Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng D
20/1/07
1.950
1.891
113
Các bác xem thêm về tình hình vĩ mô nhé!
_____________________________________________________
Mục tiêu vừa thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, vừa kiềm chế lạm phát có thể khiến Việt Nam chấp nhận những thay đổi về chính sách tiền tệ, tài khóa năm 2010, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia Hà Huy Tuấn nhận định.

http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2010/01/3BA17C38/
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
22/5/05
17.656
6.051
113
60
Thành phố Run Quất
- Thực tế trên thị trường tài chính, có những tin đồn chỉ là tin đồn, trong khi những tin đồn khác trở thành tin chính thức. Làm thế nào để nhà đầu tư và doanh nghiệp nhận biết dự lệnh từ cơ quan điều hành chính sách?
- Tin đồn là một thực thể của nền kinh tế thị trường, vì thế đầu tiên nhà đầu tư cần tỉnh táo để phân tích tính hợp lý của tin đồn. Thứ hai là cần có sự trao đổi giữa doanh nghiệp và cơ quan nhà nước, trong đó các cơ quan cần có thông tin kịp thời. Thứ ba là nếu cơ quan nhà nước điều hành chính sách theo đúng tín hiệu thị trường có sự điều tiết của nhà nước, thì cơ bản doanh nghiệp và nhà đầu tư có thể phần nào tiên liệu các bước tiếp theo
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hay! Các bác tiên liệu các bước tiếp theo của... động thái tăng LSCB 8% nhưng vẫn khát vốn đi nhé.
VNI lùi về 400 hay 350 vẫn là cơ hội tốt cho ta(dù đã lỡ thò vào 1 chân) đấy chứ?
# Báo cáo các bác hãy chúc mừng bác Sonokal trúng Trứng và đã lãi RÒNG 1 căn nhà(đang rao cho thuê):)
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
22/5/05
17.656
6.051
113
60
Thành phố Run Quất
tofumonk nói:

Bà mi.ạ ,ACB đang thu thêm 6%/năm đưa vào cái này:
Ngân hàng có công ty quản lý tài sản sẽ thu theo hình thức dịch vụ quản lý tài sản doanh nghiệp,

----------------
Mức lãi suất đầu ra-vào thị trường cân đối được chắc phải 13%/năm- 18%/năm
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
12/3/07
351
36
28
Cần chặt “vòi bạch tuộc” làm giá


Hiện tượng "làm giá" cổ phiếu thời gian gần đây xảy ra thường xuyên hơn, nhất là trong giai đoạn thị trường tăng điểm. Biểu hiện chung của việc đẩy giá là khối lượng đặt mua áp đảo ngay từ đầu phiên giao dịch. Bên bán thấy dư mua lớn ở mức giá trần sẽ hạn chế bán ra, càng giúp cho nhóm đầu cơ đạt được mục đích. Tùy theo mục đích của nhóm đầu cơ, giá có thể được đẩy lên liên tục, ít thì 3 ngày, cá biệt đến vài tuần.

Để tránh rủi ro không thoát được hàng cho người mua sau, công nghệ làm giá cổ phiếu đã được sáng tạo và áp dụng một cách khéo léo dựa trên thông tin thật về doanh nghiệp. Chẳng hạn, có doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây lắp, nhìn đi nhìn lại có mỗi dự án đang triển khai, vậy mà được đánh giá là "hàng khủng", sắp có lợi nhuận đột biến.  
Nhìn chung, nhận diện cổ phiếu bị làm giá khá dễ. Cổ phiếu nào tăng trần nhiều phiên liên tiếp thì phần lớn là đang bị làm giá, trừ trường hợp toàn thị trường tăng điểm mạnh mẽ, bởi rất ít doanh nghiệp có được sự đột biến về hoạt động kinh doanh để giá cổ phiếu có thể tăng lên như thế.

Đối với NĐT, nguy cơ thua lỗ khi đợt làm giá kết thúc sớm hơn dự đoán là rất lớn, nhưng nhiều người vẫn thích mua những cổ phiếu đó, bởi cơ hội kiếm được lợi nhuận cao. "Trèo cao ngã đau", không ít NĐT đua lệnh mua cổ phiếu được thị trường đồn thổi là bị làm giá như EFI, S96, STP… đã lỗ nặng. 

Tuần này, thị trường xuất hiện một số cổ phiếu có dấu hiệu bị làm giá. Chẳng hạn, ngày 12/1 là phiên giao dịch đầu tiên của 25 triệu cổ phiếu VGS phát hành thêm được niêm yết bổ sung, trong đó có 8 triệu cổ phiếu đấu giá bình quân là 17.000 đồng/CP, trong khi giá phiên trước là 27.000 đồng/CP. Ngay lúc mở cửa, gần 2 triệu cổ phiếu được bên bán chất đống giá sàn, mãi tới gần 10h mới có lệnh mua ném vào thị trường, giá trị giao dịch cả phiên được 1,5 tỷ đồng. Ngày hôm sau, cổ phiếu VGS tiếp tục kịch bản bị chất bán giá sàn, nhưng giá trị khớp nhảy lên 46 tỷ đồng. Ngày 14/1, cổ phiếu VGS lập kỷ lục với 5 triệu đơn vị được khớp ở giá trần, giá trị giao dịch đạt 126 tỷ đồng. Tình hình sản xuất - kinh doanh của VGS theo thông tin từ Công ty không có gì mới, tại sao bỗng nhiên cổ phiếu VGS được yêu thích như vậy, trong khi lượng hàng giá rẻ chờ chực bán không ít? 

Việc các nhóm NĐT làm giá cổ phiếu được nhận định là không hiếm. Nhưng nguy hiểm hơn ở chỗ, các nhóm đầu cơ đang xoay sang liên kết với doanh nghiệp và CTCK để làm giá cổ phiếu. Lãnh đạo một doanh nghiệp niêm yết cho hay, nhiều lần ông được đặt vấn đề: "Có thích làm giá cổ phiếu doanh nghiệp của mình không?".  

Hành vi làm giá cổ phiếu là vi phạm pháp luật, ảnh hưởng xấu tới thị trường, đòi hỏi cơ quan quản lý phải vào cuộc mạnh mẽ hơn. Chỉ cần "bỏ đĩa" 3 - 4 vụ thao túng giá, xử lý thật nặng, thử xem "vòi bạch tuộc" làm giá có dám vươn xa? Còn NĐT nhỏ lẻ, lao vào trận chiến bằng moi giá mà không chuẩn bị "áo giáp", thương đau ắt là điều không tránh khỏi.

Nguồn:Vietstock
 
Hạng D
4/10/04
2.526
705
133
Đà Nẵng
Diamond nói:
Cần chặt “vòi bạch tuộc” làm giá


Hiện tượng "làm giá" cổ phiếu thời gian gần đây xảy ra thường xuyên hơn, nhất là trong giai đoạn thị trường tăng điểm. Biểu hiện chung của việc đẩy giá là khối lượng đặt mua áp đảo ngay từ đầu phiên giao dịch. Bên bán thấy dư mua lớn ở mức giá trần sẽ hạn chế bán ra, càng giúp cho nhóm đầu cơ đạt được mục đích. Tùy theo mục đích của nhóm đầu cơ, giá có thể được đẩy lên liên tục, ít thì 3 ngày, cá biệt đến vài tuần.

Để tránh rủi ro không thoát được hàng cho người mua sau, công nghệ làm giá cổ phiếu đã được sáng tạo và áp dụng một cách khéo léo dựa trên thông tin thật về doanh nghiệp. Chẳng hạn, có doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây lắp, nhìn đi nhìn lại có mỗi dự án đang triển khai, vậy mà được đánh giá là "hàng khủng", sắp có lợi nhuận đột biến.
Nhìn chung, nhận diện cổ phiếu bị làm giá khá dễ. Cổ phiếu nào tăng trần nhiều phiên liên tiếp thì phần lớn là đang bị làm giá, trừ trường hợp toàn thị trường tăng điểm mạnh mẽ, bởi rất ít doanh nghiệp có được sự đột biến về hoạt động kinh doanh để giá cổ phiếu có thể tăng lên như thế.

Đối với NĐT, nguy cơ thua lỗ khi đợt làm giá kết thúc sớm hơn dự đoán là rất lớn, nhưng nhiều người vẫn thích mua những cổ phiếu đó, bởi cơ hội kiếm được lợi nhuận cao. "Trèo cao ngã đau", không ít NĐT đua lệnh mua cổ phiếu được thị trường đồn thổi là bị làm giá như EFI, S96, STP… đã lỗ nặng.

Tuần này, thị trường xuất hiện một số cổ phiếu có dấu hiệu bị làm giá. Chẳng hạn, ngày 12/1 là phiên giao dịch đầu tiên của 25 triệu cổ phiếu VGS phát hành thêm được niêm yết bổ sung, trong đó có 8 triệu cổ phiếu đấu giá bình quân là 17.000 đồng/CP, trong khi giá phiên trước là 27.000 đồng/CP. Ngay lúc mở cửa, gần 2 triệu cổ phiếu được bên bán chất đống giá sàn, mãi tới gần 10h mới có lệnh mua ném vào thị trường, giá trị giao dịch cả phiên được 1,5 tỷ đồng. Ngày hôm sau, cổ phiếu VGS tiếp tục kịch bản bị chất bán giá sàn, nhưng giá trị khớp nhảy lên 46 tỷ đồng. Ngày 14/1, cổ phiếu VGS lập kỷ lục với 5 triệu đơn vị được khớp ở giá trần, giá trị giao dịch đạt 126 tỷ đồng. Tình hình sản xuất - kinh doanh của VGS theo thông tin từ Công ty không có gì mới, tại sao bỗng nhiên cổ phiếu VGS được yêu thích như vậy, trong khi lượng hàng giá rẻ chờ chực bán không ít?

Việc các nhóm NĐT làm giá cổ phiếu được nhận định là không hiếm. Nhưng nguy hiểm hơn ở chỗ, các nhóm đầu cơ đang xoay sang liên kết với doanh nghiệp và CTCK để làm giá cổ phiếu. Lãnh đạo một doanh nghiệp niêm yết cho hay, nhiều lần ông được đặt vấn đề: "Có thích làm giá cổ phiếu doanh nghiệp của mình không?".

Hành vi làm giá cổ phiếu là vi phạm pháp luật, ảnh hưởng xấu tới thị trường, đòi hỏi cơ quan quản lý phải vào cuộc mạnh mẽ hơn. Chỉ cần "bỏ đĩa" 3 - 4 vụ thao túng giá, xử lý thật nặng, thử xem "vòi bạch tuộc" làm giá có dám vươn xa? Còn NĐT nhỏ lẻ, lao vào trận chiến bằng moi giá mà không chuẩn bị "áo giáp", thương đau ắt là điều không tránh khỏi.

Nguồn:Vietstock
Con hàng này em đang ôm :D:D:D
 
Status
Không mở trả lời sau này.