Em thì ở Úc mấy năm, dần nghiện cái văn hoá 4x4 của họ nên chiếc xe mua đầu tiên là bán tải. Không chở hàng hay chở đồ nhiều, mua vì cảm giác lái cao ráo, tầm nhìn tốt, đi được mọi địa hình vì em thích phượt, giá sát với giá nước ngoài nhất (rẻ hơn cả Úc), đẹp cũng là điểm cộng nhưng mục đích sử dụng vẫn là nhấtNgười tiêu dùng luôn có lý do của họ.
Theo em bạn bác mua để sử dụng trong công việc hàng ngày nên cần xe ổn định, bền, tin cậy nên chon Toy là có lý của bạn bác.
Ford Ranger doanh số cao theo em ngoài những người sử dụng thực chất đúng nghĩa xe bán tải còn có 1 số người mua theo trào lưu, hiếm khi sử dụng cái thùng xe theo đúng công năng của nó. Chọn mua xe vì thấy thiết kế đẹp, khỏe mạnh, cao ráo... (Quan điểm cá nhân của em, các bác ném đá nhè nhẹ )
Hàng ghế sau đi đường dài trên 500km có mỏi đối với những người tầm 1m60 không anh?E cũng đang đi BT-50 nè bác. Em coi nó như 1 xe 5 chỗ, e mua vì tầm tiền đó e thấy ko xe nào đc trang bị nhiều thứ + an toàn như nó thế thôi. Tới nay e và gia đình hoàn toàn hài lòng, ko có gì hối hận cả
Xe này đang bị bể lốc máy phải ko bác, thấy giống giống?Bác nào thấy xe em đẹp hơn cái xe hạng 2 thì like em phát.
View attachment 485051 Ranger vẫn dẫn đầu bảng xấp hạng phân khúc bán tải là điều không có gì ngạc nhiên. Colorado tiếp tục tăng doanh số còn Triton đã trở lại mức doanh số ổn định sau tháng 4 sụt giảm mạnh.[pagebreak][/pagebreak]
1. Ford Ranger: 1.074 xe
Doanh số tháng 5 của Ranger đã giảm 130 xe nhưng vẫn đủ để Ranger giữ vị trí chiếc xe bán chạy nhất Việt Nam tháng 5 và dĩ nhiên là bán chạy nhất phân khúc bán tải.
Trong 1.074 xe Ranger bán ra tháng qua có 427 xe bản 1 cầu và 647 xe bản 2 cầu. Nếu chia theo miền, miền Bắc bán 493 xe, miền Trung bán 153 xe và miền Nam là 428 xe.
View attachment 485050
Ranger hiện đang được bán ra với các phiên bản như: XL 4x4 MT, XLS 4x2 MT, XLS 4x2 AT, XLT 4x4 MT, Wildtrak 4x2 AT, Wildtrak 4x4 AT và 1 phiên bản động cơ 3.2 lít là Wildtrak 3.2 4x4 AT. Giá bán của xe dao động từ 616-879 triệu đồng.
2. Mazda BT-50: 273 xe
Doanh số BT-50 tiếp tục giảm so với các tháng trước. Tháng 5 tiếp tục giảm thêm 21 xe so với tháng 4. Mức 273 xe trong tháng qua là khá thấp so với trung bình gần 400 chiếc của mẫu xe này.
BT-50 hiện đang được VinaMazda bán ra với 3 phiên bản 2.2 MT, 2.2 AT và 3.2 AT có giá bán từ 673 và 810 triệu đồng.
3. Toyota Hilux: 194 xe
View attachment 485049
Tăng 13 xe so với tháng 4 và Hilux vẫn giữ ngôi vị thứ 3 trong bảng xếp hạng. Tại Việt Nam, Hilux đang được bán ra với 3 phiên bản là G AT, G MT và E với giá lần lượt là 693, 809 và 877 triệu đồng.
4. Chevrolet Colorado: 85 xe
Doanh số Colorado tháng 4 đột ngột tăng hơn tháng 3 tới 27 xe lên 80 xe. Sang tháng 5 tiếp tục tăng 5 xe lên 85 xe. Đây được xem là doanh số cao nhất của Colorado trong 1 năm trở lại đây. Điều này cũng giúp Colorado leo lên vị trí thứ 4.
Colorado hiện bán ra với 5 phiên bản là LT AT, LT MT, LTZ AT, LTZ MT và High Counry có giá từ 605-799 triệu đồng.
5. Mitsubishi Triton: 80 xe
Sau khi doanh số tháng 4 giảm mạnh tới 31 xe so với tháng 3, sang tháng 5 Triton có doanh số 80 xe, xếp ở vị trí thứ 5.
Triton thế hệ mới hiện đang được bán ra với 4 phiên bản GLS AT, GLS MT, GLX AT, GLX MT. Giá bán của Triton dao động từ 580-775 triệu đồng.
6. Isuzu D-Max: 72 xe
Dù doanh số trong tháng 5 của D-Max có tăng 12 xe lên 72 xe nhưng mẫu xe này vận phải ngậm ngùi xếp ở vị trí áp chót.
D-Max hiện có 4 phiên bản gồm 4x2 MT, 4x2 AT, 4x4 MT, 4x4 AT với giá bán từ 590-666 triệu đồng.
7. Mekong Premio: 15 xe
Premio có 2 phiên bản 2.8 MT và AT có giá 316 và 419 triệu đồng. Doanh số của mẫu xe này thường đều đều ở mức dưới 10 xe nhưng chẳng mấy khi thấy Premio trên đường. Riêng tháng 4 vừa qua có tới...18 chiếc Premio bán ra, sang tháng 5 giảm còn 15 xe, chủ yếu bán ở miền Nam.
*Thông kê dựa trên số liệu của VAMA
Đây là nguyên nhân xe BT50 mất số lượng:
Như Chất lượng Việt Nam đã thông tin, chiếc Mazda BT50 mà anh Phan Văn Thông (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) sử dụng chưa được một năm thì xe đã gặp sự cố nghiêm trọng.
Anh Thông mua chiếc xe này vào ngày 21/4/2015, đến nay, chiếc xe Mazda BT50 mới chạy được 2,6 vạn km.
Sáng 16/3, anh Thông chạy xe từ Bình Định về Đông Hà (Quảng Trị). Đến khoảng 17h cùng ngày anh nghỉ khoảng một tiếng. Khoảng18h anh xuất phát về Hà Tĩnh. Khi xe đi được khoảng 100m thì nghe tiếng “bụp” phát ra từ động cơ, anh tấp xe vào lề và xuống kiểm tra thấy nhớt chảy xuống đất. Anh mở nắp capo lên thì thấy nhớt bắn tung tóe. Anh Thông đã gọi ngay tới số đường dây nóng của Mazda Việt Nam. Sau đó, xe anh được Mazda Quảng Trị đưa về xưởng.
Anh Thông từng tự hào nay lại phải “ngậm đắng nuốt cay” vì chiếc Mazda BT50 mới mua đã bị hỏng. Ảnh: Gia đình xã hội
Sáng ngày 17/3, kỹ thuật viên Mazda Quảng Trị mở máy xe ra kiểm tra cho thấy tay biên số 2 bị gãy, đâm thủng cả lốc máy. Anh Thông cho biết: "Sau khi mở nắp máy ra, Mazda Quảng Trị kết luận nguyên nhân do xe đã từng bị ngập nước nên làm cong tay biên dẫn đến gãy, sau đó thông báo cho tôi là không được bảo hành. Lúc này tôi không chấp nhận vì xe tôi chưa bao giờ ngập nước cả".
Không đồng ý với kết luận trên, anh Thông tiếp tục khiếu nại lên Tổng Công ty Mazda Việt Nam yêu cầu nghiêm túc xem xét sự việc của anh và trả lời bằng văn bản.
Ngày 14/4, Công ty TNHH MTV phân phối ô tô du lịch Chu Lai Trường Hải - là nhà phân phối xe ô tô thương hiệu Mazda tại Việt Nam đã có văn bản trả lời khách hàng Phan Văn Thông. Văn bản này cho rằng, xe Mazda BT50, biển số 38C – 068.xx được nhập khẩu mới 100% theo tờ khai hải quan do Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội xác nhận. Xe được Cục Đăng kiểm Việt Nam chứng nhận an toàn kỹ thuật. Qua đánh giá, kiểm tra hiện trạng xe, nguyên nhân xe gặp sự cố là do nước từ môi trường bên ngoài lọt vào động cơ qua đường lấy gió, làm cho thanh truyền máy số 2 bị cong và khi động cơ vận hành trong một thời gian dài, với tình trạng này dẫn đến thanh truyền động bị gãy, đâm thủng lốc máy. Theo đơn vị này, với lỗi kỹ thuật nêu trên, xe của anh Thông không thuộc đối tượng được bảo hành.
Với trả lời trên của Tổng Giám đốc Mazda Việt Nam Bùi Kim Kha, anh Thông vẫn chưa hài lòng vì theo anh, nếu xe anh bị nước vào thì tại sao trong quá trình sử dụng xe anh không hề nhận được các tín hiệu cảnh báo “lỗi động cơ” của xe ô tô (?!). Anh Thông đã gửi văn bản đến Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng và khởi kiện Mazda Việt Nam ra tòa để bảo vệ quyền lợi của mình.
Kỹ sư Lê Văn Tạch phân tích nguyên nhân xe Mazda BT50 mới mua đã hỏng
Trao đổi với PV, kỹ sư Lê Văn Tạch, người từng nổi tiếng qua vụ “một mình chống lại Toyota Việt Nam” cho biết, qua theo dõi vụ việc và đặc biệt là phần nội dung trả lời của TGĐ Mazda Việt Nam cho anh Thông về sự cố xe Mazda BT50 bị gãy tay biên và thủng lốc máy (engine housing) cảm thấy thật sự không thuyết phục.
Kỹ sư Lê Văn Tạch đưa ra một số lí do:
Thứ nhất, TGĐ Mazda cho rằng xe này đã được Cục Đăng Kiểm Việt Nam xác nhận đủ an toàn, kỹ thuật. Tuy nhiên thực tế là những hạng mục bị che khuất như tay biên thì cơ quan đăng kiểm không thể đánh giá được nên xác nhận của Cục Đăng Kiểm Việt Nam xác nhận đủ an toàn, kỹ thuật trong vụ việc này là không có giá trị.
Thứ hai là TGĐ Mazda Việt Nam kết luận, nguyên nhân là do nước vào qua đường lấy khí đi vào buồng đốt làm cong tay biên. Động cơ hoạt động sau một thời gian dài với tay biên bị cong khiến tay biên bị gãy, làm vỡ lốc máy.
Theo kỹ sư Lê Văn Tạch, kết luận này khó thuyết phục. Bởi nếu nước vào qua đường lấy khí đi qua máy nén khí để tăng áp suất (hệ thống turbo tăng áp suất khí nạp) rồi qua bộ phân phối khí đi vào cả 4 buồng đốt (động cơ này có 4 xi-lanh) chứ không phải chỉ vào buồng đốt số 2 như vụ việc này.
Mặt khác, nếu nước vào qua đường lấy khí đi vào buồng đốt làm cong tay biên thì động cơ khó có thể nổ được. Bởi vì nước không nén được nên để cong được tay biên thì thể tích nước vào buồng đốt phải xấp xỉ hoặc lớn hơn thể tích buồng đốt thiết kế. Khi đó, tay biên bị cong để làm tăng thể tích của buồng đốt sao cho đủ để chứa lượng nước và một phần nhỏ thể tích khí bị nén với áp suất rất cao. Do áp suất buồng đốt rất cao làm cho chênh lệch áp suất giữa nhiên liệu trong kim phun với áp suất buồng đốt nhỏ, khiến cho nhiên liệu khó hoá hơi để cháy và nhiên liệu dễ bị trộn vào nước.
“Theo tôi, trường hợp này có khả năng tay biên số 2 có vết nứt rất nhỏ (vết nứt tế vi) và không được phát hiện trong quá trình sản xuất. Vết nứt này phát triển dần theo thời gian hoạt động của động cơ, đến khi đủ lớn để làm gãy tay biên”, kỹ sư Lê Văn Tạch nhận định.
mình thấy Mazda BT xấu nhất phân khúc, à hơn TritonBác nào thấy xe em đẹp hơn cái xe hạng 2 thì like em phát.