Tập Lái
5/3/18
19
6
3
38
hmmm...
Dạo này Vinfast marketing dữ quá. Em vốn không thích tất cả các thể loại của Vin nên không muốn comment mấy bài PR kiểu này nhưng cái vụ xe điện thì hơi quá lố nên chọc ngoáy Vin tí xem sao:

Quảng cáo thì thường chỉ nói 1/2 sự thật nên mấy cái Vin nói rồi, em không bàn, giờ hỏi Vin mấy cái Vin chưa nói:

1 - Giá bán điện của Vin?
Xạc pin có 2 cách:
- 1 là dùng điện AC cắm vào xe, xe có bộ nắn dòng thành DC rồi xạc cho pin.
- 2 là dùng luôn điện DC cắm vào xe, xe khỏi cần nắn dòng, xạc trực tiếp luôn
Trạm xạc dùng điện AC thì rẻ vì VIN khỏi cần gắn thêm bộ nắn dòng, xe nào cũng có bộ nắn dòng nên tự "nắn" luôn. Nhưng bộ nắn dòng theo xe thì nhỏ (vì thế xe mới rẻ) và điện AC dù là 3 pha thì công suất cũng bị giới hạn, không thể xạc nhanh bằng DC được
Còn trạm xạc DC thì nhanh nhưng vô cùng đắt đỏ.
Tham khảo chi phí dựng trạm xạc tại Đức:
- Loại rẻ tiền nhất, 24Kw có giá từ 13k euro/trạm.
- Loại 50Kw có giá 30k euro/trạm
Tất cả chưa bao gồm công lắp và bảo trì. Mà các bác biết rồi, pin 1 con xe điện có dung lượng 50Kw thì 1 trạm kia chỉ xạc được 1 xe.
Thông thường các khách sạn hoặc trung tâm thương mại lớn ở Đức sẽ xài trạm 300Kw mới đủ dùng cho khách, giá từ 100k euro/trạm
Vậy Vin lắp mấy cái trạm đó xong thì giá bán điện của VIN sẽ tính cho khách thế nào?
VIN sẽ free cho khách tiền lắp đặt trạm và chỉ tính tiền điện đúng như giá bán điện của EVN?

Không rõ VIN tính sao nhưng ở Đức, trạm sạc công cộng có giá bán điện ít nhất cao gấp 2 lần giá điện của thành phố. Cá biệt có một số nơi như trên cao tốc thì cao gấp 10 lần.
*Một lưu ý nhỏ là hiệu năng của trạm sạc loại hiện đại nhất bây giờ cũng chỉ đạt 95%. Dần dần theo tuổi thọ, hiệu năng giảm đi, chỉ còn 90%. Nói nôm na là bỏ tiền cho 10 KW nhưng khách chỉ nhận về 9 KW mà thôi. Giờ bỏ tiền mua 10 lít xăng, bơm xong bay hơi mất 1 lít thì ai chịu? Vin chịu không?

2 - Xạc tại nhà thì sao?
Chưa thấy giá bán bộ xạc tại nhà của VIN nhưng chắc chắn khách phải mua. Nhưng vấn đề là lắp đặt bộ xạc tại nhà như thế nào?
Như đã nói ở trên, muốn kích hoạt chế độ xạc nhanh thì phải dùng điện DC mà lắp trạm DC tại nhà thì vô cùng đắt đỏ, ai chịu bỏ ra 13k euro để lắp trạm xạc tại nhà?
Nếu không xài DC thì phải xài AC 3 pha, cùng vấn đề: giá cả bộ xạc 3 pha ntn? chi phí thay đổi kết cấu hệ thống điện gia đình từ 1 pha lên 3 pha ? ...
Rõ ràng xạc DC và AC 3 pha tại nhà là không thể, chỉ cho thể là AC 1 pha gia dụng. Hẳn là VIN sẽ tặng khách hàng bộ cáp xạc AC 1 pha để cắm vào ổ điện gia dụng.

Nhưng vấn đề là thế này: Hệ thống điện gia đình được thiết kế để tải dòng điện giới hạn, thường chỉ cho ra công xuất tối đa 4,6 KW (20A)
*Nghe đâu cái bình nước nóng Ariston hao điện nhất cũng chỉ có 3,6 KW - 16A
Với 4,6 KW công suất tối đa, một chiếc xe điện có pin 48 KWh như của Vin cần ít nhất 10 tiếng xạc, theo lý thuyết. Nhưng thực tế còn 5-10% hao hụt công suất và trình điều khiển bộ xạc. Không có chiếc xe điện nào xạc pin với tốc độ đều như nhau từ lúc hết pin cho đến khi đầy 100% dung lượng...
Một chiếc xe điện hết pin cần khoảng 16-20 tiếng cắm xạc tại nhà mới đầy 100%

3 - Hệ thống tải điện của Việt Nam

Một gia đình Việt Nam trung bình dùng từ 150 Kwh đến 300 Kwh điện mỗi tháng (150 - 300 số điện). Một ngày/đêm xạc đầy điện cho xe tiêu tốn khoảng 50 Kwh, tức 1/4 đến 1/6 lượng điện dùng cả tháng, chưa kể hao phí.
Ví dụ một khu phố có trạm biến áp được thiết kế với lượng tiêu thụ điện mỗi hộ gia đình 300Kwh/tháng (tức 10Kwh/ngày) giờ có vài nhà trong khu cứ 5h chiều về là cắm xạc xe điện.
Hỏi rằng trạm biến áp đó chịu đựng được bao lâu trước khi xảy ra sự cố?
Nói rộng ra trên phạm vi cả nước thì hệ thống điện của cả đất nước này chịu được bao lâu?
Xung quanh Hà Nội có 25 nhà máy nhiệt điện, quanh Sài Gòn có 11-12 cái. 2 thành phố này ô nhiễm nghiêm trọng là vậy. Giờ Vin giao giảng về việc bao vệ môi trường rồi dân HN và SG xài hết ô tô điện thì cần bao nhiêu nhà máy nhiệt điện nữa?
Xin nói thêm là hệ thống tải điện của Đức cũng không thể chịu nổi nếu 40 triệu xe cá nhân của Đức đồng loạt cứ 5h chiều về là cắm xạc.

4 - Chưa hết nhưng đành phải kết:
Khi tai nạn xảy ra, ai là người biết cứu hộ nạn nhân trong xe điện?
Bất kỳ dòng điện DC nào trên 50V và AC trên 120V đều gây chết người. Pin xe điện ít thì cũng là DC 200V trở lên. Tai nạn xảy ra, cứu hộ của Việt Nam có biết cách ngắt pin không? hay là gọi người của VIN đến. Người của VIN được đào tạo mấy năm với xe điện?
Ở Đức, cứu hỏa và cứu thương đều được trang bị Ipad và đồ bảo hộ chuyên dụng cho xe điện. Không biết bao giờ VN mới có.
Tui không biết sao nhưng đọc bài của bác này thấy lập luận và kiến thức quá ok.
Ngồi hóng tiếp vậy.
Tui cũng có vài quan tâm như bác về trạm sạc, thời gian sac và giá điện
 
  • Like
Reactions: D23
Hạng B2
12/5/17
287
132
43
37
Khuyến khích phát triển điện mặt trời và điện gió, giảm nhiệt điện và thủy điện là phù hợp.
Điện mặt trời ban ngày chỉ có lúc nắng. Điện gió ban đêm cũng ít hơn ban ngày
 
Hạng D
19/4/15
1.379
1.870
113
Tui không biết sao nhưng đọc bài của bác này thấy lập luận và kiến thức quá ok.
Ngồi hóng tiếp vậy.
Tui cũng có vài quan tâm như bác về trạm sạc, thời gian sac và giá điện
Mkt đang đánh lạc hướng là ba vấn đề trên giải quyết như nào, tức là đã chấp nhận phương án xe điện rồi.
Cái cần nhận ra là như giải pháp Hn đòi cấm xe máy như Chủ tịch vừa đi học Luật phát ngôn, phát biểu thế nhưng 2030 có thực tiễn cấm đc xe máy ko.
Như Sing nó nhận ra và đã nói rồi, xe điện ko có lợi gì cho môi trường cả, chỉ có lợi cho chiến lược thuyết phục khách hàng sẵn sàng chi trả để tăng lợi nhuận của các hãng sx xe cá nhân thôi. Đã là bảo vệ môi trường là phương tiện công cộng chứ ko phải là cổ suý phương tiện cá nhân “ít ô nhiễm hơn”.
Kinh doanh nó chỉ đánh vào tư duy triển vọng của người sử dụng, khách hàng có tính cá nhân, cái đc lợi cho mình sẽ thấy thoả mãn hơn là có lợi cho toàn xã hội. Chủ yếu mà người dân mà hùa theo, rồi đồng ý rồi lại như điện mặt trời, lợi thì ít mà khắc phục sai lầm chính sách ban đầu thì nhiều. Vì vn đặc thù là đông dân, đất hẹp, ko đảo ngược xu thế xe cá nhân, rồi quá tải sẽ sinh ra bất cập về hạ tầng, về an toàn, thậm chí về tiêu cực quản lý nhà nước.