Theo nghiên cứu của Consumer Reports, bản chất của xe điện đáng tin cậy hơn xe dùng động cơ đốt trong. Tuy nhiên, hàng loạt công nghệ và tiện nghi đang bị nhồi nhét lên xe điện đang khiến chúng trở nên kém tin cậy.
Xếp hạng độ tin cậy mới nhất của Consumer Reports có nhiều ghi nhận không tốt về xe điện. Tổ chức này nhận ra xe điện đang càng ngày càng kém tin cậy hơn, nhưng không phải do động cơ hay pin.
Nhìn chung, xe điện có xu hướng đáng tin cậy hơn so với xe ô tô chạy bằng động cơ truyền thống. Nó cũng đáng tin cậy hơn so với xe hybrid và PHEV. Lý do vì xe ô tô điện vốn ít phức tạp hơn ô tô chạy xăng và ô tô lai xăng - điện. Hệ truyền động của xe điện chủ yếu chỉ có động cơ và pin. Vì không cần tới các hệ thống nhiên liệu và làm mát vốn là phần bắt buộc trong các xe chạy xăng hoặc diesel, xe điện cũng không cần phải có những phụ tùng nhanh mòn và cần thay thế như bộ lọc và bugi.
Tuy nhiên, bảng xếp hạng độ tin cậy mới nhất của Consumer Reports cho thấy ô tô điện đang trở nên phức tạp hơn và do đó dễ bị giảm độ tin cậy.
Các vấn đề này dường như bắt nguồn từ việc
gia tăng số lượng công nghệ trên xe. Các nhà phân tích lưu ý rằng những chiếc xe điện hạng sang có xu hướng không đáng tin cậy hơn xe phổ thông. Lý do cũng dễ hiểu, vì chúng có nhiều tính năng thông tin giải trí và công nghệ cũng phức tạp hơn.
Theo báo cáo, những chiếc xe điện giá rẻ hơn sử dụng công nghệ đơn giản, cũ hơn như Nissan Leaf hoạt động tốt hơn nhiều. Trong bảng xếp hạng của Consumer Reports, Tesla kế chót, chỉ sau Lincoln về độ tin cậy của thương hiệu. Consumer Reports cho biết Model Y có độ tin cậy “kém hơn nhiều so với mức trung bình” và Model 3 cũng có nhiều vấn đề. Đáng ngạc nhiên là CR nhận thấy Tesla do Trung Quốc sản xuất về cơ bản tốt hơn so với các đối tác Fremont của họ.
Nhìn chung, mặt tích cực chính là về cơ bản xe ô tô điện đang chứng tỏ độ tin cậy hơn bao giờ hết. Nhưng câu chuyện tương tự như xe xăng/dầu, chiếc xe càng sang trọng và cao cấp thì càng dễ phát sinh các vấn đề trục trặc.
Consumer Reports cho biết sẽ đặc biệt quan tâm đến việc xem màn hình Mercedes Hyperscreen sẽ giữ được độ tin cậy như thế nào. Bởi màn hình này chính là hiện thân của công nghệ. Nếu nó hoạt động tốt, tương lai sẽ vô cùng đáng ngạc nhiên. Hyperscreen sẽ ra mắt trên Mercedes EQS, nó cũng là một tùy chọn trên dòng EQE tương lai. Điều thú vị là Mercedes không có kế hoạch cung cấp màn hình 56 ”trên bất kỳ mẫu xe thông thường (không phải EV) nào của họ.
Trong xếp hạng của CR, những cái tên như Lexus, Mazda và Toyota là các thương hiệu đáng tin cậy nhất.
Cả ba hãng đều cung cấp nhiều dòng xe hybrid, tuy nhiên đây cũng là những hãng từ chối xu hướng BEV mạnh mẽ nhất. Họ đều mong muốn duy trì sự phát triển của động cơ đốt trong càng lâu càng tốt.
Toyota và thương hiệu con Lexus dự định hợp tác với Mazda và một số thương hiệu Nhật Bản khác để phát triển “các lựa chọn nhiên liệu xanh hơn” và mở rộng công nghệ hydro. Báo cáo của CR đã dành rất nhiều lời khen ngợi cho cả 3 hãng và lưu ý trước đó rằng xe hybrid và PHEV có chi phí chạy ít hơn so với xe chạy xăng và thậm chí cả xe điện (sau 160.000 km).
Tuy nhiên, xu hướng xe điện không thể tránh khỏi, nên cả những hãng bảo thủ như
Toyota và
Nissan cũng đang lần lượt phải chi tiền nghiên cứu lĩnh vực này. Mặc dù vậy, trong chi tiết bảng kế hoạch, các hãng xe Nhật vẫn tin vào sự đa dạng của xe xanh với sự tồn tại song song của cả xe điện pin lithium-ion, xe điện pin thể rắn và cả xe hybrid.
Xem thêm:
Các bác nghĩ nghiên cứu của Consumer Reports có đáng tham khảo không?