Hạng F
Super Moderators
11/2/15
7.775
18.752
113
Lâm Đồng
Từ những thông tin xa xăm và viễn tưởng, những chiếc xe điện và trạm sạc đầu tiên đang dần xuất hiện tại chính Việt Nam ta. Kỷ nguyên xe điện đang đến rất gần và sẽ là xu thế tất yếu trong tương lai trên thế giới và ngay tại Việt Nam.

xe-dien.jpeg


Tình trạng ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nhiên liệu hóa thạch

Thị trường xe tăng trưởng liên tục những năm gần đây cũng là lúc tình trạng ô nhiễm không khí, đặc biệt là ở các thành phố lớn, lên đến đỉnh điểm.

Theo đánh giá của các cơ quan môi trường, ô nhiễm giao thông là 1 trong 6 nguồn gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở các đô thị hiện nay. Đặc biệt mức độ ô nhiễm do các phương tiện tham gia giao thông gây ra tác động trực tiếp, gây những hậu quả không nhỏ cho sức khỏe con người.

Các chuyên gia nhận định, ô nhiễm không khí ở đô thị do giao thông gây ra chiếm tỉ lệ khoảng 70%. Hoạt động giao thông chiếm tới gần 85% lượng khí cacbon monoxit có khả năng gây nhiễm độc cấp và nhiều chất độc hại khác.

smart-air-pollution.jpg

Không chỉ vậy, việc khai thác quá mức các nguồn nhiên liệu hoá thạch cũng đang khiến nguồn tài nguyên này cạn kiệt dần.

Việc chuyển đổi sang phương tiện sử dụng nhiên liệu khác trở thành mục tiêu của nhiều quốc gia và hãng xe trên thế giới. Trong đó, xe điện là phương án hiệu quả và khả thi nhất.

Nhiều nước trên thế giới đều hướng tới việc khuyến khích phát triển xe điện

Năm 2030 là thời hạn mà rất nhiều quốc gia trên thế giới như: Trung Quốc, Nhật Bản, các nước trong khu vực châu Âu... đặt ra để loại bỏ xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch (xăng/dầu diesel) và thay bằng xe điện hoàn toàn (EV), xe lai điện (hybrid hoặc hybrid plug-in)...

Chính phủ Nhật Bản đã lên kế hoạch loại bỏ hoàn toàn các loại ô tô chạy xăng mới kể từ giữa thập niên 2030 nhằm đáp ứng mục tiêu về giảm phát thải khí C02. Theo đó, toàn bộ các loại ô tô mới được bán tại Nhật từ giữa thập niên 2030 sẽ chỉ là ô tô điện hoặc lai điện (hybrid). Đây là kế hoạch của Chính phủ Nhật nhằm thực hiện những bước đi cụ thể hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia trung hòa khí carbon vào năm 2050.

Hàn Quốc đặt mục tiêu đến năm 2030 nâng lượng ô tô thân thiện với môi trường sử dụng trong nước lên 7,85 triệu xe và hướng tới trung hòa khí CO2 vào năm 2050.

Chính phủ New Zealand đang xem xét kế hoạch cắt giảm khí thải đầy tham vọng, hướng đến hoàn thành mục tiêu không phát thải vào năm 2050.

Từ năm 2030, Anh sẽ cấm bán ô tô và xe tải chạy bằng xăng và diesel mới, sớm hơn 5 năm so với kế hoạch trước đó. Đây là một phần của “cuộc cách mạng xanh” mà Thủ tướng Boris Johnson đang thực hiện để cắt giảm lượng khí thải xuống mức 0 vào năm 2050.

Pháp cũng cam kết loại bỏ xe chạy xăng và dầu diesel mới khỏi thị trường vào năm 2040.

Cropped-1605551300photo_Data.jpg
Mẫu xe MG ZS EV được trưng bày tại triển lãm

Nếu như 20 năm trước Thái Lan đặt mục tiêu trở thành thủ phủ sản xuất xe hơi của Đông Nam Á thì giờ đây đích đến mới nhất của xứ chùa Vàng chính là trở thành trung tâm sản xuất ô tô điện và xe máy điện hàng đầu của ASEAN trong vòng 5 năm tới.

Đối với Singapore, quốc đảo này đã công bố rằng họ dự định loại bỏ dần các loại xe chạy bằng xăng và diesel vào năm 2040, đồng thời đưa ra một số ưu đãi cho người mua xe điện và cam kết xây dựng thêm các trạm sạc.

Indonesia cũng đang tìm cách đạt được mục tiêu là các sản phẩm điện khí hóa chiếm 20% tổng sản lượng xe sản xuất vào năm 2025, cụ thể là 2.200 ô tô điện, 711.000 xe hybrid và 2,1 triệu xe máy điện.

Không nằm ngoài xu hướng chung của toàn cầu, Việt Nam cũng đã có những động thái đầu tiên hướng đến việc phát triển xe điện. Tuy nhiên, vẫn cần có những chính sách rõ ràng và mạnh mẽ hơn để xe điện có thể phát triển trong thời gian tới.

Sau nhiều năm nghiên cứu và thăm dò thị trường, Toyota tham vọng mang khái niệm hybrid tới người Việt bằng chiếc Corolla Cross. Mẫu xe mới nhanh chóng được khách hàng đón nhận khi đạt doanh số hơn 10.000 xe (tính từ khi ra mắt), vượt xa kỳ vọng của nhà sản xuất. Khoảng 1/10 trong số đó là phiên bản hybrid, chứng tỏ người Việt cũng rất quan tâm đến việc sử dụng xe thân thiện với môi trường.

Sau Toyota với sản phẩm hybrid phân phối chính hãng đầu tiên, VinFast là hãng tiên phong khai phá mảng xe chạy hoàn toàn bằng điện.

otosaigon-VFe34_Exterior1.jpg
VinFast VF e34

Dù chưa ra mắt chính thức và chưa có xe sản xuất nhưng chỉ sau 12 giờ mở bán, mẫu ô tô điện đầu tiên của VinFast là VF e34 đã nhận được lượng đặt hàng 3.692 xe. Con số này thể hiện sự quan tâm đặc biệt của khách hàng Việt với ô tô điện và sức hấp dẫn về mức giá của VF e34.

Điều này cho thấy, chỉ cần đạt mức giá lý tưởng, khách hàng sẽ sẵn lòng chi tiền mua xe điện, bất kể những hạn chế ban đầu của nó.

Thành công của Toyota và VinFast bước đầu cho thấy xe điện và xe xanh hoàn toàn có cơ hội phát triển tại Việt Nam, làm giảm ảnh hưởng tiêu cực của phương tiện giao thông tới môi trường sống.

165407903_10158385567123795_2680723711925040295_n.jpg
VinFast VF e35

Hàng loạt các hãng xe lớn trên thế giới đều coi ô tô điện là chiến lược tương lai

Xe điện là khái niệm đã có từ lâu và được nhiều hãng xe nhỏ thực hiện dưới dạng concept hoặc dự án nhỏ. Mãi đến khi Tesla cùng những sản phẩm khai phá đầy thành công như Roaster năm 2006, Model S, Model X các năm sau đó xuất hiện và thống trị thị trường Mỹ, việc sản xuất xe điện mới được các hãng xe chú trọng.

tesla.jpg

Hiện tại, toàn bộ các tên tuổi lớn của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đều đã có chiến lược phát triển xe điện rõ ràng, từng bước thay thế một phần hoặc hoàn toàn sản phẩm sử dụng động cơ đốt trong. GM mới đây tuyên bố sẽ đầu tư 27 tỷ USD cho việc phát triển các sản phẩm xe “xanh”, trong khi Volkswagen còn mạnh tay hơn với khoản đầu tư lên tới 86 tỷ USD.

Chưa dừng ở đó, nhiều hãng còn tuyên bố ngừng phát triển động cơ đốt trong, thậm chí chấm dứt kinh doanh các loại xe sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong vài năm tới, trong đó có thể kể tới Audi, Daimler (hãng mẹ của Mercedes-Benz), Volvo, GM, BMW... Ford còn mạnh dạn khẳng định 100% xe du lịch bán ra từ năm 2026 sẽ được điện hóa một phần hoặc toàn phần.

Thậm chí, tập đoàn "non trẻ" Stellantis vừa ra mắt sau khi sáp nhập Fiat Chrysler Automobiles và Peugeot S.A đã công bố sẽ chuyển đổi sang sản xuất xe điện.

Ngoài ra phải kể đến Trung Quốc, là thị trường lớn nhất thế giới đối với các loại phương tiện như xe khách, xe buýt và xe tải do đó, có nhiều nhà sản xuất xe điện riêng như BYD Auto, Geely, Great Wall Motors và Chery.

tram sac.jpg
Trạm sạc xe taxi điện tại Trung Quốc

Với chiến lược rõ ràng từ phía các nhà sản xuất, nhiều sản phẩm ô tô chạy điện mới giờ đây đã có mặt trên thị trường, khẳng định được vị thế và đạt doanh số đáng nể. Bên cạnh Tesla với Model S, Model 3 đình đám với hơn nửa triệu xe tới tay người dùng trong năm qua, người tiêu dùng còn có hàng loạt lựa chọn khác.

Ở nhóm hạng sang, Porsche Taycan, Mercedes-Benz EQC, Audi e-tron, BMW iX/i4/i3, MINI Cooper SE Electric... chiếm ưu thế. Trong khi đó, Ford Mustang Mach E, Chevrolet Bolt, Hyundai Ioniq/Kona EV, KIA Niro, Nissan LEAF, Honda e, Toyota Mirai, Mitsubishi i-MiEV... là những cái tên đáng chú ý ở phân khúc xe phổ thông.

Tuy nhiên, các hãng xe Nhật, đặc biệt là Toyota dù vẫn ra mắt các sản phẩm xe điện nhưng lại thận trọng hơn trong câu chuyện chuyển đổi toàn bộ hệ thống sản xuất sang xe điện.

Nguyên nhân đến từ mạng lưới nhà máy có quy mô toàn cầu cùng dây chuyền sản xuất lớn. Nó sẽ tốn khá nhiều tiền bạc và công sức để tái cơ cấu. Trong khi hệ thống điện hiện tại trên toàn thế giới chưa đảm bảo được công suất và sự ổn định khi tất cả các xe trên đường đều là xe điện.

jp.jpeg
Dây chuyền sản xuất tại một nhà máy Toyota ở Nhật Bản

Pin - Mấu chốt thành công của chiến lược xe điện

Mối lo lớn nhất của người đi xe điện hầu hết nằm ở hệ thống pin và sạc. Các câu hỏi thường thấy khi mua xe điện là: Pin dung lượng bao nhiêu, xe chạy được bao nhiêu km sau khi sạc đầy, sạc bao lâu thì đầy pin, sạc nhanh như thế nào, giá pin đắt ra sao…

Gỡ một phần nút thắt cho vấn đề pin, hồi tháng 9 năm ngoái, Tesla tiết lộ đang phát triển mẫu “siêu pin” giúp mở rộng cự ly vận hành của xe lên hơn 400 dặm (khoảng 643km) mỗi lần sạc. Đặc biệt, pin thể rắn, dự kiến được sản xuất hàng loạt từ 2023, được xem là lời giải hoàn hảo cho bài toán về pin, khi có thể đảm bảo quãng đường lên tới 750km/1 lần sạc. Công nghệ này hứa hẹn sẽ được nhân rộng ở nhiều hãng khác.

1400x-1.jpg
Công nhân lắp pin trên xe điện BYD tại nhà máy ở Thâm Quyến.

Đối với vấn đề giá pin, theo các nhà phân tích của Bloomberg New Energy Finance, pin ôtô điện có giá khoảng 176 USD cho mỗi kWh, nhưng con số đó sẽ giảm xuống chỉ còn 87 USD vào năm 2025.

Nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ, có thể tin rằng đến năm 2026, giá các loại xe chạy bằng điện sẽ gần như tương đương với giá xe thông thường. Khi đó, sẽ bùng nổ thị trường toàn cầu trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.

tram sac VF2.jpg
Các trạm sạc của VinFast đang dần được hoàn thiện

Ngoài chuyện hiệu năng và khả năng sạc, vấn đề thu hồi và xử lý pin hết hạn cũng đang được khắc phục.

Sau khoảng 10 năm sử dụng, phần lớn xe điện cần được thay pin. Nếu một lượng lớn pin hết hạn trở thành mối nguy thì xe điện đã không nhận được nhiều sự ủng hộ như thế, cả từ các chính phủ và giới hoạt động môi trường.

Trên thực tế, các hãng xe điện đều có chính sách thu hồi và xử lý pin hết hạn. Đơn cử, Tesla từng tuyên bố 100% pin dùng trong ô tô điện của hãng là loại có thể tái chế. Điều này, bên cạnh việc sản xuất mới, sẽ góp phần giải quyết nhu cầu khổng lồ về pin khi “ông vua xe điện” đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định với tốc độ 40-50%/năm.

Tại Việt Nam, VinFast cũng cho biết đã có kế hoạch và sẽ chịu trách nhiệm về việc xử lý pin cuối vòng đời. Đây cũng là sự ưu việt của việc cho thuê pin thay vì bán đứt cho khách hàng. Về phía người dùng, lợi ích kinh tế là động lực thúc đẩy việc đổi pin cũ, pin hỏng, nhờ đó, nhà sản xuất có thể chủ động kiểm soát chất lượng toàn bộ số pin đang lưu thông.

battery.jpg
Pin xe điện

Doanh số xe điện tăng trưởng bất chấp đại dịch

Thống kê mới công bố của hãng nghiên cứu thị trường Canalys cho thấy doanh số toàn cầu của các loại ô tô chạy điện tăng trưởng tới 39% trong năm vừa qua – đạt 3,1 triệu chiếc.

Như vậy, ô tô điện chiếm 5% tổng số xe mới được bán ra. Kết quả này khiến giới phân tích bất ngờ trong bối cảnh doanh số ô tô du lịch toàn cầu suy giảm 14% do đại dịch Covid-19 hoành hành.

Cũng theo ghi nhận, những thị trường ô tô chạy điện tăng trưởng mạnh nhất trong năm qua là châu Âu và Trung Quốc, với khoảng 1,3 triệu xe tới tay người tiêu dùng. Con số này gấp bốn lần doanh số xe điện tại Mỹ, dù Xứ cờ hoa là quê hương của Tesla – nhà sản xuất ô tô điện hàng đầu thế giới - nhưng loại phương tiện sử dụng năng lượng sạch này mới chỉ chiếm 2,4% tổng số ô tô du lịch bán ra.

Các nhà nghiên cứu của Canalys dự báo, ô tô điện sẽ tiếp tục bùng nổ trong năm 2021 với doanh số dự kiến tăng trưởng 66%, vượt mốc 5 triệu xe (tương đương 7% số xe mới bán ra trên toàn cầu). Thị trường phương tiện mới đầy sức sống này cũng sẽ đạt tới 30 triệu xe bán ra vào năm 2028, trước khi chiếm 48% tổng số ô tô du lịch tới tay người tiêu dùng vào năm 2030.
wuling.jpg
Mẫu xe điện bán chạy nhất thế giới hiện nay - Wuling Hong Guang Mini EV (thuộc GM)

Xe điện chắc chắn sẽ là xu thế tất yếu của các nước trên thế giới và của cả ngành công nghiệp ô tô

Dù vẫn còn đó nhưng băn khoăn về pin, trạm sạc hay các yếu tố liên quan nhưng với doanh số bùng nổ liên tục trong thời gian gần đây được kỳ vọng sẽ là động lực thúc đẩy sự phổ biến của ô tô chạy điện. Ngoài ra, với những chính sách hỗ trợ mạnh tay hơn nữa từ phía các chính phủ và sự mạnh dạn đầu tư từ tất cả các hãng xe trên toàn cầu. Xu hướng xe xanh đang mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Khởi đầu bằng những mẫu xe đô thị cỡ nhỏ, các động cơ điện và hydro đã dần xuất hiện trên những mẫu xe lớn hơn, thậm chí là xe thể thao và xe vượt địa hình. Chính phủ các nước đều lên lộ trình cắt giảm xe chạy nhiên liệu hóa thạch (xăng, dầu) để hướng đến một viễn cảnh hoàn toàn sử dụng xe điện.

Từ những thông tin xa xăm và viễn tưỡng, những chiếc xe điện và trạm sạc đầu tiên đang dần xuất hiện tại chính Việt Nam ta. Kỷ nguyên xe điện đang đến rất gần và sẽ là xu thế tất yếu trong tương lai.
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Love
Reactions: Jackie Huy
Hạng F
7/8/17
7.816
10.884
113
Túm cái quần lại là xe xăng nó gây ô nhiễm toàn thành phố. Xe điện thì nó tập trung ô nhiễm về 1 chỗ xử lý pin. Nếu hiện tại công nghệ xử lý pin k đáp ứng dc thì sẽ mệt mỏi lắm.
 
Hạng C
10/12/12
933
2.127
93
Xe nhiên liệu hóa thạch: thì thải ra khí, mấy cha lọc được khí thải thì nhiên liệu hóa thạch xài vẫn ok. Nhưng giờ mấy ông đốn cây phá rừng quá + nhiên liệu hóa thạch đang cạn dần nên chuyển đổi là điều tất yếu.
Xe điện: cái cần xử lý duy nhất là tái chế pin.
Xong. mình tóm tắt cho mấy bạn rồi đó. Cha ad viết dài dòng vl....
 
Hạng F
6/9/18
7.368
16.363
113
36
Xe nhiên liệu hóa thạch: thì thải ra khí, mấy cha lọc được khí thải thì nhiên liệu hóa thạch xài vẫn ok. Nhưng giờ mấy ông đốn cây phá rừng quá + nhiên liệu hóa thạch đang cạn dần nên chuyển đổi là điều tất yếu.
Xe điện: cái cần xử lý duy nhất là tái chế pin.
Xong. mình tóm tắt cho mấy bạn rồi đó. Cha ad viết dài dòng vl....
viết nhiều mới chèn dc nhiều hình chứ bác,, cái quan trọng là hình ảnh chứ nội dung thì ai cũng biết :D
 
Hạng D
19/4/15
1.379
1.870
113
Xe nhiên liệu hóa thạch: thì thải ra khí, mấy cha lọc được khí thải thì nhiên liệu hóa thạch xài vẫn ok. Nhưng giờ mấy ông đốn cây phá rừng quá + nhiên liệu hóa thạch đang cạn dần nên chuyển đổi là điều tất yếu.
Xe điện: cái cần xử lý duy nhất là tái chế pin.
Xong. mình tóm tắt cho mấy bạn rồi đó. Cha ad viết dài dòng vl....
Còn sản xuất điện nữa, như điện mặt trời dùng được 1 đơn vị ban ngày, thì lại phải đầu tư 1 đơn vị điện truyền thống để lấy điện vào ban đêm.
Một bên là đào nguyên liệu hóa thạch lên đốt.
Một bên là đào kim loại nặng sx pin.
Rồi xe pin nặng hơn, bụi phanh, bụi lốp sẽ nhiều hơn.
Chủ yếu là ko đo được tổng lượng phát thải các quy trình. Nguyên lý là giống nhau cả thôi, đều là đào tài nguyên lên sử dụng, chỉ là bên nào mkt tốt hơn thì bán công nghệ được giá cao hơn thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng C
23/5/12
706
877
93
Giả sử, chuyển toàn bộ xe chạy xăng dầu hiện nay thành xe chạy điện. Đồng thời, các trạm sạc được cung cấp nguồn điện bằng năng lượng mặt trời thì quá tốt nhỉ?
 
Hạng F
Super Moderators
11/2/15
7.775
18.752
113
Lâm Đồng
Xe nhiên liệu hóa thạch: thì thải ra khí, mấy cha lọc được khí thải thì nhiên liệu hóa thạch xài vẫn ok. Nhưng giờ mấy ông đốn cây phá rừng quá + nhiên liệu hóa thạch đang cạn dần nên chuyển đổi là điều tất yếu.
Xe điện: cái cần xử lý duy nhất là tái chế pin.
Xong. mình tóm tắt cho mấy bạn rồi đó. Cha ad viết dài dòng vl....
Em tâm huyết mà sao bác phũ vậy T_T
 
Hạng B2
26/1/21
209
194
43
27
Giả sử, chuyển toàn bộ xe chạy xăng dầu hiện nay thành xe chạy điện. Đồng thời, các trạm sạc được cung cấp nguồn điện bằng năng lượng mặt trời thì quá tốt nhỉ?
đào đâu ra pin mặt trời nhiều thế bác.mấy chục triệu mới đc 1kwh điện mặt trời.vs đâu phải chỗ nào cũng ngày nắng đâu.còn buổi đêm nữa.nếu mà muốn điện từ mặt trời đủ cho xe điện thì sẽ cần 1 lượng tấm pin khổng lồ,rồi lại nghĩ cách tái chế pin mặt trời.
 
Hạng F
28/8/19
6.878
11.829
113
Palm Beach, Florida, US
Mình đang đợi con E35 gì của VF đây! Chắc thử mua 1 con ủng hộ đội nhà nếu nó rẻ, Tesla ở đây nó đưa xuống hàng 30k rồi nên chắc VF tầm hàng 20k thì có thể.
 
Hạng D
1/7/10
2.087
1.310
133
giaotoviet.com
Mới xem lại phim Fast & Furios tối qua; toàn xe điện: xe máy điện, ô tô điện; xe tải điện. Xe máy điện mà đua tốc độ cỡ đó thì cũng mua, haha