Tập Lái
12/6/12
2
0
0
tiếc quá lúc topic xôm xụ thì mình ko biết :(( , anh B2 ơi giúp em với
 
Last edited by a moderator:
Tập Lái
29/8/12
5
0
0
Mình cũng dùng xe đạp điện, xe khá...bự và nặng, vì vậy mỗi lần hết điện là vã mồ hôi, có cách nào khắc phục không hén
 
Hạng B2
21/1/11
207
2
18
Re:Xe Đạp và Xe đạp điện

Em mới tìm hiểu về môn xe đạp này cũng thấy hay lắm các bác.

Cũng may là tìm ra được 1 chỗ mua xe tầm tầm để chạy cho vui.
www.jett-cycles.com đó các bác.

Em cũng thích mấy chiếc martin nữa mà ko mua :d Hân hạnh làm quen các bác
 
Hạng B2
19/8/09
415
11
18
Re:Xe Đạp và Xe đạp điện

TẢN MẠN VỀ XE ĐẠP ĐIỆN VÀ XE:

- Nhà GauDong có 4B, 2B tay ga, 2B số, xe đạp điện và xe đạp. Vậy là có đủ “hải, lục, không quân” để “chiến rồi:

+ 4B: Để… “trùm mền”, chỉ đi vào cuối tuần, chở vợ con về Ngoại. Khoảng 1 tháng 1 lần đi Cam Ranh có chút việc (Nha Trang – Cam Ranh: 60 km). Lâu lâu OFF với chi hội OS – Xóm nhà lá – Nha Trang, “vi vu” ngoại tỉnh…

+ 2B tay ga: Vợ đi: Đi làm, đi chợ, chở con đi học.

+ 2B số: Chồng đi: Đi ra ngoại thành, đi việc cần nhanh trong nội thành, đi “đổi” 4B lúc cần (gửi cách nhà 4 km)…

+ Xe đạp điện: Chồng đi: Đi làm hàng ngày (cách nhà có.. 400 m thôi), đi “loanh quanh cho đời mỏi mệt”…

+ Xe đạp: Con trai đi học lớp 10.

- So sánh giữa 2B & 4B:

+ 2B: Tiện, nhanh, gọn, cơ động, để đâu cũng được… Bất tiện: Gắn liền với môi trường, nắng nóng, mưa ướt; khi đi xa độ an toàn kém hơn. Nếu có tai nạn xảy ra thì rủi ro đối với mình là lớn.

+ 4B: Đi trong phố thì quả là bất tiện: Chậm và kém cơ động hơn 2B. Tìm chỗ đậu xe rất khổ, phải canh trước, ngó sau; đậu giữa 2 nhà, nó có đóng cửa cũng không dám đậu “chình ình” trước nhà nó. Nhỡ nó về nó chửi cho, hay gặp thằng xấu bụng nó cào cho 1 đường phải sơn lại hay xì lốp (Gaudong bị rồi nhé)… Đụng bảng cấm đậu; hay đậu ngày chẵn, ngày lẻ thì phải đậu sang phố khác. Chi phí sử dụng: Xăng, nhớt, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm định, phí các lại… dĩ nhiên là cao rồi. Bù lại là tiện nghi, “nắng không đến đầu, mưa chẳng đến chân”. Trưa nắng ngồi trong 4B máy lạnh, dừng “đèn xanh, đèn đỏ” nhìn ra thấy bà con đi 2B mồ hôi nhễ nhại mà thấy thương cho dân mình còn nghèo khổ quá. Bởi thế ngược lại, khi mình đi 2B, dừng cạnh 4B, nó phả hơi nóng hầm hập vào mặt, cũng không nhìn 4B với “đôi mắt mang hình viên đạn”, thôi “đời ai sướng thì người đó hưởng”. Đi đường xa với 4B thì dĩ nhiên là an toàn, chủ động hơn nhiều. Nếu có tai nạn xảy ra khi mình đi 4B thì rủi ro đối với mình nhỏ hơn; nhưng đối với người ta là lớn và coi chừng “viêm túi” nặng với quan niệm sai lầm “xe lớn đền xe nhỏ”.

- So sánh giữa Xe đạp điện (XĐĐ) với 2B thì: XĐĐ có chi phí mua và sử dụng rẻ hơn 2B, không gây tiếng ồn, không xả khói gây ô nhiễm. Lúc có thời gian và điều kiện cho phép (không nắng nóng cũng không mưa to), người dùng không “vặn ga điện” để xe chạy mà chuyển qua đạp để rèn luyện sức khỏe. An toàn hơn 2B: Gaudong toàn đi sát lề. Không cần bằng lái, độ tuổi như 2B. Theo quy định phải đội mũ bảo hiểm, nhưng không đội không bị phạt nên chẳng thấy ai đội và chiều chiều các nữ sinh, sinh viên vẫn thả làn tóc dài bay bay trong gió… để có “1 gã khờ” nào đó làm thơ: “… Nhớ khi xưa bao mộng mơ trên chiếc xe đạp cũ…”

Xe Đạp và Xe đạp điện


Nhưng nhược điểm của XĐĐ là tốc độ chậm, lúc cần đi công việc
gấp, thấy người ta chạy 2B vèo vèo qua mặt mà sốt cả ruột. Bán kính di chuyển thấp, chỉ khoảng 5 – 7 km trở lại thôi. Không có chỗ cất dấu đồ đạc, nhất là so với cái thùng “khủng” của 1 số loại 2B tay ga (nhưng không an toàn đâu đấy). Ắc quy khô thải ra của XĐĐ (với số lượng nhiều hơn 4B) là 1 nguồn gây ô nhiễm môi trường. Các bác nhớ khi mua ắc quy mới, yêu cầu người bán thu lại ắc quy cũ nhé. Giá thu lại hiện nay (09/2012) của bình 12V – 12Ah khoảng 40 – 50K.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
19/8/09
415
11
18
Re:Xe Đạp và Xe đạp điện

Những bài toán quanh chiếc xe đạp điện
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/273062/Nhung-bai-toan-quanh-chiec-xe-dap-dien.html

TT - Nếu có 1 triệu chiếc xe đạp điện thay thế hoàn toàn 1 triệu xe gắn máy thì có khả năng tiết kiệm cho xã hội hơn 8.000 tỉ đồng tiền xăng trong hai năm. Đó là một trong những lợi ích lớn. Tuy vậy, không phải xe đạp điện hoàn toàn chỉ có ưu điểm...

Phố xe đạp Võ Thị Sáu (TP.HCM) tối cuối tuần nhộn nhịp người mua bán. "Cháu ơi, lấy cho chú chiếc xe đạp điện kiểu này" - người đàn ông hồ hởi. Cô bán hàng khe khẽ "chú thông cảm, hết hàng rồi ạ”. Nhu cầu về loại sản phẩm này thật sự đang... "nóng".
Sử dụng xe đạp điện: chi phí thấp
Theo thạc sĩ Nguyễn Minh Quốc Bảo - Trung tâm kỹ thuật tổng hợp Lê Thị Hồng Gấm, sử dụng xe đạp điện có nhiều cái lợi: không tốn tiền xăng, không có tiếng ồn của động cơ, không xả khói gây ô nhiễm và chi phí cho "nhiên liệu" - lượng điện tiêu thụ - có thể nói là rất thấp. Ngoài ra, tâm lý người dùng loại xe này thấy dễ chịu hơn khi không phải bận bịu chuyện bằng lái, không tốn chi phí đăng ký cũng chẳng cần giữ mũ bảo hiểm... Hơn nữa, chi phí mua một xe đạp điện không quá đắt so với túi tiền của đông đảo người dân, phổ biến ở mức 5-7 triệu đồng/xe.
Theo ông Bảo, phải tính thời gian xe đạp điện chạy liên tục hai năm mới có thể đánh giá được hiệu quả kinh tế (vì trung bình ăcquy trên xe đạp điện sử dụng được trong hai năm). Đồng thời phải tính trong cùng điều kiện xe chở 75kg, chạy với vận tốc trung bình 20km/giờ.

Theo đó, một xe đạp điện dùng ba bình ăcquy (loại 12V/12Ah), chạy liên tục được khoảng 30km sau một lần nạp đầy điện. Ước tính trong hai năm phải nạp điện cho bình khoảng 600 lần. Do vậy, quãng đường mà xe đạp điện đi được trong hai năm là 18.000km (30km x 600 lần).

Trong khi đó, thông thường công suất tiêu thụ điện của bộ nạp khoảng 100W, nạp liên tục năm giờ thì đầy điện. Lượng điện tiêu thụ mỗi lần nạp cho ba bình ăcquy là 0,5kWh (100W x 5 giờ = 500W = 0,5kWh). Với đơn giá 1kWh điện sinh hoạt trong 100kWh đầu tiên là 650 đồng (gồm 10% thuế giá trị gia tăng), nên số tiền điện để nạp điện cho ăcquy trong hai năm khoảng 181.500 đồng (0,5kWh x 650đồng x 600 lần nạp điện). Tính ra chi phí tiền điện cần cho xe đạp điện chạy được 1km khoảng 10 đồng (181.500 đồng: 18.000km).
Còn tiêu hao xăng cho một xe gắn máy với cùng điều kiện nói trên: cứ tính giá xăng A92 là 19.000 đồng/lít (tính tròn) với điều kiện đường sá trong TP, trung bình 1 lít xăng chạy được 40km. Vậy tiền xăng cho 1km là 475 đồng. Để chạy quãng đường 18.000km (so sánh cùng quãng đường với xe đạp điện), tổng cộng tiền xăng là 8.550.000 đồng.
Như vậy, so với xe đạp điện, với cùng một quãng đường, cùng một khối lượng chuyên chở (75kg), cùng vận tốc trung bình thì chi phí cho xăng của xe gắn máy gấp 47,5 lần (475 đồng: 10 đồng).

Về mặt xã hội, với quãng đường 18.000km trong hai năm, với 1 triệu xe đạp điện thì tiền điện cho việc nạp ăcquy là 181,5 tỉ đồng. Trong khi đó, chi phí tiền xăng cho 1 triệu xe gắn máy chạy cùng quãng đường thì tốn đến 8.550 tỉ đồng. Tính ra, số tiền chênh lệch về chi phí nhiên liệu năng lượng cho hai loại phương tiện này lên đến 8.368,5 tỉ đồng. Có thể xem đây là số tiền xã hội có khả năng tiết kiệm được từ việc không dùng xăng, nếu có 1 triệu xe đạp điện thay thế hoàn toàn 1 triệu xe gắn máy.

Những bất tiện và lo ngại ô nhiễm môi trường
Tuy nhiên, theo thạc sĩ Bảo, một bình ăcquy chỉ có tuổi thọ khoảng hai năm. Mỗi xe đạp điện thường gắn 3-4 bình ăcquy, chi phí thay thế ăcquy khoảng 200.000-400.000 đồng/bình. Sau hai năm, người dùng xe đạp điện có thể phải tốn 800.000-1,6 triệu đồng để thay thế bốn bình ăcquy.
Nhưng điều quan trọng nhất, quãng đường tối đa mà xe đạp điện có thể đi liên tục sau mỗi lần sạc điện thông thường khoảng 30-40km. Và mỗi lần sạc điện phải tốn vài giờ mới nạp đủ điện. Từ điểm hạn chế này buộc người sử dụng phải hết sức cân nhắc nếu có ý định dùng xe đạp điện đi từ trung tâm TP.HCM về huyện Củ Chi chẳng hạn. Bởi vì khi đến nơi rất có thể sẽ không còn đủ năng lượng để quay về ngay sau đó mà phải đợi nạp điện mất vài giờ hoặc chấp nhận đạp như xe đạp thông thường.
Do vậy, giới chuyên môn cho rằng xe đạp điện chỉ phù hợp cho nhu cầu di chuyển trong lộ trình ngắn hơn chục kilômet, đồng thời phù hợp với lứa tuổi học sinh, người già, các bà nội trợ... Đó là chưa kể đến khả năng trữ điện của ăcquy giảm dần theo thời gian sử dụng.
Còn trong điều kiện ngập nước, ẩm ướt, thạc sĩ Bảo khuyến cáo tốt nhất khi xe đạp điện bị ngập nên tắt nguồn điện, dùng bàn đạp di chuyển hoặc đẩy bộ (loại xe điện không có bàn đạp). Nếu không thì có khả năng bị hư hỏng động cơ và không ai dám nói điều gì sẽ xảy ra đối với bộ bình ăcquy cũng như động cơ dùng điện.
Nói về độ an toàn, các nhà chuyên môn nhấn mạnh nếu xe đạp điện chạy với tốc độ cao thì hiệu quả của bộ phanh (thắng) là không cao. Thạc sĩ Bảo cho rằng xe đạp điện giới hạn tốc độ cao nhất khoảng 25km/giờ là phù hợp nhất (tiêu chuẩn VN về xe đạp điện cũng giới hạn tốc độ tối đa ở mức này) và đảm bảo an toàn.

Nhưng lo ngại thường được nhắc đến nhiều nhất là khả năng gây ô nhiễm môi trường vì xe đạp điện sử dụng rất nhiều bình ăcquy chì. Nếu tính 1 triệu xe đạp điện thì sau hai năm sử dụng có thể thải ra môi trường khoảng 3-4 triệu ăcquy chì phế thải. Đây là con số không nhỏ và đáng lo ngại khi chúng bị phân tán trong môi trường hoặc bị vứt bỏ bất cứ nơi đâu.
Tuy nhiên, tiến sĩ Lê Văn Khoa - giám đốc Quỹ tái chế TP.HCM - cho rằng nếu ăcquy phế thải được thu gom thì vấn đề ô nhiễm môi trường do nguồn phế thải này không còn phải lo lắng nhiều. Theo ông, thực tế hiện nay ăcquy chì phế thải hầu hết được thu gom. Ông Khoa cho rằng vấn đề cần giải quyết là làm sao các cơ quan quản lý kiểm soát được cơ sở thu mua phế liệu, tái chế ăcquy chì...
Kiểm soát chất lượng còn bỏ ngỏ
"Việc kiểm tra chất lượng xe đạp điện dựa trên cơ sở nào?", ông Nguyễn Thành Hiển - chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh Bình Dương, địa phương có ít nhất hai cơ sở sản xuất và lắp ráp xe đạp điện - cho biết việc kiểm tra loại hàng hóa này dựa trên hồ sơ tự công bố chất lượng của nhà sản xuất.
Cơ quan này cũng đang hỏi ý kiến của Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng về trường hợp các loại xe đạp điện có tốc độ tối đa lớn hơn 25km/giờ thì có gọi là xe đạp điện hay không và áp dụng các quy định quản lý nào? Điều này không chỉ Bình Dương mà một số địa phương khác cũng gặp lúng túng trong việc áp dụng các quy định cũng như triển khai các biện pháp kiểm soát chất lượng, độ an toàn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Ông Phan Minh Tân, giám đốc Sở Khoa học - công nghệ TP.HCM, nói thị trường xe đạp điện đang "nóng" nên sở sẽ sớm họp bàn cùng các ngành liên quan để thống nhất trách nhiệm quản lý cũng như việc kiểm tra, kiểm soát chất lượng trên thị trường.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, PGS.TS Nguyễn Lê Ninh - ủy viên ban chấp hành Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật TP.HCM - nói trong khi các loại xe đạp điện (hay xe gắn động cơ điện) từ Trung Quốc và một số thị trường khác đổ ào ào vào VN, người tiêu dùng đổ xô đi mua nhưng chưa thấy các cơ quan quản lý ngành liên quan có một thông tin chính thức nào để hướng dẫn người tiêu dùng, đặc biệt là những thông tin khuyến cáo liên quan đến vấn đề an toàn cũng như chất lượng khi sử dụng loại sản phẩm này.
QUỐC THANH
 
otf
Tập Lái
16/10/12
1
0
0
Chào bạn B2
Tôi tên Tuấn, DT 0908956828, là một thành viên mới ở Saigon, muốn tìm một chiếc xe đạp điện Yamaha, vậy bạn có thể cho biết số DT để liên lạc được không?
Rất mong sự giúp đỡ của bạn.