Để trả lại vẻ sáng bóng cho chiếc xe phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau chúng ta hãy cùng tìm hiểu các công đoạn của việc đánh bóng lại xe này nhé.
Công đoạn 1: rửa xe
Đầu tiên chiếc xe phải được rửa sạch thật kĩ càng bằng các hóa chất chuyên dụng. Sau được lau khô bằng các loại khăn chuyên dụng để lau ô tô.
Công đoạn 2: xử lý các vết xước
Xe bị xước có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể do va quệt, do dịch vụ rửa xe không đúng quy cách.
Xử lý những vết xước nhẹ kiểu này đã trở nên đơn giản với việc sử dụng những hóa chất chuyên dụng như Sonax Polish & Wax Color kết hợp với bút Sonax Color Pen black/white. Cũng như công đoạn tẩy các vết bẩn, việc xử lý các vết xước cũng phải được thực hiện sau khi xe đã được rửa sạch đúng cách. Tiếp theo, sơn xe được làm nhẵn bằng máy đánh bóng cùng với chất đánh bóng kể trên. Các vết sâu hơn còn lại sẽ được che phủ bằng chiếc bút sáp đặc biệt đi kèm.
Công đoạn 3: đánh bóng, sơn xe
Trước hết, bản chất của lớp sơn là được phủ 1 lớp 2k khá dày phía ngoài để bảo vệ. 2k tức là 2 thành phần: bóng và cứng. Do vậy, những vết xước nhẹ chưa chạm đến sơn thì hoàn toàn có thể đánh bóng được mà không lo bị mòn. Nếu đánh đúng kỹ thuật thì vài chục lần cũng chưa mòn đến lớp sơn.
Trước khi đánh bóng xe, bạn cần lưu ý một việc nhỏ là dán băng keo (giấy) những chỗ cần thiết. Gọi là việc nhỏ nhưng nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì chúng ta có thể gặp phải những vấn đề lớn.
Trước tiên, tôi xin chia sẻ vài ý kiến cá nhân về các lý do nên thực hiện cẩn thận việc dán băng keo trước khi đánh bóng:
1. Để tránh làm trầy xước các chi tiết nhạy cảm như cao su, nhựa (vynil), đèn xe, logo xe, cảm biến
- Dán toàn bộ roăng cao su viền cửa.
- Dán che tay năm cửa
- Dán che các phần bằng nhựa như đuôi ăng-ten, nhựa vynil...
- Dán che logo xe
- Dán che cảm biến trước và sau
- Dán che viền đèn
- Dán chi các gân (sơn) vì ở những chỗ gồ ghề lớp sơn thường mỏng hơn và khi máy đánh bóng lướt qua thì lực đánh và ma sát lại lớn hơn những chỗ bằng phẳng
2. Tránh bụi bẩn, bột bát chui vào những chỗ khó làm sạch.
- Dán che toàn kính chắn gió (dùng kèm giấy báo hoặc khăn)
- Dán che các khe tản nhiệt, khe hở nắp capo, nắp cốp
- Dán che viền cửa sổ trời.
- Bọc và dán che toàn bộ bánh xe
Công đoạn đánh bóng cho xe phải trải qua 3 bước như sau:
Bước 0: áp dụng với xe cũ dùng giấy nhàm P2500 chà mờ hết tòan bộ xe
Bước 1: Phớt lông cừu + xi phá + máy đánh bóng Markita. Đánh cuốn chiếu cho đến khi xong toàn bộ xe. Đây là bước khó nhất, nếu thợ tay nghề kém sẽ bị bết xi (những vệt xi lấm tấm) hoặc làm mặt sơn xoáy thành các vòng tròn do đưa máy không đều tay. Mục đích của bước này là xóa hết các vết xước dăm (do rửa xe không đúng cách) và tạo độ bóng cho bề mặt sơn.
Thời gian thực hiện khoảng 2 tiếng tùy theo tình trạng sơn. Đánh xong bước này bề mặt sơn cũng đã khá bóng. Sau khi đánh cần soi đèn kỹ để xem còn chỗ nào xước không thì xử lý cho hết.
Bước 2: Đánh bóng bề mặt. Dùng phớt mút đánh với xi bước 2 để làm bóng bề mặt sơn. Bước này làm rất nhanh mất khoảng gần 1 tiếng. Sau khi đánh xong, bề mặt sơn sẽ sáng bóng. Đa phần các cơ sở nhỏ thường bỏ qua bước này, chỉ làm bước 1 xong là … giao xe.
Bước 3: Phủ Wax, nano bảo vệ sơn. Hoặc có thể phủ Carnauba cao cấp tùy từng cơ sở có hoặc không. Chất lượng wax thì phụ thuộc vào giá tiền. Loại này không bao giờ có hàng rẻ mà tốt cả. Phủ bằng mút sau đó xoa lại bằng khăn mềm cho đến khi bề mặt sơn sáng bóng. Sau khi phủ, bề mặt sơn sẽ mịn như nhung, sờ vào rất mướt tay, là đạt yêu cầu. Lớp phủ tốt sẽ có tác dụng trong vài tháng, có rửa xe cũng không bay. Sau đó có thể phủ lại.
Chúc các bạn có một chiếc xe đẹp như ý