Tập Lái
7/8/08
38
0
0
Tại sao đã bị Bộ Tư pháp thổi còi rồi mà lãnh đạo Tp HCM vẫn kiên quyết vậy nhỉ. Vậy lỗi phần chính ở đây là do cánh tài xế chúng ta gây kẹt đường à?
 
Hạng B2
14/3/07
467
4
0
51
Thu gấp 5 lần(chứ đừng nói gấp đôi) mà ý thức người tham gia GT kg thay đổi, người thực thi PL kg nghiêm thì => Muối bỏ biển. Còn khi bị thổi còi mà TP HCM vẫn cứ.. HCMC muốn tự mình làm luật đây!!! Ô XXX chủ cái đề án này muốn lên làm Bộ trưởng Bộ GT hay Bộ Tư pháp vậy???
 
Hạng B2
11/2/07
116
2
18
54
Tại sao xxx không thực thi pháp luật 1 cách nghiêm minh đi mà cứ đòi tăng mức phạt nhỉ. Em thấy cầu Tân Thuận 2 có bảng cấm xe 2 bánh theo chiều từ Q7->Q4 mà xe 2 bánh vẫn chạy ì xèo. Cấm rẻ trái theo hướng từ cầu Khách hội vào Hàm Nghi mà có thấy xxx tuần tra, xử phạt khi nào đâu. Đường Phan Đình Phùng cấm xe chiều ngã tư Phú Nhuận -> cầu Kiệu mà chả thấy xxx xử phạt....
 
Hạng B2
13/6/09
248
0
16
Sài gòn
hung255vt nói:
Tại sao đã bị Bộ Tư pháp thổi còi rồi mà lãnh đạo Tp HCM vẫn kiên quyết vậy nhỉ. Vậy lỗi phần chính ở đây là do cánh tài xế chúng ta gây kẹt đường à?

Cái lý do lý trấu mà ban lãnh đạo TPHCM đưa ra cũng đủ thấy trình độ và nhận thức của ban rồi, chả có nước tiên tiến nào mà vịn lý do đấy cả, chẳng qua là muốn trốn tránh nhiệm và biện hộ cho tình hình kẹt xe hiện tại thôi. Túm lại, ngồi ghế cao mà tầm nhìn ngắn thì chỉ có dân khổ
24.gif
.

Còn về việc tăng mức phạt thì tui cũng đồng ý tăng, vì so ra mức phạt ở VN còn quá nhẹ, chẳng răn đe được ai.
 
Hạng D
27/6/08
1.135
22
63
Nếu nói vi phạm thì toàn thể 85 triệu con người VN không có ai là không vi phạm cả. Nếu mà phạt gấp đôi vậy thì chắc tiền mãi lộ cũng tăng gấp đôi nhỉ.
 
Chuyện đơn giản vậy mà sao cứ thích làm phực tụp nhỉ ? Nhà cháu mà được trao quyền quyết định chuyện này cháu chả cần phải tăng phạt lên mấy lần cả. Chỉ cần áp dụng các hình thức đơn giản sau mà thôi :
1. Tổ chức điều tra xã hội học để có kết luận xem nhóm đối tượng nào thường xuyên vi phạm luật lệ giao thông? Tỷ lệ là bao nhiêu?
2. Trên cơ sở số liệu điều tra nói trên, khoanh vùng từng nhóm đối tượng và áp dụng những biện pháp ngăn chặn, răn đe, giáo dục ý thức pháp luật tham gia giao thông phù hợp. Ví dụ :
- Đối với nhóm đối tượng là cán bộ,công chức : Ban hành những quy định bổ sung tiêu chí không vi phạm luật giao thông làm căn cứ bình xét thi đua, khen thưởng, nâng lương, thưởng. Muốn vậy, phải cụ thể hóa và xây dựng được mối quan hệ trao đổi nhanh, hiệu quả giữa những cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm và các cơ quan đơn vị Nhà nước. Có thể là lập ra một trang web công khai danh tính ,cơ quan những người bị xử phạt, hoặc buộc mỗi CBCC phải có một thẻ chấp hành luật giao thông, cứ mỗi lần vi phạm sẽ bị bấm lỗ tương ứng, cứ mỗi đợt bình xét thì đề nghị xuất trình thẻ,....
- Đối với nhóm học sinh, sinh viên thì càng dễ, đưa tiêu chí chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông làm một căn cứ để xét đạo đức, phân lọai học sinh và các danh hiệu khác.
- Đối với nhóm hành nghề tự do : đây mới là nhóm khó. Có lẽ nên đưa vào công tác tuyên truyền thường xuyên ở các kỳ họp dân phố, tổ chức hệ thống tuyên truyền trên loa phát thanh, các phương tiện truyền thông. Và đây chính là nhóm mới cần có mức phạt cao để đánh vào túi tiền họ cho nhớ đời !!!!
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần phải đẩy nhanh việc cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu đi lại của dân chúng.
Không biết mấy ....mưu kế của nhà cháu có khả khi không các bác?????
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
8/3/06
685
1.039
93
asiantiger nói:
Chuyện đơn giản vậy mà sao cứ thích làm phực tụp nhỉ ? Nhà cháu mà được trao quyền quyết định chuyện này cháu chả cần phải tăng phạt lên mấy lần cả. Chỉ cần áp dụng các hình thức đơn giản sau mà thôi :
1. Tổ chức điều tra xã hội học để có kết luận xem nhóm đối tượng nào thường xuyên vi phạm luật lệ giao thông? Tỷ lệ là bao nhiêu?
2. Trên cơ sở số liệu điều tra nói trên, khoanh vùng từng nhóm đối tượng và áp dụng những biện pháp ngăn chặn, răn đe, giáo dục ý thức pháp luật tham gia giao thông phù hợp. Ví dụ :
- Đối với nhóm đối tượng là cán bộ,công chức : Ban hành những quy định bổ sung tiêu chí không vi phạm luật giao thông làm căn cứ bình xét thi đua, khen thưởng, nâng lương, thưởng. Muốn vậy, phải cụ thể hóa và xây dựng được mối quan hệ trao đổi nhanh, hiệu quả giữa những cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm và các cơ quan đơn vị Nhà nước. Có thể là lập ra một trang web công khai danh tính ,cơ quan những người bị xử phạt, hoặc buộc mỗi CBCC phải có một thẻ chấp hành luật giao thông, cứ mỗi lần vi phạm sẽ bị bấm lỗ tương ứng, cứ mỗi đợt bình xét thì đề nghị xuất trình thẻ,....
- Đối với nhóm học sinh, sinh viên thì càng dễ, đưa tiêu chí chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông làm một căn cứ để xét đạo đức, phân lọai học sinh và các danh hiệu khác.
- Đối với nhóm hành nghề tự do : đây mới là nhóm khó. Có lẽ nên đưa vào công tác tuyên truyền thường xuyên ở các kỳ họp dân phố, tổ chức hệ thống tuyên truyền trên loa phát thanh, các phương tiện truyền thông. Và đây chính là nhóm mới cần có mức phạt cao để đánh vào túi tiền họ cho nhớ đời !!!!
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần phải đẩy nhanh việc cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu đi lại của dân chúng.
Không biết mấy ....mưu kế của em có khả khi không các bác?????

Ý kiến bác hay đấy, làm 1 bài đóng góp lên công luận đi bác, giúp ích cho XH