RE: Xe lái trợ lực có an toàn hơn không
Trích đoạn: hailua_dichat
@ Gaz, bánh sau và bánh trước hòan tòan không song song với nhau đâu bác , nếu cân chỉnh hẹ thống lái OK , thì 2 bánh truớc chụm vào nhau ( nhìn từ đằng trứớc xe tới ) và ngả ra ở phía trên ( Nhìn từ trên xúông) các góc lái này giải thích bài ở phía dưới cho bác m323 và cũng giải thích luôn cho hiện tượng tự trả lái sau khi qua khỏi khúc cua ( cái này không liên quan gì đén trợ lực lái cả). Hai sư việc , giữ vô lăng khi lái xe và trợ lực lái góp phần giữ cho xe không bị quay vòng đột ngột khi bị nổ lốp là hai hiện tượng khác nhau hòan tòan
Bác Lúa ơi , tôi có cái thấy càn thảo luận với Bác đây :
Cứ theo như mô tả của Bác ở trên ..thì Bác muốn nói tói góc chụm bánh xe như sau :
điều trước tiên là : Các góc này không luôn luôn ngả ra phía trên như Bác mô tả , mà có khi nó lại chụm vào ở phía trên như sau :
vì vậy mới có chuyện góc chụm ÂM và góc chụm DƯONG ...khi nào thì góc dương ? Đó là khi xe chạy thẳng bình thường ! Khi nào thì góc chụm ÂM , đó là ở 1 bánh xe khi xe vào cua ....Vậy Bác có thể nói : Khi đứng yên thì góc chụm luôn luôn dương !!! Cũng không phải ! Mà : Cách chỉnh bánh thông thường của ngày hôm nay là
góc chụm bánh trước chỉnh dương và góc chụm bánh sau chỉnh âm , thâm chí ở xe thế thao và những xe Limosin tốc độ cao , góc chụm trước cũng thừong được chỉnh âm luôn ( Từ góc chụm hay là góc Hạ là tui nói theo vốn từ nghèo nàn của mình , không rõ mỗi miền ở VN kêu bằng gì ??)
Vấn đề kế tiếp tui cho là cũng quan trọng , đó là việc giữ cho bánh xe có xu hứong phục hồi hướng thẳng khi chạy ( Tự trả lái ) , tiếc thay
không phải là do góc Chụm như Bác đã mô tả , mà là do góc này :
xin được tạm gọi góc này theo cách của tôi hiểu là
góc chạy truớc ( Giáo khoa ở VN có cách gọi khác )
Cũng như góc trên , góc này có giá trị DƯƠNG và ÂM , ở những xe có tryuền động bánh truớc , , góc "Trước" này được chỉnh dương , tức là điểm đặt bánh xe nằm
SAU giao điểm ảo của trục lái với mặt đường , lực do bánh xe phát động tác dụng lên tâm quay của nó kéo xe đi ..đồng thời sản sinh lực phụ tạo ra mo ment quay trên tâm trục lái ..chỉ cần bằng trí tưởng tượng chứ chưa cần đặt bút vẽ phân tích lực thì cũng nhận thấy xu hướng trả tay lái ở xe oto là do đâu, do chính góc
Trước này , chứ không phải góc chụm ở trên như bác giải thích cho Bác Gaz !! Góc chạy trước càng nhỏ thì lực phục hổi trả tay lái càng bé .
Hình dưới đây thể hiện
góc Chạy sau ( Giao điểm bánh xe với mặt đường dời ra phía
TRƯỚC giao điểm ảo của trục lái vói mặt đường , tạm gọi là góc Âm hay là góc chạy sau ):
Thường thấy ở những xe có bánh lái Bị động , vài loại xe nâng hàng hoặc một vài loại cần cẩu tự hành Bánh lốp cao su , ở các xe san ủi đất cũng hay gặp cách chỉnh bánh lái phía sau theo kiểu nạy
Chỉ cần quan sát một chiếc xe đẩy hàng trong siêu thi , cặp bánh lái phía sau của nó thể hiện bản chất của toàn bộ những gì dài dòng tôi vừa trình bày với Bác và Anh Em .
Vẫn còn 1 góc nữa tôi chưa kịp trình bày là góc dưới đây :
có khi chụm vô
Nhưng cũng có khi dãn ra :
Bác nào rảnh thì giải thích tiếp về tác dụng của Góc này cho hoàn chỉnh đề tài Góc bánh xe và sự tự trả lái !!! Tránh ngộ nhận về tác dụng của các phương thức chỉnh góc Bánh xe !