Xe của em tự chế, tốn kém chưa đến 400 khìn bao gồm : Mua 3 thanh inox loại 2*1,5mm dày 1,8mm + với 6 cái kẹp omega dùng để đai ống nước + 12 con bulong inox 304
Khi nào đi xa em mới ịn lên. Khả năng tải : 1 lốp xe và 15kg khoai tây để trong lòng mâm xe, đi Bắc Nam ngon chét
Chạy sau xe của bác thấy mà ớn....................:3danbanh:
Theo điều 64, Khoản 1 Luật GTĐB:
Điều 64. Hoạt động vận tải đường bộ
1. Hoạt động vận tải đường bộ gồm hoạt động vận tải không kinh doanh và hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ. Kinh doanh vận tải đường bộ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật.
2. Kinh doanh vận tải đường bộ gồm kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh vận tải hàng hóa.
Thì xe ô tô con gia đình vẫn được phép tham gia hoạt động vận tải, gọi là "Vận tải không kinh doanh". Bao gồm vận tải người theo quy định (số người bằng số chỗ ngồi) và hàng hóa cũng như hành lý. Điều đó được quy định ở Điều 3 Luật GTĐB:
Điều 3:
................
26. Hành khách là người được chở trên phương tiện vận tải hành khách đường bộ, có trả tiền.
27. Hành lý là vật phẩm mà hành khách mang theo trên cùng phương tiện hoặc gửi theo phương tiện khác.
28. Hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng, động vật sống và các động sản khác được vận chuyển bằng phương tiện giao thông đường bộ.
Vậy thế nào là vận tải không kinh doanh?
Tham khảo điều 66 về Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, theo em, nếu nhứng honhf thái vận tải không thuộc điều đó, nghĩa là Vận tải không kinh doanh, cụ thể nhất là chở hàng và người mà không lấy tiền (hehee):
Điều 66. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
1. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô bao gồm:
a) Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có xác định bến đi, bến đến với lịch trình, hành trình nhất định;
b) Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định có các điểm dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành với cự ly, phạm vi hoạt động nhất định;
c) Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có lịch trình và hành trình theo yêu cầu của hành khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền;
d) Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định được thực hiện theo hợp đồng vận tải;
đ) Kinh doanh vận tải khách du lịch theo tuyến, chương trình và địa điểm du lịch.
2. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô bao gồm:
a) Kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường;
b) Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải;
c) Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng;
d) Kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm.
3. Chính phủ quy định cụ thể về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Vậy khi vận tải hàng hóa, chúng ta phải tuân theo nhứng quy định nào nữa?
A/ Điều 72 Luật GTĐB:
Điều 72. Vận tải hàng hóa bằng xe ô tô
1. Việc vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô phải chấp hành các quy định sau đây:
a) Hàng vận chuyển trên xe phải được xếp đặt gọn gàng và chằng buộc chắc chắn;
b) Khi vận chuyển hàng rời phải che đậy, không để rơi vãi.
2. Không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Chở hàng vượt quá trọng tải thiết kế và quá kích thước giới hạn cho phép của xe;
b) Chở người trong thùng xe, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải hàng hóa bằng xe ô tô.
Bộ GTVT quy định những gì?
Qua các quy định trên, chỉ thấy quy định cho xe chở khách (vận tải có kinh doanh) chứ không thấy quy định cho xe vận tải không kinh doanh. Nghĩa là không chịu sự chi phối của Khoản 3 Điều 18 TT07/2010/TT-BGTVT về kích thước khi chở hàng của xe chở khách (kinh doanh vận tải hành khách).
Đó là cách hiểu thông qua việc nghiên cứi các văn bản trên của em. Các bác có ý kiến gì hay hơn thì chém tiếp!
Điều 64. Hoạt động vận tải đường bộ
1. Hoạt động vận tải đường bộ gồm hoạt động vận tải không kinh doanh và hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ. Kinh doanh vận tải đường bộ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật.
2. Kinh doanh vận tải đường bộ gồm kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh vận tải hàng hóa.
Thì xe ô tô con gia đình vẫn được phép tham gia hoạt động vận tải, gọi là "Vận tải không kinh doanh". Bao gồm vận tải người theo quy định (số người bằng số chỗ ngồi) và hàng hóa cũng như hành lý. Điều đó được quy định ở Điều 3 Luật GTĐB:
Điều 3:
................
26. Hành khách là người được chở trên phương tiện vận tải hành khách đường bộ, có trả tiền.
27. Hành lý là vật phẩm mà hành khách mang theo trên cùng phương tiện hoặc gửi theo phương tiện khác.
28. Hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng, động vật sống và các động sản khác được vận chuyển bằng phương tiện giao thông đường bộ.
Vậy thế nào là vận tải không kinh doanh?
Tham khảo điều 66 về Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, theo em, nếu nhứng honhf thái vận tải không thuộc điều đó, nghĩa là Vận tải không kinh doanh, cụ thể nhất là chở hàng và người mà không lấy tiền (hehee):
Điều 66. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
1. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô bao gồm:
a) Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có xác định bến đi, bến đến với lịch trình, hành trình nhất định;
b) Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định có các điểm dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành với cự ly, phạm vi hoạt động nhất định;
c) Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có lịch trình và hành trình theo yêu cầu của hành khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền;
d) Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định được thực hiện theo hợp đồng vận tải;
đ) Kinh doanh vận tải khách du lịch theo tuyến, chương trình và địa điểm du lịch.
2. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô bao gồm:
a) Kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường;
b) Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải;
c) Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng;
d) Kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm.
3. Chính phủ quy định cụ thể về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Vậy khi vận tải hàng hóa, chúng ta phải tuân theo nhứng quy định nào nữa?
A/ Điều 72 Luật GTĐB:
Điều 72. Vận tải hàng hóa bằng xe ô tô
1. Việc vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô phải chấp hành các quy định sau đây:
a) Hàng vận chuyển trên xe phải được xếp đặt gọn gàng và chằng buộc chắc chắn;
b) Khi vận chuyển hàng rời phải che đậy, không để rơi vãi.
2. Không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Chở hàng vượt quá trọng tải thiết kế và quá kích thước giới hạn cho phép của xe;
b) Chở người trong thùng xe, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải hàng hóa bằng xe ô tô.
Bộ GTVT quy định những gì?
Qua các quy định trên, chỉ thấy quy định cho xe chở khách (vận tải có kinh doanh) chứ không thấy quy định cho xe vận tải không kinh doanh. Nghĩa là không chịu sự chi phối của Khoản 3 Điều 18 TT07/2010/TT-BGTVT về kích thước khi chở hàng của xe chở khách (kinh doanh vận tải hành khách).
Đó là cách hiểu thông qua việc nghiên cứi các văn bản trên của em. Các bác có ý kiến gì hay hơn thì chém tiếp!
bác Fil lúc nào ráp lên cho em xem cái hình minh họa nhé, nếu đc chỉ giúp em chỗ mua . Xe em SF, lúc chở 7 người là ko biết nhét hành lý vào chỗ nào luôn.
Hehehe........... chiếc xe có cái bánh xe trên mui đó
AE nhà Bọ (VW) thường chở gạo, hàng hóa đi từ thiện các vùng sâu vùng xa, phải ủng hộ chứ các bác.Cái này đẹp xxx chẳng làm gì được
Lần sau nói bạn của bạn show cái quy định 4597/2001/QĐ-BGTVT cho cảnh sát coi, nói thiệt gần như chắc chắn mấy ông CSGT không biết đến cái luật này. Ngay cả anh em trên 4rums có internet search để kiếm hẳn hoi mà còn trần ai khoai củ mới kiếm được quy định chiều cao trên baga xe du lịch.
Bạn xem ngược lại bài viết số #92 của mình để biết thêm chi tiết nhé.
Cảm ơn bác này nhiều
Cảm ơn bác này nhiều
Bác này tính đúng nè.Em xin góp ý một tí ạ
1. Quyết định 4597/2001/QĐ-BGTVT hết hiệu lực rồi nhé các bác, nó đã được thay thế bằng quyết định 24/2006/QĐ-BGTVT ngày 20/2/2006.
2. Về công thức tính chiều cao, em thấy có bác nêu là 1.75 x bán kính bánh xe là không chính xác ạ. Theo khoản 4.1.1. Các thông số kỹ thuật cơ bản Quyết định số 24 thì:
c) Chiều cao:
- Không lớn hơn 4,2m đối với xe khách hai tầng;
- Không lớn hơn 4,0m đối với các loại xe khác.
Ngoài ra, đối với các loại xe có khối lượng toàn bộ không lớn hơn 5,0 tấn thì chiều cao xe phải thỏa mãn điều kiện sau:
H[sub]max[/sub] £ 1,75 W[sub]T[/sub]
Trong đó: H[sub]max[/sub]: Chiều cao lớn nhất cho phép của xe (Hình 1);
W[sub]T[/sub]: +Khoảng cách giữa tâm vết tiếp xúc của hai bánh xe sau với mặt s9ường, trường hợp trục sau lắp bánh đơn (Hình 1a).
+ Khoảng cách giữa tâm vết tiếp xúc của hai bánh xe sau phía ngoài mặt đường, trường hợp trục sau lắp bánh kép (Hình 1b).
d) Chiều dài đuôi xe
- Không lớn hơn 65% chiều dài cơ sở đối với xe khách (chiều dài cơ sở của xe khách nối toa được tính cho toa xe đầu tiên);
- Không lớn hơn 60% chiều dài cơ sở đối với xe tải (không áp dụng đối với xe tải chuyên dùng nêu tại TCVN 7271: 2003).
[xtable=skin1]
{tbody}
{tr}
{td=319x@}{/td}
{td=319x@}{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Thí dụ xe bác có khoảng cách giữa tâm của 2 bánh xe là 1.5m thì chiều cao tối đa của xe là 1.5 x 1.75 = 2.625m.