Pinga nói:
Bác có nghe 2 chữ "đẳng cấp", mà sau này anh em thường rút gọn "đẳng".
Sở hữu 1 chiếc xe Đức nó thể hiện cái đẳng của bác.
Lexus có thể rất bền, bền hơn cả xe Đức, nhưng về đẳng chỉ là hạng hai mà thôi, đó là ý số 10 của bài báo.
Người đạt đẳng cấp cao đôi khi người ta không cần 1 chiếc xe "quá" bền và "ít" hao nhiên liệu. Người ta cần những thứ khác và vì thế xe Đức mới là xe mà mọi người suy nghĩ về nó nhiều nhất.
Em thì kiếp này chắc chẳng bao giờ đạt
đẳng đi xe Đức.
Vài ý chia xẻ với bác, chúc bác vui.
Về chữ "đẳng" đó thì ta xem xét 1 tí: xe Đức hạng sang là tượng đài đâu dễ lật đổ. Người Nhật muốn chen vô chia bánh và đạt chút thành tựu. Bác cũng thừa nhận đẳng cấp không có nghĩa là chất lượng tốt nhất mà. Cho nên nó được hiểu là thương hiệu mới đúng.
Bác xem phim Hollywood để ý hầu như tài tử họ không chạy xe Nhật trong phim. Toàn xe Mỹ và xe sang Đức. Dù Lexus chạy đầy đường! Như vậy xe Nhật thua mặt quan trọng nhât - truyền thông rồi còn gì.
Nói tới xe Mercedes ta liên tưởng ngay đến series S, biểu tượng của họ. Đúng là nó...đẳng cấp
. Để tăng thị phần, họ chế ra hạng C giá phải chăng ăn theo thương hiệu. Và hạng C bán chạy nhất vì giá phù hợp hơn cho số đông. Hạng C với cái giá làm cho người định mua xe tầm trung như Camry, Mondeo,..phải dao động - Đánh tâm lý rõ ràng:
xe hạng sang giá rẻ.
Nhưng BMW series 3, Mercedes C,..liệu có phải là xe sang - giá rẻ hay không? Sợ rằng chúng chẳng "đẳng cấp" gì cả. Mà gọi chính xác là:
xe giá rẻ với chi phí hạng sang!
. Chúng có nội thất sang trọng, tiện nghi không? có sức mạnh và sự êm ái không? có những tính năng cao cấp như hạng trên kia không? mà giả là có 1 số tính năng ít ỏi đi nữa thì có khi giống cái tên thôi. Tương tự như máy ảnh DSLR và compact vậy. "đẳng cấp" nửa mùa là vậy.