Mạch cầm chừng có vấn đề rồi bác ,trước mắt coi lại mạch gió và xăng cầm chừng nếu có thể làm được và lôi họng ga ra súc rửa xem sao đã
Khi máy còn lạnh , dù bướm ga đóng hết và đột ngột thì mạch bù lạnh buổi sáng còn hoạt động nên nó không " Chết ". Khi máy nóng , trách nhiệm duy trì hoạt động khi ta buông hết ga được " bán cái " sang mạch cầm chừng , mạch này lôi thôi là xe "Ngất" luôn khi ta nhả ga đột ngột
Bác cho hỏi thêm chút: Xe bác khi nóng và khi nguội tốc độ cầm chừng là bao nhiêu? Khi xẩy ra hiện tượng này tình hình xe chạy có vọt nữa không. Nếu van cầm chừng bị hỏng thì nóng hay nguoi gì nó cũng bị tại vì Van cầm chừng và van bù lạnh buổi sáng là một mà thui.
Bác viết cái gì thế ? Sao lại là một ? Một chế độ là để khởi động khi máy lạnh , nước lạnh , bướm Air khởi động đóng kín và bướm ga hé mở do ta mồi ga, yêu cầu Hòa Khí đậm đặc , một chế độ là để máy họat động cầm chừng ( Ralentie) khi máy nóng , bướm ga đóng hòan tòan do buông chân ga , bướm khởi động mở hết do nước đang rất nóng ...( ví dụ dừng đèn ) . Coi lại cấu tạo CHK bác nhé , lọai đơn giản nhất của ô tô đã thiết kế rõ hai chế độ rồi chứ không phải chỉ có các lọai hiện đại mới có đâu .Le_Vu_ckd nói:... tại vì Van cầm chừng và van bù lạnh buổi sáng là một mà thui.
Bù ga sáng chạy theo mạch phun sau bướm gió , trước bướm ga khi nuớc lạnh , khi nước nóng lên , cơ cấu nhiệt kéo bướm gió (Bướm Air ) mở rộng tối đa ,họng hút thông hòan tòan , thấp áp họng hút lúc này do bướm ga ( Nằm dưới thấp trong hình ) quyết định ,cơ cấu khởi động lạnh hết nhiệm vụ :
Còn đây là mạch Ralentie ( Cầm chừng ) được cung cấp xăng bởi chỉnh Jic-lơ sau bướm ga khi nó đóng kín vì ta nhả hết chân ga :
( Bướm gió -hay còn gọi là Air gió ở trên đang mở hết cỡ vì động cơ đã nóng )
Xe BMW 520 SX1995 của bác đã sử dụng hệ thống nhiên liệu K-Jetronic thì bệnh tình còn liên quan đến bộ chia xăng nữa bác ạ , nó cũng bị tình trạng nóng lên thì phân phối nhiên liệu chập chờn và rất khó chỉnh Ralentie cho ổn định .
Last edited by a moderator:
Xe phun xăng thế hệ sau này cũng vậy thôi bác . BMW của bác chủ là đời xài phun K-Jetronic , cũng có lọai xài KE-Jetronic ( Tức là có cảm biến Oxy rồi ) .
Quá trình khởi động bao giờ cũng phải tìm cách làm giàu hòa khí hay là hạn chế không khí còn lạnh bên ngòai , quá trình cầm chừng là để xe nổ máy ở mức không có tác động từ bướm ga , mà chạy theo mạch phun được điều khiển ở cơ chế cầm chừng , do vậy mới có chuyện mạch chính và mạch phụ , van cầm chừng và van khởi động lạnh ( Không phải là van bì máy lạnh ) . Dù là phun vòi độc lập hay phun chung trong " Ống sáo " , phun trong họng CHK hay là phun hiện đại đa điểm , thì việc phân bổ chế độ cầm chừng và khởi động lạnh là không thể lẫn lộn.
Và thực tế ta thấy rõ , rất nhiều chứng phập phù vòng quay khi xe lạnh mà khi nóng lên thì khỏi , hay là cứ nóng máy thì dở chứng mất Ralentie .
Nóng và lạnh , có tải và cầm chừng ở động cơ đốt trong là các trạng thái rất khác biệt của quá trình vận hành mà ta phải nắm rõ để có hướng phán đóan bệnh tình.
Mạch khởi dộng lạnh còn liên quan tới cửa gió rất xa phía ngòai , van IDL mà bác nói dù có 3 dây , điều khiển hai tầng thì cũng không đảm đương tòan bộ nhiệm vụ khởi động lạnh đâu . Bởi vậy mới đề nghị bác chủ là nên xem xét hai vấn đề riêng biệt để tránh tốn tiền oan.
Van khởi động lạnh được điều khiển bằng điện , 2 dây vào( cũng có khi 3 , chả biết tại sao ?? :
Van này cũng điều khiển bằng điện , cũng có 3 dây vào , nhưng nằm ở chỗ khác , nhiệm vụ khác , nó là van Idl :
Quá trình khởi động bao giờ cũng phải tìm cách làm giàu hòa khí hay là hạn chế không khí còn lạnh bên ngòai , quá trình cầm chừng là để xe nổ máy ở mức không có tác động từ bướm ga , mà chạy theo mạch phun được điều khiển ở cơ chế cầm chừng , do vậy mới có chuyện mạch chính và mạch phụ , van cầm chừng và van khởi động lạnh ( Không phải là van bì máy lạnh ) . Dù là phun vòi độc lập hay phun chung trong " Ống sáo " , phun trong họng CHK hay là phun hiện đại đa điểm , thì việc phân bổ chế độ cầm chừng và khởi động lạnh là không thể lẫn lộn.
Và thực tế ta thấy rõ , rất nhiều chứng phập phù vòng quay khi xe lạnh mà khi nóng lên thì khỏi , hay là cứ nóng máy thì dở chứng mất Ralentie .
Nóng và lạnh , có tải và cầm chừng ở động cơ đốt trong là các trạng thái rất khác biệt của quá trình vận hành mà ta phải nắm rõ để có hướng phán đóan bệnh tình.
Mạch khởi dộng lạnh còn liên quan tới cửa gió rất xa phía ngòai , van IDL mà bác nói dù có 3 dây , điều khiển hai tầng thì cũng không đảm đương tòan bộ nhiệm vụ khởi động lạnh đâu . Bởi vậy mới đề nghị bác chủ là nên xem xét hai vấn đề riêng biệt để tránh tốn tiền oan.
Van khởi động lạnh được điều khiển bằng điện , 2 dây vào( cũng có khi 3 , chả biết tại sao ?? :
Van này cũng điều khiển bằng điện , cũng có 3 dây vào , nhưng nằm ở chỗ khác , nhiệm vụ khác , nó là van Idl :
Last edited by a moderator:
Có thể em đã nhầm 520 với 520i. Với xe phun xăng bằng điện tử, việc khởi động lạnh hoàn toàn do ECU tính toán tỷ lệ hòa khí. Nhiệt độ động cơ được nhận biết bởi cảm biến nhiệt độ nước làm mát. Lượng gió đưa vào hoàn toàn đựợc đo kiểm bởi cảm biến đo gió. Vì thế khi khởi động lạnh ECU sẽ đưa ra lượng phun phù hợp với bất kỳ nhiệt độ nào của động cơ. Tuy nhiện bản thân bên trong ECU đã có sẵn chế độ bù lạnh buổi sáng riêng biệt so với chế độ bình thường. Van IDL được ECU điều khiển khi cánh bướm ga đóng hoàn toàn( được cảm nhận từ cảm biến vị trí bướm ga) và nó mở một đường bybass qua cánh bướm ga. Van IDL luôn luôn duy trì cho đông cơ một tốc độ nhỏ nhất mà ở đó tua máy đều nhất. Khi nhiệt độ động cơ thấp, nó mở một lượng gió lớn hơn để hâm nóng nhanh động cơ nên khi buổi sáng trong mấy giây đầu sau khi khởi động tua máy lên cao và sau đó giảm dần và ổn định. Với một số loại xe sau này, van IDL còn đảm nhận luôn chức năng bù ga máy lạnh. khi có tín hiệu AC, ECU điều khiển van IDL mở một lượng gió cho tua máy lên trước sau đó mới đóng Lock lạnh để tránh trường hợp chết máy khi bật máy lạnh( thay cho cục bù máy lạnh). Với xe mới hai quá trình này được phối hợp nhịp nhàng và ta không thể nào nhận ra sư thay đổi của tua máy khi bật máy lạnh. Hiện nay trên xe thông dụng một số van IDL như: loại động cơ bước 6 dây ra( trên xe Julie, camry ...), Loại động cơ lưỡng cực 4 dây( trên xe Daewoo, Isuzu ... ), loại van xoay 3 dây hai cuộn dây (trên xe Toyota; B+, ISCC và ISCO), loại 2 dây một cuộn dây và một lò xo hồi vị (suzuky VITARA, honda), loại 3 dây có IC bên trong( Toyota yaris, B+, E và ISD). Khi van này bị lão hóa thường dẫn tới ECU điều khiển bị vọc lố do hệ số điều khiển (độ lỳ) thay đổi dẫn tới òa ga hay chết máy khi nhả ga nhanh và đạp côn (Nubira II) hoặc sượng ga( ISUZU cupe...)
Em chỉ biết nhiêu đó nên đưa ra bàn cho vui. Mong các bác chỉ giáo.
Em chỉ biết nhiêu đó nên đưa ra bàn cho vui. Mong các bác chỉ giáo.