Hạng B2
5/3/12
439
243
43
tp vinh
Các bác muốn tăng tải thì phải chồng nhíp thôi. Nhưng phải chấp nhận tình trạng "rêm mình" khi đi ít người và xe sẽ mau xuống cấp hơn.
Bác muốn tăng tải thì độ nhíp theo kiểu 2 nhíp rời nhau,khi tải nhẹ thì một nhíp làm việc,khi tải nặng thì nhíp thứ 2 tham gia chịu tải. Không nên chồng nhíp lên nhau lợi bất cập hại !
 
  • Like
Reactions: FIATYTALY
Hạng B2
10/7/12
437
188
43
E thật tình muốn góp ý điều tốt cho Bác mà Bac nỡ nặng lời thế ! Bác độn nhíp là trái với thiết kế của con xe,đành rằng độn nhíp sẽ đỡ xệ đít xe khi chở nặng nhưng nó có tác hại làm nhão nhíp chỗ không được kê (chỗ đó vào đến ắc nhíp phải gánh toàn bộ sự đàn hồi,vì ngắn nên nó sẽ cứng hơn nhưng cũng sẽ dễ bị nhão,gãy tại điểm đó) và một ngày không đẹp trời nào đó nó gãy nhíp ở chỗ đó Bác ạ. Chắc các bác điều biết khi ta muốn bẻ gãy một cái que vừa dẻo vừa có tính đàn hồi cao thì phải bẻ từng đoạn ngắn,để dài rất khó bẻ mặc dù nó mềm hơn! Ngoài ra nó còn làm mất đi sự cân bằng của chiếc xe,mất đi sự êm ái và không an toàn khi vào cua ở tốc độ cao do điểm rơi trọng lực khi có ly tâm đã bị thay đổi so với tính toán của nhà thiết kế!
Đúng thật đây mới là điều em cũng như một số bác khác muốn nghe từ bác.
Trước hết em muốn "thật tình cám ơn" về "góp ý thật tình" của bác.
Điều bác phân tích rất hợp lý, nhưng nó sẽ phù hợp hơn với những người thường đi với tải dưới ngưỡng của thiết kế. Khi đó nhíp theo xe sẽ phát huy được tính năng vốn có của nó đó là sự đàn hồi trong biên độ cho phép và tạo nên độ ổn định cần thiết của xe. Tuy nhiên với gia đình em khi đi đâu cũng thường 6,7 người trở lên (thậm chí là 9 người lớn) so với thiết kế xe 5+2 của Doblo thì nhíp theo xe khi đó thường xuyên ở trạng thái "mỏi", nếu để lâu thì nhíp có thể bị nhão hoặc gãy giống như bác phân tích ở trên. Việc em can thiệp thêm nửa lá nhíp là để hạn chế nhíp theo xe rơi vào trạng thái "mỏi", bởi vì trước khi nhíp theo xe đến ngưỡng bị "mỏi" thì nhíp phụ sẽ đảm nhiệm một phần việc chịu tải, và điều này đồng nghĩa với biên độ đàn hồi của bộ nhíp sẽ nhỏ hơn so với thiết kế (xe bị giằng sốc hơn).
Thật ra thì cái em quan tâm nhiều nhất lúc chưa lên nửa lá nhíp đó là :
1. Lá nhíp thêm vào không đồng chất với nhíp theo xe, nên khả năng sẽ tạo ra tần số dao động trùng với tần số dao động riêng của xe, gây nên hiện tượng "cộng hưởng" và làm gãy bộ nhíp (hiện tượng cộng hưởng theo hồi ức thì em nhớ đã học ở vật lý lớp 10)
2. Độ sốc của xe khi thêm nhíp sẽ như thế nào. Liệu có thể chấp nhận được khi chạy ít tải hay không?
Đến bây giờ điều số 2 em đã làm rõ và bằng lòng với nó, còn điều số 1 thì sau 700km kể từ sau khi làm nhíp đến giờ em thấy vẫn ổn nên có thể nói là tạm yên tâm.
Tóm lại thì tất cả chúng ta đều nhận thức được thêm nhíp là đã thay đổi thiết kế xe và có khả năng làm giảm tính năng an toàn của xe đó là điều không được khuyến cáo, tuy nhiên điều đó còn phụ thuộc vào nhu cầu và cách thức sử dụng xe của mỗi người. Do đó, với riêng em việc thêm nửa lá nhíp vẫn là điều cần thiết và em đang tạm hài lòng với việc làm đó.
 
Hạng B1
23/12/09
95
61
18
Saigon
Bác muốn tăng tải thì độ nhíp theo kiểu 2 nhíp rời nhau,khi tải nhẹ thì một nhíp làm việc,khi tải nặng thì nhíp thứ 2 tham gia chịu tải. Không nên chồng nhíp lên nhau lợi bất cập hại !
Doblo mà muốn độ nhíp hai tầng hơi bị khó à. Nhíp nằm dưới sắt-xi và biên độ lại nhỏ nên không có chổ bắt pat nhíp phụ. Độ thêm cái phuộc hơi có thể điều chỉnh lực nén thì dễ hơn nhưng giá của nó không hề rẻ.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng B1
23/12/09
95
61
18
Saigon
Đúng thật đây mới là điều em cũng như một số bác khác muốn nghe từ bác.
Trước hết em muốn "thật tình cám ơn" về "góp ý thật tình" của bác.
Điều bác phân tích rất hợp lý, nhưng nó sẽ phù hợp hơn với những người thường đi với tải dưới ngưỡng của thiết kế. Khi đó nhíp theo xe sẽ phát huy được tính năng vốn có của nó đó là sự đàn hồi trong biên độ cho phép và tạo nên độ ổn định cần thiết của xe. Tuy nhiên với gia đình em khi đi đâu cũng thường 6,7 người trở lên (thậm chí là 9 người lớn) so với thiết kế xe 5+2 của Doblo thì nhíp theo xe khi đó thường xuyên ở trạng thái "mỏi", nếu để lâu thì nhíp có thể bị nhão hoặc gãy giống như bác phân tích ở trên. Việc em can thiệp thêm nửa lá nhíp là để hạn chế nhíp theo xe rơi vào trạng thái "mỏi", bởi vì trước khi nhíp theo xe đến ngưỡng bị "mỏi" thì nhíp phụ sẽ đảm nhiệm một phần việc chịu tải, và điều này đồng nghĩa với biên độ đàn hồi của bộ nhíp sẽ nhỏ hơn so với thiết kế (xe bị giằng sốc hơn).
Thật ra thì cái em quan tâm nhiều nhất lúc chưa lên nửa lá nhíp đó là :
1. Lá nhíp thêm vào không đồng chất với nhíp theo xe, nên khả năng sẽ tạo ra tần số dao động trùng với tần số dao động riêng của xe, gây nên hiện tượng "cộng hưởng" và làm gãy bộ nhíp (hiện tượng cộng hưởng theo hồi ức thì em nhớ đã học ở vật lý lớp 10)
2. Độ sốc của xe khi thêm nhíp sẽ như thế nào. Liệu có thể chấp nhận được khi chạy ít tải hay không?
Đến bây giờ điều số 2 em đã làm rõ và bằng lòng với nó, còn điều số 1 thì sau 700km kể từ sau khi làm nhíp đến giờ em thấy vẫn ổn nên có thể nói là tạm yên tâm.
Tóm lại thì tất cả chúng ta đều nhận thức được thêm nhíp là đã thay đổi thiết kế xe và có khả năng làm giảm tính năng an toàn của xe đó là điều không được khuyến cáo, tuy nhiên điều đó còn phụ thuộc vào nhu cầu và cách thức sử dụng xe của mỗi người. Do đó, với riêng em việc thêm nửa lá nhíp vẫn là điều cần thiết và em đang tạm hài lòng với việc làm đó.
3. Xe sẽ bị vặn mình khi đi ổ gà chéo bánh. Sau này sẽ tha hồ đong đưa, kẽo kẹt... (hì...hì...ghẹo bác cái chơi).
 
  • Like
Reactions: michealduong
Hạng C
16/8/14
782
1.101
93
TPHCM
Đúng thật đây mới là điều em cũng như một số bác khác muốn nghe từ bác.
Trước hết em muốn "thật tình cám ơn" về "góp ý thật tình" của bác.
Điều bác phân tích rất hợp lý, nhưng nó sẽ phù hợp hơn với những người thường đi với tải dưới ngưỡng của thiết kế. Khi đó nhíp theo xe sẽ phát huy được tính năng vốn có của nó đó là sự đàn hồi trong biên độ cho phép và tạo nên độ ổn định cần thiết của xe. Tuy nhiên với gia đình em khi đi đâu cũng thường 6,7 người trở lên (thậm chí là 9 người lớn) so với thiết kế xe 5+2 của Doblo thì nhíp theo xe khi đó thường xuyên ở trạng thái "mỏi", nếu để lâu thì nhíp có thể bị nhão hoặc gãy giống như bác phân tích ở trên. Việc em can thiệp thêm nửa lá nhíp là để hạn chế nhíp theo xe rơi vào trạng thái "mỏi", bởi vì trước khi nhíp theo xe đến ngưỡng bị "mỏi" thì nhíp phụ sẽ đảm nhiệm một phần việc chịu tải, và điều này đồng nghĩa với biên độ đàn hồi của bộ nhíp sẽ nhỏ hơn so với thiết kế (xe bị giằng sốc hơn).
Thật ra thì cái em quan tâm nhiều nhất lúc chưa lên nửa lá nhíp đó là :
1. Lá nhíp thêm vào không đồng chất với nhíp theo xe, nên khả năng sẽ tạo ra tần số dao động trùng với tần số dao động riêng của xe, gây nên hiện tượng "cộng hưởng" và làm gãy bộ nhíp (hiện tượng cộng hưởng theo hồi ức thì em nhớ đã học ở vật lý lớp 10)
2. Độ sốc của xe khi thêm nhíp sẽ như thế nào. Liệu có thể chấp nhận được khi chạy ít tải hay không?
Đến bây giờ điều số 2 em đã làm rõ và bằng lòng với nó, còn điều số 1 thì sau 700km kể từ sau khi làm nhíp đến giờ em thấy vẫn ổn nên có thể nói là tạm yên tâm.
Tóm lại thì tất cả chúng ta đều nhận thức được thêm nhíp là đã thay đổi thiết kế xe và có khả năng làm giảm tính năng an toàn của xe đó là điều không được khuyến cáo, tuy nhiên điều đó còn phụ thuộc vào nhu cầu và cách thức sử dụng xe của mỗi người. Do đó, với riêng em việc thêm nửa lá nhíp vẫn là điều cần thiết và em đang tạm hài lòng với việc làm đó.
Bác viết dài quá nên em chỉ Like thôi chứ chưa đọc hết, mong bác đừng buồn....:(