Hạng B2
16/10/16
187
2.050
93
C. Vậy đến đây chúng ta tạm chốt là:
  • Tham gia giao thông trước tiên là phải tuân thủ quy định tốc độ xe chạy trên đường.
  • Tốc độ quy định xe chạy trên đường là tốc độ tối đa các loại xe được phép, cụ thể quy định cho từng loại xe theo các điều 5,6,7,8,9…thông tư 31/2019.
  • Khi có biển báo cấm P127, biển tốc độ tối đa cho phép thì phải hiểu là tốc độ tối đa cho phép của biển cấm này nhằm hạn chế tốc độ quy định trên đường ở một số nơi, cho nên người điều khiển phương tiện vẫn phải chấp hành tốc độ quy định, chỉ khi tốc độ quy định của phương tiện lớn hơn tốc độ hạn chế của biển thì phải tuân theo tốc độ của biển, chứ không phải là được phép bỏ qua tốc độ quy định để chấp hành tốc độ theo biển P127.
  • Số ghi trên biển báo là số khoảng cách tối thiểu của biển P121 - Cự ly tối thiểu giữa 2 xe.
D. Tiếp tục đối chiếu với Thông tư 31/2019, khoản 1, điều 4 :

Điều 4. Nguyên tắc chấp hành quy định về tốc độ và khoảng cách khi điều khiển phương tiện trên đường bộ

  1. Khi tham gia giao thông trên đường bộ, người điều khiển phương tiện phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định về tốc độ, khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe (thuộc chủng loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng) được ghi trên biển báo hiệu đường bộ.
  2. Tại những đoạn đường không bố trí biển báo hạn chế tốc độ, không bố trí biển báo khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải thực hiện theo các quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 và Điều 11 của Thông tư này.
Khoản 1, điều 4 thông tư cũng ghi rõ là:
- Phải chấp hành quy định về tốc độ như khoản 1, điều 12 Luật GTĐB là phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường.
- Dấu phẩy trước chữ “khoảng cách” đã tách biệt 2 vế và được hiểu là số “được ghi trên biển báo hiệu đường bộ” chỉ bổ sung cho vế sau tức là bổ sung cho biển báo khoảng cách tối thiểu giữa 2 xe, không phải là số tốc độ tối đa.

Như vậy khoản 1, điều 4 thông tư 31 này đã rất rõ ý là:
- Xe máy phải tuân thủ tốc độ quy định trên đường (tối đa chỉ là 70km/h)
- Và nếu có biển cấm P127 hạn chế tốc độ thì xe máy chỉ phải tuân theo tốc độ hạn chế này nếu số trên biển nhỏ hơn tốc độ quy định trên đường của xe máy.
- Các biển cấm tốc độ tối đa cho phép (P127) có trị số lớn hơn tốc độ quy định tối đa cho xe máy,(>70km/h) mặc nhiên sẽ không hiệu lực đối với xe máy, như case này biển 80 sẽ không có hiệu lực với xe máy.

Khoản 2 điều 4 này chỉ để làm rõ thêm ý là
- Nếu không có biển báo hạn chế tốc độ thì phải tuân theo tốc độ quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 của Thông tư này.
- Nếu không có biển báo khoảng cách tối thiểu giữa 2 xe thì phải tuân theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này.

Có chăng chỉ 1 lưu ý nhỏ ở khoản 1 điều 4 này là nên dùng dấu “;” như Điều 12 Luật GTĐB thay cho dấu ”,” để tách 2 vế là sẽ rõ nghĩa hơn.

Tuy nhiên đến đây chúng ta hoàn toàn có thể hiểu rõ là điều 4, thông tư 31 vẫn phù hợp với quy định của điều 12 Luật GTĐB, hơn nữa thông tư là văn bản dưới luật, không thể phủ định với luật và phải phù hợp với Luật như phân tích trên.

Và cũng thật xấu hổ và đáng lên án thiểu số nào đó đang cố tình hiểu sai để chỉ cách lách luật như vậy, cách hiểu sai này đã cổ xúy cho xe máy khi hiểu sai sẽ vi phạm tốc độ quy định trên đường và chạy theo biển P127 khi tham gia giao thông và chắc chắn việc hiểu sai và vi phạm này sẽ làm bất ổn cho giao thông trên đường cũng như góp phần cho tai nạn giao thông ngày càng tăng thêm.

Hình như anh viết lan man quá đến nỗi anh viết cái gì mà anh cũng không nhớ hả?

Kết luận của anh rất rõ ràng là “Đối với xe máy, phải tuân thủ tốc độ quy định theo điều 12 luật GTĐB trước tiên (được cụ thể trong điều 5-9 thông tư 31/2019)”

Vậy mình xin hỏi anh trường hợp ô tô thì sao, có phải theo qui tắc đó hay không?

Nếu có thì biển 80, 90 trên Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh cắm để làm gì?

Nếu không thì tại sao xe máy thì phải tuân thủ qui tắc anh kết luận còn ô tô thì không?

Chắc anh có thù với bọn đầu tơm nên viết nguyên một bài dài như vậy mà hỗng mất phần cơ sở lý luận là luật GTĐB xem xe máy và ô tô là như nhau, đều được gọi là xe cơ giới và hiệu lực của biển thì áp dụng như thế nào.
 
Tập Lái
20/6/22
11
9
3
43
À, không bố trí biển báo tốc độ thì chạy theo các điều trong thông tư, không có nghĩa là có biển báo tốc độ là được chạy theo biển báo nhé.
Tốc độ tối đa quy định trên đường theo loại xe là phải tuân thủ trước nhé.
ủa, lại phải làm ảnh mới gạch chân tiếp. Sao bác không đọc luôn các phần gạch chân xanh và đỏ ở ảnh đầu tiên đi.
 

Attachments

Hạng F
7/8/14
8.552
7.356
113
59
Hình như anh viết lan man quá đến nỗi anh viết cái gì mà anh cũng không nhớ hả?

Kết luận của anh rất rõ ràng là “Đối với xe máy, phải tuân thủ tốc độ quy định theo điều 12 luật GTĐB trước tiên (được cụ thể trong điều 5-9 thông tư 31/2019)”

Vậy mình xin hỏi anh trường hợp ô tô thì sao, có phải theo qui tắc đó hay không?

Nếu có thì biển 80, 90 trên Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh cắm để làm gì?

Nếu không thì tại sao xe máy thì phải tuân thủ qui tắc anh kết luận còn ô tô thì không?

Chắc anh có thù với bọn đầu tơm nên viết nguyên một bài dài như vậy mà hỗng mất phần cơ sở lý luận là luật GTĐB xem xe máy và ô tô là như nhau, đều được gọi là xe cơ giới và hiệu lực của biển thì áp dụng như thế nào.
Anh đọc không hiểu chỗ nào thì nói để mình giải thích lại chứ đừng suy diễn nhé
Bài này đang nói về xe máy nên tôi chỉ tập trung vào xe máy, không bàn đến ô tô.
Vui lòng đọc cho kỹ.
 
Hạng B2
27/7/07
258
307
63
Theo ý kiến cá nhân của em thì chúng ta không nên phí thì giờ để cãi nhau về một cái luật mà mức phạt là "từ" và "đến" - đã phạt là phải chính xác, không có cảm tính hay chia trung bình - nói cách khác là "luật là luật, không có trường hợp ngoại lệ nào cả", bố mày là ai tao đếch cần biết thì mới là luật.
 
  • Like
Reactions: nttanmam
Hạng B2
16/10/16
187
2.050
93
Anh đọc không hiểu chỗ nào thì nói để mình giải thích lại chứ đừng suy diễn nhé
Bài này đang nói về xe máy nên tôi chỉ tập trung vào xe máy, không bàn đến ô tô.
Vui lòng đọc cho kỹ.

Hèn chi anh mới viết được nhiều vậy!!

Mình biết anh viết riêng cho xe máy, nhưng rất tiếc là luật GTĐB không có viết riêng cho xe máy, nên mình mới hỏi anh rộng ra thế qui tắc của anh có áp dụng được cho xe ô tô hay không? Vì cả 2 đều là loại xe cơ giới nên để mình biết mà đi cho đúng bất kể lf ô tô hay xe máy.

Đã bàn luật thì đi đến tận cùng vấn đề để ra sự thật chứ đừng đi một nửa để bảo vệ quan điểm của mình nha anh.
 
Hạng F
7/8/14
8.552
7.356
113
59
ủa, lại phải làm ảnh mới gạch chân tiếp. Sao bác không đọc luôn các phần gạch chân xanh và đỏ ở ảnh đầu tiên đi.
Vậy là anh vẫn chưa đọc kỹ bài, mấy cái gạch chân đỏ của hình này là do cố tình dẫn dắt cho người đọc hiểu nhầm như tôi đã phân tích ở đầu bài.
Nên hiểu "chấp hành quy định về tốc độ" tức là chấp hành tốc độ theo thông tư 31 hoặc theo biển báo chứ không phải chỉ chấp hành tốc độ hạn chế trên biển nhé.
Cụm từ "được ghi trên biển báo hiệu đường bộ" là số mét của khoảng cách an toàn tối thiểu.
Đọc điều 12 Luật GTĐB sẽ rõ ý này.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
11/2/11
1.350
2.500
143
www.falkentire.com
Thiệt không bác, để em biết ra ngoài đô thị em phóng :p
Trước (thằng bạn) mình cầm con NVX chạy SG Nha Trang, vô bảng đô thị với 60 thì xuống đúng tốc độ thôi, chứ ngoài bảng là đóng 90 100 110 120, gặp 3 chốt vẫn qua nhẹ nhàng, có chú nào ý kiến gì đâu.

Bắn đoạn tốc độ cao sao mà có ăn, các chú trước khi ra đứng cũng phải tính toán chứ.
 
Hạng F
7/8/14
8.552
7.356
113
59
Hèn chi anh mới viết được nhiều vậy!!

Mình biết anh viết riêng cho xe máy, nhưng rất tiếc là luật GTĐB không có viết riêng cho xe máy, nên mình mới hỏi anh rộng ra thế qui tắc của anh có áp dụng được cho xe ô tô hay không? Vì cả 2 đều là loại xe cơ giới nên để mình biết mà đi cho đúng bất kể lf ô tô hay xe máy.

Đã bàn luật thì đi đến tận cùng vấn đề để ra sự thật chứ đừng đi một nửa để bảo vệ quan điểm của mình nha anh.
Ủa tôi đang phản biện về các bài viết cho là xe máy được chạy 80 khi gặp biển 80 mà, anh cần tranh luận vấn đề khác thì nên mở thớt khác, thớt này chỉ tập trung cho nội dung này.
Trường hợp ô tô cũng theo nguyên tắc không được chạy quá tốc độ tối đa quy định cho ô tô, hiện nay max là 90km/h cho đường ngoài khu đông dân cư (không tính cao tốc), còn nếu biển báo dưới số này thì cứ theo biển báo.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng B2
16/10/16
187
2.050
93
Ủa tôi đang phản biện về các bài viết cho là xe máy được chạy 80 khi gặp biển 80 mà, anh cần tranh luận vấn đề khác thì nên mở thớt khác, thớt này chỉ tập trung cho nội dung này.
Trường hợp ô tô cũng theo nguyên tắc không được chạy quá tốc độ tối đa quy định cho ô tô, hiện nay max là 90km/h cho đường ngoài khu dông dân cư (không tính cao tốc), còn nếu biển báo dưới số này thì cứ theo biển báo.

Mình đang bàn về một vấn để luật giao thông đường bộ cho đối tượng là xe cơ giới, xe cơ giới theo định nghĩa là bao gồm nhiều loại trong đó có xe máy và ô tô.

Sở dĩ để thêm ô tô vào là để thấy lập luận của anh có vấn đề. Vì nếu không thì cùng là xe cơ giới thì tại sao xe máy lại phải áp dụng qui tắc của anh kết luận còn ô tô thì không?

Ở đây mình đang ví dụ cho anh thấy trường hợp trong đô thị, max ô tô là 60 nhưng lại cho phép đi đến 80-90 bằng biển báo giới hạn tốc độ. Điều này hoàn toàn khác với qui tắc của anh kết luận đó.

Nên trong trường hợp này thì nó đơn giản như qui tắc chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông là cao nhất, đường đủ an toàn để đưa tốc độ giới hạn lên cao hơn, chứ nếu không thì đã không có trường hợp biển giới hạn tốc độ cao hơn tốc độ tối đa cho phép rồi.