khanhlover nói:
bvy nói:
3. Quay trở về khu tầng hầm . E ghi nhận ý kiến của bác. Tuy nhiên bác nên đọc thêm CBC (california building code) và IBC ( International building code) cộng thêm Sài gòn mình hay ngập lụt nên tham khảo thêm NFIP (National Flood Insurance Program), các quy định trong SFHAs(Special Floor Hazard Area). Kiến trúc sư bên cty e là người Mỹ. Bản thân e cũng là dân kĩ thuật. Hầu hết các quy chuẩn bên chung cư bên e là làm theo các bộ code trên. Nếu làm đúng theo các quy chuẩn trên thì mới có thể thang máy xuống tầng hầm trong vùng có khả năng ngập lụt cao, trong trường hợp như vậy, chi phí sẽ đội lên rất rất cao và hầu như ngay cả bên Mỹ, những vùng ngập lụt họ đều tránh làm. Như e đã phân tích bên trên, tất nhiên sẽ tốn các chi phí đào sâu hơn nhưng không phải là lớn. Bác đã biết lõi thang có sẵn, thang máy có sẵn, chỉ cần mở cửa lõi thang thôi, ko tốn nhiều chi phí nhưng e đã chọn cách khóa luôn tại tầng hầm. Ở trong chung cư e cũng có một số các vấn đề khác mà khách thắc mắc, nhưng e vẫn cấm vì e hiểu nếu để sau này sẽ sinh ra nhiều chuyện. E muốn chung cư của mình sau 5,10 năm vẫn phải đẹp,sạch mới. Thậm chí phơi đồ ngàoi ban công e còn cấm luôn, chỉ được phơi đồ tại lô gia dành riêng cho phơi đồ. Mong các bác thông cảm.
Chà,
Pák muốn:
1. Chống lụt
2. Chống mùi
3. Chống lửa
cho tầng hầm.
Tất cả các yêu cầu trên thuộc về giải pháp mà ông KTS chọn phương án bít lõi thang máy (hạ sách) thì em không tin ông ý là người Mỹ ;-), hoặc em nghi ngờ về sự trung thực trong các phương án tư vấn hoặc giả đó không phải giới hạn của giải pháp kỹ thuật, trừ phi đó là quan điểm của riêng CĐT?
Thứ, em không nghĩ là phương án bít bùng như pák có lợi hơn trong tất cả các mục đích của pák. Nói riêng về việc chống hỏa hoạn thì cái tầng hầm bít bùng không khác nào cái nồi áp suất không có van xả, sẽ tốt hơn nếu thêm 1 lối thoát cho không khí luân chuyển? Chưa kể nếu là chống lụt, thì em hiểu nước chảy vào từ cửa ra vào hoặc cửa thoát hiểm xuống, hoặc thấm từ tường vây vào, chứ đâu có chảy ngược lên lên tầng trệt rồi chảy xuống theo lõi thang máy?
Cuối cùng, nếu là chống mùi thì em đang ở chung cư nên em tin rằng nó đến từ gain rác chứ không phải đến từ thang máy. Vì các lõi thang máy và cầu thang thoát hiểm, đều có thể sử dụng hệ thống điều áp để cô lập không khí, chống cháy khi cần thiết.
Nếu là lý do an ninh thì em càng không thấy khó khăn: theo đó cư dân sẽ sử dụng thẻ từ để lên, khách sẽ phải theo lối thang thóat hiểm, hoặc cửa ra vào để lên tiếp tân hoặc xin phép securities.
Nói tóm lại, đối với trình độ vật liệu & công nghệ hiện nay thì kỹ sư kết cấu thì hông có gì làm hông được từ suy nghĩ của mấy ông KTS! hehehe
Tất cả các ý kiến tranh luận e đều hoan nghênh miễn sao các ý kiến nằm trong giới hạn của sự tôn trọng lẫn nhau. E rất cảm ơn các ý kiến của bác. Như bác đã thấy, e muốn chống lụt, chống mùi, chống cháy nổ. E xin trả lời các câu hỏi của bác như sau:
1. Mùi: Tầng hầm thông với nhau, mỗi một block sẽ có một gain rác chạy dài từ trên xuống dưới. Ngay trong tầng hầm sẽ có hai phòng phía dưới gain rác. Một ngày, chung cư terra rosa gom rác hai lần, một lần buổi sáng và một lần buổi chiều tối. Tổng cộng một căn hộ e cho là thải ra trung bình 2kg-3 kg rác một ngày , có nghĩa là hơn 1 tấn rác phía dưới tầng hầm trong thời gian chờ được gom đi đổ. Mùi sẽ theo phòng rác phía dưới chạy vào thang máy đem lên trên các tầng trên. Nếu muốn ngăn thì phải dành một phần diện tích kha khá để làm khoảng không bao quanh thang máy cửa và khử mùi, làm như vậy sẽ tốn thêm diện tích và không đủ chỗ để xe. Cả mùi xăng cũng như khói của xe cũng có thể len theo thang đi lên
2. Nước Lụt: Nước ở đây e nói sẽ chảy theo nhiều hướng xuống, trong đó hướng chính là ramp dốc tầng hầm chừ không phải từ cầu thang thoát hiểm xuống như bác nói vì cos của tầng trệt e cao hơn cos dường tới 1m2. E ko sợ nước chảy ngược lên mà....sợ hư thang máy. E ví dụ, một ngày đẹp trời, 6 năm sau khi e bàn giao căn hộ bão, lũ tràn vào ngập cả tầng hầm chảy vào thang máy, ngay lúc đó thang máy đang dùng ở tầng hầm thế là hư cái bo mạch của thang máy. Một cái thang máy ví dụ 80000 usd thì cái bo mạch e nghĩ cũng hết 40000. Tổng cộng 6 cái thì 240000 usd. Lúc này cư dân lấy tiền ở đâu để mua lại bo mạch mới cho thang máy đây? chẳng lẽ không ai góp tiền thì đi thang bộ?
3.Chống lửa: như e và bác bravia đã nói. Tầng hầm là một quả bom xăng. Vừa rồi cháy ở đâu đó cũng xuất phát từ gain rác. Nếu chẳng may xảy ra thì ko tường tượng được. Tất nhiên hệ thống PCCC vẫn có tại tầng hầm. Again, vẫn có những biện pháp cách ly, ngăn cháy, e.t.c để bảo vệ thang máy nhưng lại đi đến vấn đề tốn diện tích dẫn đến việc bóp nhỏ tầng hầm và diện tích để xe lại.
4.An Ninh: Trong trường hợp chung cư terra rosa, khách đi vào sau khi gởi xe , theo thang bộ riêng (ko phải thang thoát hiểm nhé) lên thẳng trên phòng mailroom kế bên sảnh lấy thư từ, xong quẹt thẻ vào sảnh, rồi tiếp tục quẹt thẻ để dùng thang máy lên lầu. Bão vệ tại sảnh sẽ kiểm soát được khách nào vào sảnh lên lầu hoặc ngược lại. Trong trường hợp thang máy xuống thẳng tầng hầm, khách đi thẳng lên từ thang máy lên trên lầu, bảo vệ tại sảnh ko kiểm soát được. Lưu ý: Ăn trộm muốn ăn trộm cũng phải ghé sảnh nhé =) Tầng hầm ai cũng có thể gửi xe được, chẳng may kẻ gian vào đó vô thang dứng sẵn đi ké ai đó lên lầu thì sao? Hơn nữa bên cty bỏ tiền ra làm cái sảnh đẹp thế mà khách cử bỏ qua đi thẳng lên lầu thì phí quá
Kết: E hoàn toàn xác nhận nếu có thang máy xuống thì tiện cho dân nhưng sẽ gây bất lợi cũng không kém. Nếu đã làm thì phải làm tuân thủ tuyệt đối theo các quy định của CBC,IBC,NFIP,SFHAs như vậy diện tích tầng hầm chẳng còn bao nhiêu và thiếu chổ để xe nghiêm trọng như vậy dẫn đến e phải làm 2 tầng hầm. Nếu làm 2 tầng hầm giá thành sẽ tăng cao, e nghĩ khách thà đi bộ một chút xíu còn hơn trả thêm tiền cho một tầng hầm nữa. Tất nhiên mọi vấn đề về kỹ thuật đều có sự bàn bạc và thống nhất giữ KTS và CĐT, quyền quyết định cuối cùng là ở chỗ CĐT, Những quyết định ở đây đều dựa vào các tiêu chí về bảo trì, bảo dưỡng, <span style=""color: #ff0000;"">
chi phí vận hành </span>mà <span style=""color: #ff0000;"">cư dân</span> phải trả trong tương lai. Tùy từng trường hợp mà có những quyết định linh động. Ở đây e nghĩ hơi mắc công chút xíu nhưng lại được nhiều thứ khác nên cty đã quyết định như vậy. Một lần nữa, e cám ơn các bác đã góp ý.