Trong lúc nghỉ giải lao cuối tuần, mời các bác đọc tí cho vui....
VN-Index: Kịch bản nào cho trung hạn và dài hạn?
Trong bối cảnh hiện nay khi mà các thông tin vĩ mô vẫn chưa có đột biến nào đáng kể tới thị trường, Vn-Index dường như đang vận động theo sức khỏe nội tại của mình và một sự kỳ vọng trong tương lai. Đâu là những kịch bản của thị trường trong trung hạn và dài hạn, liệu đầu tư ngắn hạn có thực sự là rủi ro hay không?
Kịch bản 1: Cơ hội mở ra trong trung hạn
Đường giá đã thoát khỏi vùng xoáy của các đường trung bình hội tụ (MA), đặc biệt là EMA[50] và Andrews’ Pitchfork bị break, một cơ hội trade T+ mở ra trong trung hạn.
Trong phiên giao dịch ngày 6/01/2010, áp lực chốt lời ngắn hạn đè lên VN-Index ngay từ những phút giao dịch khớp lênh ATO xác định giá mở cửa, nhưng Index vẫn không rớt sàn và chung cuộc vẫn giữ được sắc xanh. Điều này một phần nhờ có sự giúp đỡ rất tích cực của các đường MA.
Kịch bản 1 được xây dựng trên những giả định tương đồng giữa giai đoạn hiện nay và giai đoạn giữa tháng 7/2009. Cũng là một sự phục hồi mạnh mẽ sau những phiên giảm rất sâu, đường giá nhanh chóng thoát khỏi vùng hội tụ của các đường trung bình ngắn và trung hạn và kết tiếp là một phiên giao dịch giằng co, rung lắc mạnh và phần thắng cuối cùng thuộc về bullish-group (nhóm đầu cơ giá lên).
Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào những đặc điểm trên thì rất dễ bị nhầm với giai đoạn 01/12/2009 – 07/12/2009 (đồng thời cũng là Kịch bản 2 của Vn-Index). Để có thể phân biệt sự khác nhau, chúng ta cần đến một Indicator khác là sự vận động của các dải Bollinger (Bollinger bands).
Kịch bản 2: Đề phòng bẫy phục hồi
Vn-Index vẫn manh nha quay trở lại quanh khu vực giá 480-515.
Spinning Top ( hay "đỉnh xoay vòng" là cây nến có bóng mờ bên trên và bên dưới dài hơn thân nến) xuất hiện trong phiên giao dịch ngày 05/01/2010. Mẫu hình này thể hiện sự lưỡng lự và giằng co của thị trường. Một điều đáng chú ý là trong khoảng thời gian gần đây, mẫu hình nến Spinning Top này rất hay xuất hiện ở đỉnh các đợt phục hồi của Vn-Index. Những trường hợp điển hình là ngày 21/10/2009, 20/11/2009 và 01/12/2009. Vì vậy, điều này có thể sẽ tiếp tục đúng và phiên giao dịch ngày mai 08/01/2010 có khả năng là một phiên giảm điểm.
Thêm một lý do để ngày mai rất khó là một phiên tăng điểm. Đường giá đã chính thức xuyên thủng vào biên trên của dải Bollinger vào hôm nay (06/01) tại mức giá 635 điểm và thông thường ngay sau đó đường giá sẽ phải quay đầu. Tuy nhiên Vn-Index sẽ khó có khả năng xuống sâu, theo chúng tôi Index chỉ quay đầu để lấp Gap: 517-529 mà nó đã tạo ra sau những phiên kịch trần hôm đầu tuần.
Tính đến phiên giao dịch hôm nay, Spining Top đã test được tổng cộng 4 lần với xác suất 3 lần trước đều đúng trong vòng 2 tháng gần đây nên độ tin cậy khá cao. Vì vậy, khả năng tăng điểm vào những phiên còn lại trong tuần là khá thấp và không phải là không đáng lo ngại.
Các Indicator: Directional System vẫn chưa cho tín hiệu rõ nét; ADX vẫn chưa có dấu hiệu đảo chiều chứng tỏ xu hướng tăng vẫn chưa được xác lập. Hai đường +DI và –DI dù thôi không phân kỳ mạnh, nhưng khoảng cách giữa chúng vẫn còn rất xa; Fastline và slowline của MACD vẫn chưa có dấu hiệu hội tụ và dấu hiệu mua vào vẫn là chủ đạo khi mà các đường này vẫn nằm dưới đường zero-base. Điều này chứng tỏ sự đảo chiều (nếu có) chỉ là một sự đảo chiều cần thiết để lấy đà cho Index đi tiếp.
Như vậy, những hoài nghi về một đợt phục hồi bẫy (bull trap) vẫn hiện hữu. Sự hoài nghi này bắt nguồn khi đường giá rơi quá mạnh và dòng tiền suy kiệt. Kịch bản Vn- Index lùi về ngưỡng 480 - 515 vẫn cần được tính đến nhưng điều quan trọng hơn là dòng tiền mạnh đã có dấu hiệu trở lại thị trường. Điều này tạo nên một vùng hỗ trợ mạnh quanh ngưỡng 480 – 515 để hình thành lực đẩy cho xu hướng tăng giá dài hạn.
Kịch bản 3: Sóng lớn đã bắt đầu?
Nếu chúng ta xem đáy 235 của Vn-Index (lập ngày 24/02/2009) đến mức đỉnh 625 (hôm 23/10/2009) là 5 sóng sơ cấp trong Sóng 1 lớn và từ mức đỉnh này đến đáy tạm thời 434 (tạo ngày 17/12/2009) là Sóng 2 với chu kỳ thời gian khoảng 10 tháng, thì có vẻ như Index đang bắt đầu cho một con Sóng lớn (Sóng 3 lớn Elliot) sau chuỗi ngày điều chỉnh dài sượt của Sóng 2.
Mặc dù trong các lý thuyết kinh điển về sóng Elliott không đề cập đến tỷ lệ giữa sóng 2 và sóng 4 nhưng chúng ta hãy thử xem xét một giả định mới như sau: hiện nay chúng ta đang đi vào Sóng 3 lớn Elliot chứ không phải là điều chỉnh bất thường (complex correction) của sóng 2 thứ cấp.
Theo lý thuyết của Elliott, Sóng 3 là giai đoạn có sự tham gia đông đảo các nhà đầu tư và các tổ chức lớn. Chính vì vậy, khối lượng giao dịch sẽ phải có đột biến (điều này được thể hiện rõ nét nhất trong những phiên trong tuần qua khi mà KLGD không ngừng được tăng lên) và đây cũng thường là sóng có biên độ dao động mạnh nhất trong ba Sóng lớn (1,3,5). Chúng tôi đang kỳ vọng Target price của Vn-Index trong đợt Sóng này lên đến 750-850 điểm.
Mặt khác, giả thuyết Sóng 3 lớn này rất phù hợp với mẫu hình Head & Shoulders đối xứng đã đề cập bên trên nên độ tin cậy của giả định này là khá cao. Bên cạnh đó, phần trăm thua lỗ nếu mua ngay bây giờ là khá thấp trong khi lợi nhuận có thể kiếm được từ cơ hội này là rất cao, bởi:
- Nếu như nhà đầu bị lỗ, họ chỉ lỗ khoảng 15% -20%. Với kịch bản xấu giá tiếp tục rớt xuống vùng 380 – 400 điểm, thì Vn-Index sẽ có được sự hỗ trợ rất mạnh của Vùng đáy này và khó có khả năng xuống sâu hơn.
- Nếu nhà đầu tư lời, họ sẽ thu được một khoản lợi nhuận rất lớn trong Sóng 3 lớn này. Mục tiêu giá của Sóng 3 lớn có thể dao động trong khoảng 750 – 850 điểm. Lợi nhuận có thể lên đến 50% - 60% đủ để kích thích lòng tham của các nhà đầu tư trên thị trường.
Chiến lược đầu tư: Mua và nắm giữ trung, dài hạn?
Như vậy, khi đánh giá sâu sắc các khả năng xảy ra trong đồ thị kỳ thuật VN-Index, chúng tôi đã kỳ vọng rằng xu hướng đi lên đã và đang hiện hữu khiến cơ hội mua và nắm giữ cổ phiếu cho cả trung và dài hạn đang lớn hơn những rủi ro điều chỉnh trong ngắn hạn. Sự điều chỉnh nếu có là tất yếu và chỉ làm đẹp hơn mô hình sóng tăng giá dài hạn mà chúng tôi đã tính đến.
Nếu Vn-Index tiếp tục tăng điểm, đó sẽ là con sóng 3 lớn theo lý thuyết Elliott wave, buộc Vn- Index phải vượt đỉnh cũ 633, hướng đến giá mục tiêu khoảng 750 – 800 điểm vào cuối tháng 11 năm 2010, cũng theo Fibonacci time zone.
Trần Thành Cam - Công ty chứng khoán Đại Dương