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
a) Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát, Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Giám đốc công an địa phương và kế hoạch tuần tra kiểm soát của thủ trưởng đơn vị, nhằm phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định. Thông qua hoạt động tuần tra, kiểm soát phát hiện những sơ hở, thiếu sót về quản lý trật tự, an toàn giao thông để kiến nghị với cơ quan chức năng có biện pháp khắc phục.
b) Được dừng Phương tiện giao thông đường bộ để kiểm soát giấy tờ của người và phương tiện tham gia giao thông.
c) Lập biên bản, xử lý các hành vi vi phạm hành chính về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật.
...
Dạ em báo Bác là Quyết định này đã hết hiệu lực rồi, bị thay bằng Thông tư Số: 27/2009/TT-BCA(C11)
Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2009
....
2. Quyền hạn
a)
Được dừng các phương tiện giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là phương tiện);
kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện, giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát, việc thực hiện các quy định về vận tải.
b) Xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật.
c) Tạm giữ giấy phép lái xe, giấy chứng nhận đăng ký xe và giấy tờ khác có liên quan đến phương tiện, người điều khiển phương tiện hoặc những người trên phương tiện khi có hành vi vi phạm pháp luật, giấy tờ liên quan đến hoạt động vận tải; được áp dụng các biện pháp chặn và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
d) Được yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn lao động; ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
đ) Huy động phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, người điều khiển phương tiện đó theo quy định của pháp luật.
e) Tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng xe, đỗ xe khi có ách tắc giao thông hoặc có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
....
3. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2009; thay thế Quyết định số 1922/2006/QĐ-BCA(C11) ngày 05/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quy định nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động về tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông đường bộ.
Tổng cục trưởng các Tổng cục, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ trưởng, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm túc Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc nảy sinh, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ (qua Tổng cục Cảnh sát) để có hướng dẫn kịp thời.