Hạng D
2/12/03
1.982
4.690
113
Vietnam
Xe cá nhân tại TPHCM tăng lên gần 9,2 triệu phương tiện khiến kết cấu hạ tầng giao thông bị quá tải, vượt năng lực thông hành, dẫn tới kẹt xe thường xuyên xảy ra.

Xe cá nhân tăng lên gần 9,2 triệu chiếc, TPHCM gấp rút giải cứu giao thông

Hạ tầng giao thông TPHCM không đáp ứng kịp tốc độ tăng trưởng xe cá nhân. Ảnh: Minh Quân

Theo Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM, tính đến tháng 11.2023, mật độ đường giao thông trên địa bàn TPHCM là 2,34 km/km2 (theo quy định phải đạt 10 - 13,3 km/km2); diện tích đất dành cho giao thông đạt 13,04% (theo quy định phải đạt 24% - 26%).

Trong khi đó, TPHCM đang quản lý gần 9,2 triệu phương tiện (tăng 4,69% so với cùng kỳ năm 2022), trong đó có 934.436 xe ôtô (tăng 5,8%) và gần 8,3 triệu xe máy (tăng 4,56%).

Với tốc độ tăng trưởng phương tiện giao thông như hiện nay, kết cấu hạ tầng giao thông TPHCM bị quá tải, vượt năng lực thông hành.

Xe cá nhân tăng lên gần 9,2 triệu chiếc, TPHCM gấp rút giải cứu giao thông

Hạ tầng giao thông TPHCM quá tải khiến kẹt xe triền miên. Ảnh: Minh Quân

Để giải quyết căn cơ vấn đề này, Sở GTVT TPHCM cho biết đã và đang triển khai đầu tư các dự án hạ tầng giao thông kết nối giao thông liên vùng (đường bộ, đường sắt đô thị, đường thủy, hàng hải, cảng biển), tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Cụ thể, các tuyến đường vành đai, cao tốc kết nối liên vùng như Vành đai 3, Vành đai 4, cao tốc TPHCM - Mộc Bài.

Mở rộng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, nâng cấp, mở rộng 2 tuyến cao tốc: TPHCM - Trung Lương và TPHCM - Long Thành - Dầu Giây.

Ngoài đẩy nhanh hoàn thành 8 tuyến metro theo quy hoạch, TPHCM đang nghiên cứu kéo dài Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) thêm 53 km kết nối với tỉnh Bình Dương, Đồng Nai.

Về đường thủy, TPHCM cải tạo cơ bản đạt cấp kỹ thuật các tuyến luồng đường thuỷ nội địa; đầu tư hình thành các cụm cảng (cảng thủy nội địa, cảng cạn - ICD) phục vụ nhu cầu thu gom, giải toả hàng hoá cho các cảng biển lớn trong vùng.

Về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, xử lý các điểm ùn tắc, nguy cơ ùn tắc giao thông, TPHCM đang triển khai thi công dự án xây dựng đường nối đường Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa (quận Tân Bình) để kết nối đồng bộ với dự án xây dựng nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, đồng thời chia sẻ lưu lượng giao thông trên đường Cộng Hòa; đề xuất đầu tư dự án mở rộng đường Ung Văn Khiêm và xây dựng nút giao Đài Liệt Sỹ (quận Bình Thạnh).

Xe cá nhân tăng lên gần 9,2 triệu chiếc, TPHCM gấp rút giải cứu giao thông

Dự án đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hoà tổng vốn 4.800 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành cuối năm 2024 giúp giảm kẹt xe khu vực sân bay Tân Sơn Nhất.

Ngành giao thông TPHCM cũng tiếp tục tăng cường phối hợp với các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng rà soát, nghiên cứu để thống nhất các giải pháp tăng cường bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến đường như: cấm đỗ xe, cấm dừng xe và đỗ xe trên một số đoạn đường; điều tiết giao thông bằng đèn tín hiệu giao thông theo từng thời điểm trong ngày; tổ chức cấm ôtô quay đầu xe hoặc cấm rẽ trái vào giờ cao điểm tại một số giao lộ; rà soát bố trí hợp lý các khoảng mở dải phân cách trên tuyến.....

Sở GTVT TPHCM cho biết sẽ tăng cường công tác phối hợp trao đổi thông tin nhóm phản ứng nhanh khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, giải quyết nhanh chóng các sự cố tai nạn, kịp thời điều tiết lưu lượng từ xa; tăng cường kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ, đặc biệt là tình trạng dừng đỗ xe không đúng quy định.

Cung cấp kịp thời thông tin về tình hình giao thông tại khu vực thông qua các bảng quang báo để người điều khiển phương tiện chủ động lựa chọn lộ trình phù hợp nhằm kéo giảm ùn tắc giao thông.

Trong thời gian tới, Sở GTVT TPHCM cho biết sẽ đẩy mạnh các giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để xử lý vi phạm giao thông tại một số nút giao khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, kết nối hệ thống đèn tín hiệu giao thông về Trung tâm Quản lý Điều hành giao thông đô thị để điều khiển tập trung; nghiên cứu hạn chế xe tải lưu thông vào giờ cao điểm trên các tuyến đường,...

TPHCM còn 24 "điểm đen" ùn tắc giao thông, trong đó nhiều nơi đã không chuyển biến suốt nhiều năm, như: đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh); Nguyễn Tất Thành (Quận 4); Nguyễn Thị Định (TP Thủ Đức); Trường Chinh, giao lộ Cộng Hòa - Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình)...

Ngoài ra, 6 điểm ùn tắc mới phát sinh như: ngã tư Hàng Xanh, nút giao Phạm Văn Đồng - Phan Văn Trị (quận Bình Thạnh); Nguyễn Thái Sơn - Phạm Ngũ Lão (quận Gò Vấp); giao lộ Trần Quốc Hoàn - Phan Thúc Duyện (quận Tân Bình).

>>>> Xem thêm:
Rồi nhắm có giải cứu nổi không? o_O
 
kq confirmed
Hạng C
9/9/05
531
4.888
93
Lại chỉ nêu bật vấn đề, bàn bạc và kiến nghị giải pháp, chả thấy thằng nào làm việc hết.

Giờ ra tối hậu thư giờ tới hết năm tây, mấy công trình đào bới sửa đường đặt cống mà không xong, cắt cu hết từ chủ đầu tư, giám sát, thầu đến cai.
 
HCM nên nghiên cứu hướng đầu tư xe điện trên cao nằm trên phầm mặt bằng của một số tuyến đường chính nhằm không phải giải tỏa mặt bằng; để người dân có phương tiện công cộng để đi, từ đó có lộ trình giảm phương tiện cá nhân. Chứ giờ ra đường là kẹt xe, dần dần trở thành thành phố chán sống.
 
Tổng thầu
1/6/16
2.664
31.557
113
Bake Central Park
HCM nên nghiên cứu hướng đầu tư xe điện trên cao nằm trên phầm mặt bằng của một số tuyến đường chính nhằm không phải giải tỏa mặt bằng; để người dân có phương tiện công cộng để đi, từ đó có lộ trình giảm phương tiện cá nhân. Chứ giờ ra đường là kẹt xe, dần dần trở thành thành phố chán sống.

đặt hệ thống kết cấu và hệ thống kỹ thuật của đường xe điện trên cao thế nào anh?
 
Hạng D
16/7/19
1.212
4.398
116
TP. HCM nên dành 50% của Tổng thu Ngân sách hàng năm của TP.HCM chỉ để chi Đầu tư cho Hệ thống Hạ tầng Giao thông của TP.HCM
VN mình hết giấy rồi anh ơi, tại thấy thớt nào cũng cùng đòi giành hết tổng thu ngân sách Quốc gia nào là chi hết cho Quốc Phòng; thớt kia thì a bảo chi hết tổng thu cho Giáo dục VN; buồn buồn khó ở a lại chi hết cho đền bù giải phóng mặt bằng...
Thú thực là lá mít quê e cũng vặt hết sạch rồi; vặt lá khác để chi đc hok anh