Đài Loan là một trong những quốc gia đông xe máy nhất thế giới, họ có cấm xe máy không?
Ở những nước phát triển, họ có cấm xe máy không?
Ở những nước phát triển, xe hơi cá nhân là nguyên nhân gây kẹt xe chính, họ có cấm xe hơi như bạn đang hâm he đòi cấm xe máy không?
Phương tiên công công đủ tiện lợi để đáp ứng ít nhất tầm 50% nhu cầu đi lại của người dân chưa? Hay bạn muốn cấm xe máy để họ mua xe hơi chạy? Hay họ đi bộ?
Giờ chỉ cần 25% người đi xe máy, chuyển qua đi xe hơi, bạn có chắc "người đi xe hơi" lúc đó ý thức tốt hơn đi xe máy? Không có đâu, chẳng qua đi xe hơi khó luồn lách hơn xe máy thôi, chứ không thì cũng như nhau.
Vấn đề nằm ở đâu? Giải quyết cách nào? Nhiều lắm, nhưng mình biết chắc cấm xe máy không là giải pháp đúng, vì nó không giải quyết được gốc rễ của vấn đề.
Biết ngay sẽ có người lôi Đài Loan vô làm ví dụ của một đất nước xe máy, xin thưa, Đài Loan ko phải hình mẫu để hướng tới. Hãy nhìn xa hơn như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, nhìn lên để phát triển, chứ ko ai nhìn xuống.
Hãy nhìn vào Trung Quốc đã trở thành cường quốc như thế nào khi đã mạnh tay cấm xe máy ở các thành phố lớn.
Những đất nước phát triển khác như Mỹ và Châu Âu họ không cấm xe máy, đơn giản vì họ không thèm đi xe máy, đất nước họ là những đất nước của oto. Xe máy chỉ là thú vui.
Bạn nhắc tới phương tiên công cộng, câu cửa miệng của dân xe máy, thực chất là bạn sẽ không bao giờ bước chân lên cái xe buýt nếu như bạn không còn sự lựa chọn nào khác. Vì thế, khi cấm xe máy, các phương tiện giao thông chắc chắn sẽ có đất để phát triển. Lộ trình cấm xe máy ở đây đương nhiên cũng sẽ có lộ trình phát triển giao thông công cộng như xe buýt, tàu điện, taxi v.v.. Nên bạn không cần phải lo về vấn đề đó.
Khi nói đến việc bỏ xe máy thì đa số mọi người lại nghĩ ngày đến việc người dân chuyển sang oto. Đó là sự hoang đường, không bao giờ xảy ra. Vì thực tế, giá xe oto vẫn cao ngoài tầm với của đa số người dân, nếu họ mua được thì họ đã mua từ lâu rồi ko cần đợi đến lúc cấm xe máy mới mua. Hơn nữa, với cấu trúc hạ tầng "chỉ phục vụ xe máy" như các hẻm hóc ngõ ngách đặc trưng của 90% người dân không thể cho phép họ mua cái oto để ở nhà.
Nói về ý thức, thì vật chất quyết định ý thức. Khi ngồi lên cái xe máy với tính linh động cao, người dân sẽ dễ dãi với bản thân, chạy xe sẽ trở nên tùy tiện hơn, tạt đầu, chạy ngược chiều, leo lề tí để "cho tiện", vượt đèn đỏ vì "chắc không sao đâu", quẹo phải tùy tiện ở ngã 4 vì "để cho thoáng, ai cũng quẹo như thế mà", đỗ xe dưới lòng đường ở nơi cấm dừng vì "luật giao thông không áp dụng cho xe máy" và chủ yếu là chả ai biết luật giao thông cả. Nhưng khi lái oto thì nó phải khác. Ông không thể tùy tiện chạy ngược chiều, vượt đèn đỏ, leo lề, lạng lách, bốc đầu, đậu xe bừa bãi, vì ai cũng thừa biết những hành động đó dễ mang lại hậu quả xấu hơn rất nhiều so với xe máy nên không ai dám làm. Đương nhiên cũng có người này người kia, oto cũng có người vi phạm, nhưng 100 oto mới có 1 oto vi phạm (đa số taxi hoặc xe dịch vụ) còn xe máy thì 100 ông hết 99 ông vi phạm.
Vậy cấm xe máy có phải cách giải quyết tốt nhất không? Chắc chắn là có, đương nhiên là theo lộ trình dài hạn, cỡ chục năm, chứ ko phải kêu cấm là cấm cái rụp, đó là điều không thể.
Khi cấm xe máy, phương tiện công cộng sẽ phát triển. Người dân sẽ được di chuyển an toàn hơn, thành phố sẽ văn minh hơn khi vắng bóng xe máy, đỡ khói bụi, và ít ồn ào hơn. Khi có tai nạn thì rõ ràng sẽ hạn chế thương vong hơn. Cái xe máy nó đã gây ra không biết bao nhiêu đau thương cho những gia đình có tai nạn giao thông ở VN.
Khi cấm xe máy, các kiểu buôn bán tự phát sẽ dần thoái trào vì không còn cảnh chạy xe tấp vào lề mua đồ tùy tiện, không còn cảnh xe máy xếp trên lề đường của các quán xá chiếm hết lối đi bộ, từ đó phố phường trở nên trật tự hơn, người dân cũng dần có thói quen đi bộ, không hở chút là xách cái xe máy ra đường.
Khi cấm xe máy, dân sẽ giãn dần ra các vùng đô thị vệ tinh, vì người dân không còn phải ru rú tập trung trong cái bán kính 15km để đi học đi làm nữa, do họ không còn phải đi xe máy lộc cộc nữa, và vì phương tiện giao thông công cộng (hoặc họ đã mua oto) đã đáp ứng được nhu cầu di chuyển xa, họ sẽ không còn ngại di chuyển xa để đi học đi làm nữa. Dần dần các thế hệ sau có khi sẽ đi làm cách cả trăm km như ở các nước phương Tây.
Từ đó, thành phố ngày càng mở rộng, các khu đô thị mới sẽ xây theo tiêu chuẩn của một đô thị hiện đại của phương tiện là oto, các công ty cơ quan, bệnh viện, sẽ phải có bãi đỗ xe oto, và nhà ở phải có garage.
Rõ ràng những lợi ích của việc bỏ xe máy nó mang lại là rất lớn, nhưng cũng sẽ rất lâu để đạt được. Nhưng để đạt được lộ trình đó cần có sự quyết liệt của chính quyền cũng như những cái đầu thông thái nhìn xa trông rộng của người dân đồng thuận ngay từ bây giờ.
Còn hiện nay hễ nhắc tới lộ trình cấm xe máy là nhãy cẫng lên sủa phản đối "Đài Loan nó cũng đi xe máy kìa" - "Hà Lan nó đi xe đạp kìa" thì đất nước không bao giờ khá nổi.