Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng F
22/5/05
17.656
6.051
113
60
Thành phố Run Quất
tuonglahay nói:
solopidi nói:
cái này cũng có liên quan đến làm ăn đấy chứ bác TLH, xảy ra chuyện thì đầu tư gì cũng rất quan trọng đấy chứ ạ
Đương nhiên là có, kinh tế là chính trị mà.
Thật lòng mà nói, chiến tranh là điều kinh hoàng nhất có thể. Cần phải có hoà bình để có thể làm ăn. Chủ quyền/thể diện quốc gia bây giờ ngoài các yếu tố chính trị thì kinh tế chiếm 1 vị trí quan trọng.
Kinh nghiệm qua các cuộc chiến tranh: BĐS tèo toàn tập, lương thực và nhu yếu phẩm lên ngôi, vàng được coi là dự trữ chiến lược... Nhưng thôi, em chả muốn nói thêm nữa.
Em và bác đồng lứa đồng cảm,đã kinh qua chiến tranh và thấy hãi quá , lúc đó đừng nói đến kinh doanh gì sất ,mong giữ đc mạng . Vườn ko nhà trống ,ngon thì vào đó ở đi chứ chả cần mua . :D Teo tòan tập.:)
 
Hạng D
10/11/07
4.985
27
0
HCM
www.esoft-vn.com
Thực ra em cho rằng sẽ không có chuyện gì lớn thêm nữa. Bản thân TQ cũng có khá nhiều vấn đề, trò này cũng đã làm nhiều lần. Thêm nữa VN cũng không dám manh động.
 
Hạng F
20/1/10
5.847
7.317
113
www.viettranyen.com
Bác rất sáng suốt, giống như cái bài này em đọc nè:

THỬ PHÂN TÍCH SỰ KIỆN BIỂN ĐÔNG 26/5/2011</h3>

Đã viết bài cục diện mới của ngoại giao Việt Nam rồi, nhưng dường như những gửi gắm trong bài chưa được hiểu đủ và hiểu đúng? Khắp cộng đồng mạng mấy hôm nay vẫn bùng nổ câu chuyện biển Đông. Người thì kích động xuống đường ôn hòa vì biển Đông. Kẻ thì kích động tinh thần dân tộc. Những người có nhận thức tốt hơn thì đưa ra những giải pháp cho biển Đông. Tất cả đều tốt, nhưng cái tốt phải đặt đúng chỗ, đúng thời điểm. Nếu cái tốt đặt không đúng chỗ, và không đúng thời điểm thì có thể nó sẽ trở thành cái xấu, thậm chí là cái nguy hiểm.
Vì vậy ta cần phải nhìn lại tình hình để phân tích vì sao Trung Hoa lại gây căng thẳng biển Đông? Vì sao câu chuyện biển Đông đến hôm nay người Mỹ và thế giới vẫn yên ắng? Và vì sao đang thế ngoại giao mạnh chúng ta lại rơi vào thế bị động trong lúc này?
Ngược dòng thời gian, cuộc cách mạng hoa Nhài ở Trung Đông và Bắc Phi là đòn đánh chí tử vào yết hầu Trung Hoa, trong chiến lược gầy dựng nguồn năng lượng cho phát triển của họ. Cái mà họ đã gầy dựng hơn 20 năm nay, bỗng chốc lát trở thành trắng tay. Buộc họ phải tìm giải pháp bù đắp cho thiếu hụt này.
Trung Hoa sắp chuyển giao quyền lực cho thế hệ thứ Năm - một thế hệ được cho rằng thái tử đảng với tư tưởng diều hâu - trong khi tình hình quốc nội của họ đang chao đảo vì lạm phát, vì nội loạn, vì bất đồng sắc tộc, với sự phân hóa giàu nghèo, và vì chủ nghĩa tư bản thân hữu mà họ đang sử dụng để có dự trữ ngoại tệ chinh phục thế giới làm dân nghèo đi, mà chỉ một tỷ lệ nhỏ thân hữu với chính khách hưởng lợi và nhà nước thì giàu.
Tất cả những điều đó, buộc họ phải cố gắng cân bằng với chiến lược mới để đáp ứng với thời cuộc, nhưng phải làm sao đảng độc nhất cầm quyền phải đứng vững vai trò cai trị của mình. Nên họ phải gây căng thẳng biển Đông. Một mũi tên bắn nhiều đích: bù đắp thiếu hụt nhiên liệu, phép thử lòng dân, kích động tinh thần dân tộc cực đoan để định hướng dân quên đi tồi tệ kinh tế và độc đoán trong chính trị đang diễn ra và những bất đồng về sự phân hóa giàu nghèo, sắc tộc đang là những mối đe dọa có thể làm họ mất tất cả. Đó là cách mà các cường quốc "xuất khẩu" nội loạn của họ sang nước khác. Cũng giống như Mỹ đã xuất khẩu lạm phát của mình sang thế giới còn lại bằng chính sách nới lỏng định lượng và tăng đầu tư nước ngoài thông qua các CEO tài phiệt.

Lại ngược dòng thời gian một chút, khi cuộc họp thượng đỉnh giữa 2 nguyên thủ quốc gia Mỹ và Trung Hoa nối lại sau 4 năm gián đoạn, do việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, hồi tháng 01/2011, thì họ chọn đúng ngày 19/01/2011 - cái ngày mà đại hội đảng cộng sản Việt Nam bế mạc thành công rực rỡ - Rõ ràng có dụng ý trước khi họp kín để tính toán chuyện khu vực và toàn cầu. Vì lúc đó, cả 2 cường quốc đã xác định rõ ràng chiến lược của Việt Nam trong 10 năm tới. Cho nên sau cuộc họp thượng đỉnh mọi vấn đề biển Đông và thế giới đã có những biến động có thể nói là quay ngoắt 180 độ. Từ sự chìa tay với Việt Nam, người Mỹ đã không còn mặn mà. Từ khu vực thắt yết hầu đường tiếp tế nhiên liệu qua Thái Bình Dương, người Mỹ chuyển sang làm mất mỏ nhiên liệu mà Trung Hoa đang khai thác ở Trung Đông và Bắc Phi. Tại sao như vậy?

Có thể là người Mỹ đã nhìn thấy hết đại hội đảng cộng sản Việt Nam không có gì thay đổi với chiến lược dài hạn. Vẫn hình thái xã hội sao chép từ Trung Hoa, vẫn trung thành với anh cả đỏ. Nên công việc của người Mỹ là tạo ra một cục diện toàn cầu mới, để anh em trong nhà "môi hở răng lạnh" đấu nhau ở biển Đông. Một mũi tên nhằm nhiều đích, đích đầu tiên là tạo ra sự đối đầu của thành trì cộng sản cuối cùng trên thế giới bất đồng, như họ đã làm khi ông Nixon làm với ông Mao hồi năm 1972, để Liên Xô và Trung Quốc không đoàn kết. Và hậu quả như thế nào thì sự sụp đổ Liên Xô và Đông Âu cuối thập niên 1980s đã minh chứng.

Đích thứ hai là, khai thác dầu ở biển Đông không chỉ có Việt Nam mà còn có Nga. Nên việc này không chỉ căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Hoa mà còn quyền lợi của Nga. Đích thứ ba là, động chạm đến quyền lợi của cả khối Asean. Rõ ràng đẩy Trung Hoa vào thế đối đầu với khu vực và quốc tế. Quả thật là một chiến lược hoàn hảo. Nhưng khi câu chuyện ngày 26/5/2011 xảy ra thì, cho đến nay chưa thấy nước nào lên tiếng ủng hộ ta. Đó là một điều đáng suy nghĩ để đặt dấu hỏi tại sao?

Qua những nhận định trên, là một người dân, khách quan nhìn nhận sẽ thấy những điều sau:

Chắc chắn Trung Hoa chỉ rung cây nhát khỉ trong vấn đề biển Đông, mà không thể gây chiến tranh vì, nếu họ đẩy Việt Nam đến đường cùng bằng chiến tranh thì, họ sẽ mất đi một đồng minh thân cận bị đẩy sang bên đối diện, đồng thời họ sẽ trở thành kẻ thù của thế giới. Hình ảnh của họ đã xấu lâu nay trở nên xấu hơn. Vì cho đến giờ này Việt Nam vẫn là đồng minh trung thành của Trung Hoa từ mô hình chính trị xã hội đến thâm thủng nhập siêu về kinh tế và cả quan hệ quốc phòng chiến lược. Nếu Trung Hoa trở mặt với Việt Nam thì còn nước nào trên thế giới có thể tin cậy Trung Hoa? Nhưng một số trang mạng lại đi đến cực đoan khi cho rằng Trung Quốc sẽ đánh Việt Nam và một số lại kêu gọi biểu tình phản đối Trung Hoa là điều chưa nắm rõ tình hình, và có thể là một sự xúi giục không cần thiết, mà có thể đưa đến tình trạng của năm 2007, với nhiều trí thức yêu nước phải vào vòng lao lý và được quan tâm đặc biệt của chính quyền. Ngay cả báo chí mấy hôm nay cũng đẩy vấn đề lên quá nóng!

Như vậy, Trung Hoa muốn gì? Rõ ràng trong cơn kiệt quệ vì năng lượng, họ đang điên cuồng muốn chiếm lấy biển Đông để khai thác dầu bằng quan hệ song phương. Nôm na cho dễ hiểu là muốn "ăn chia theo tỷ lệ". Nhưng với công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển 1982, họ đã ký kết thì, họ sai hoàn toàn. Về luật họ cũng sai, mà về uy tín thế giới họ cũng thất thế. Nhưng sự đời quy luật - mạnh được yếu thua - vẫn cứ xảy ra như cơm bữa, mà bất chấp mọi luật lệ và hình ảnh quốc tế của các cường quốc. Ví như chiến tranh Iraq do người Mỹ phát động để hạ bệ ông Saddam Hussein năm 2003 vậy. Song trong chiến tranh Iraq, người Mỹ đã ngụy tạo chứng cứ chính quyền Saddam Hussein có vũ khí nguy hiểm. Còn với biển Đông chứng cứ người Trung Hoa đã sai quấy.

Vấn đề Việt nam luôn giữ lập trường đàm phán đa phương với vấn đề biển Đông. Và điều này Việt Nam đã thắng lợi trong ngoại giao khu vực trong ngày 19/5/2011 vừa qua. Có phải vì thế mà Trung Hoa mới làm phép thử và chia cắt khối Asean bằng nhiều thủ đoạn?

Cho nên Việt Nam cần bình tỉnh đối phó với tình hình bằng, thứ nhất là lấy sự ủng hộ của khu vực và thế giới, mà đứng đầu là vai trò người Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương. Vì những diễn biến gần đây cho thấy, chẳng còn ai có thể ngăn chặn được sức mạnh của Trung Hoa. Thứ hai là, đưa vấn đề lên tòa án Liên Hiệp Quốc. Và cuối cùng là, lòng dân trong nước cần phải củng cố sự tin cậy đã và đang bị lung lay sau sự cố biểu tình 2007 và suy thoái kinh tế kép ở trong nước.

Nếu Việt Nam không làm được 3 vấn đề cốt yếu trên trước khi đi đến đàm phán đa phương vấn đề biển Đông với Trung Hoa thì, rất khó lòng với chiến lược biển Đông trong dài hạn.
tuonglahay nói:
Thực ra em cho rằng sẽ không có chuyện gì lớn thêm nữa. Bản thân TQ cũng có khá nhiều vấn đề, trò này cũng đã làm nhiều lần. Thêm nữa VN cũng không dám manh động.
 
Hạng C
20/11/09
678
65
28
53
KCN Sóng Thần, Bình Dương
bài phân tích mợ Nắng sưu tầm phân tích rất đúng tình hình quan hệ chính trị giữa các nước trong khu vực biển đông. Thực sự hiện nay chỉ có VN là đồng minh quan trọng nhất với TQ trong khu vực này, nếu 2 nước đánh mất quan hệ tốt đẹp, người được lợi nhất sẽ là ai chắc các bác cũng thấy: Mỹ. Với quan hệ chiến lược và có nhiều căn cứ quân sự tại Đông Á + Đông Nam Á (Singapore/Thái lan/Indonesia..., vừa rồi là Philippine), chỉ cần bẻ gãy trục quan hệ Việt/Trung là Mỹ có thể rộng tay xiết vòng vây quanh TQ, nước mà người Mỹ đang tăng cường sự quan ngại nhất trong giai đoạn hiện nay.
 
Hạng D
24/10/10
3.407
14.795
113
dinle nói:
bài phân tích mợ Nắng sưu tầm phân tích rất đúng tình hình quan hệ chính trị giữa các nước trong khu vực biển đông. Thực sự hiện nay chỉ có VN là đồng minh quan trọng nhất với TQ trong khu vực này, nếu 2 nước đánh mất quan hệ tốt đẹp, người được lợi nhất sẽ là ai chắc các bác cũng thấy: Mỹ. Với quan hệ chiến lược và có nhiều căn cứ quân sự tại Đông Á + Đông Nam Á (Singapore/Thái lan/Indonesia..., vừa rồi là Philippine), chỉ cần bẻ gãy trục quan hệ Việt/Trung là Mỹ có thể rộng tay xiết vòng vây quanh TQ, nước mà người Mỹ đang tăng cường sự quan ngại nhất trong giai đoạn hiện nay.
Hì, em yên tâm rồi ạ. Thế là không lo cái ngày phải cắp cặp nhét mẩu bánh mì để đi học tiếng Chai na hihi ...
Các bác khác bình tĩnh ạ, đừng cú mèo lắm nha. Tội nghiệp con mèo vô can, con cú thì dông mất
(Ôi em nhảm ... khìn khìn ùi ...)
 
Hạng D
14/5/08
2.537
22.450
113
Chiến tranh toàn diện như kiểu 1979,1984-1985 thì chắc chắn không rồi, nhưng xung đột cục bộ thì có thể lắm chứ, kiểu xung đột 1988 với VN và 1995 với Philipin
 
Bò Hóng
13/12/06
8.361
76.171
113
koonjang nói:
Chiến tranh toàn diện như kiểu 1979,1984-1985 thì chắc chắn không rồi, nhưng xung đột cục bộ thì có thể lắm chứ, kiểu xung đột 1988 với VN và 1995 với Philipin
chả sợ!
Sợ nhất TQ chơi bài tăng giá nguyên liệu xuất khẩu vào VN , hay tuồn đồ đểu qua đây thôi
 
odo
Hạng B2
6/4/11
293
2
18
Ngân sách quân sự tăng là đủ chết khối ngành ktế rồi.
Béo mấy bác mafia.
 
Hạng D
30/11/10
3.974
63.099
113
Nếu có thì đập nhau tí tí cho vui thôi bác ợ, rồi cả 2 cùng đưa nhau lên diễn đàn đấu võ mồm! Chán thì lại bắt tay nhau hòa!
Trường hợp 2 không thể nào xảy ra: Bọn Tàu khựa cũng chỉ là đám hèn, vả lại nội bộ đang khủng hoảng cực kỳ sâu sắc, kinh tế tuy dám vỗ ngực xưng tên là chủ nợ của thằng Mẽo, nhưng cũng phập phồng và không ổn định, nguồn thu nhập chủ yếu vẫn là suất khẩu sản phẩm giá rẻ nhờ nhân công rẻ mạt, chưa có nội lực để phát triển xã hội ổn định, vả lại nhân công giá rẻ tức là dân đói, sẽ sinh ra bất công xã hội, dân tình bất mãn... . Với tiềm lực quân sự hiện nay nếu đem đánh mạnh thì có thể thắng nhanh khu vực phía Bắc Việt nam, nhưng trong vòng vài ba tháng đến 1 năm thì không thể tiến sâu quá Đà nẵng được, lúc đó sẽ xa lầy vào cuộc chiến như Mỹ và Pháp trước đây! Vả lại nếu ngang nhiên tiến chiếm Việt nam, liệu Quốc tế có đứng yên không?! Chỉ cần thằng Mẽo và EC ra cấm vận kinh tế, thì nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu giá rẻ sẽ sụp ngay! Lúc đó nội bộ Tung của sẽ hoảng loạn, nhiều khi chưa đánh xong Việt nam mà Tung của đã chia thành 4 - 5 quốc gia độc lập rồi! Bọn Tàu hiểu điều đó, nên những hành động hiện nay chỉ là rung cây dọa khỉ!
vankhanhktpn nói:
Nếu có xung đột xảy ra thì kinh tế sẽ thế nào, thị trường và ngân hàng sẽ thế nào ? Dân đầu tư sẽ làm gì để tồn tại và phát triển.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Em ko mong nó đến. Còn nếu xung đột xảy ra thì có 2 tình huống:
1/ Chiến cục bộ trên vùng đặc quyền và quần đảo Trường Sa ===> dầu và vàng TG sẽ lên mạnh , chứng khóan VN tèo chắc chắn .
2/ Nếu chiến cuộc kéo dài mà TQ ko chiếm được ,nó sẽ điên cuồng phát động chiến tranh tòan diện lên đất liền , lúc đó thì ôi thôi ,nhà đất giảm giá còn 1/10 , tài sản có giá = giấy( CK, HĐ góp vốn...) thì mất trắng,chỉ có lưong thực thuốc men và thức uống lên giá . Tiền bạc lưu thông lo chuyển thành vàng, kim cương và số đông di tản ra khỏi đất nước.
Ko có cơ hội nào hết.
 
Status
Không mở trả lời sau này.