TUXEDO nói:
Em đặt ngược lại vấn đề là vì sao các bác tháo van hằng nhiệt
- Vì lập luận là cho mát máy ???
- Vì nước của các bác bị sôi nên bực mình tháo van hằng nhiệt ???
Còn lý do gì để các bác phải tháo nữa không nhỉ
Câu hỏi hơi bị hay ah!
Riêng em thì xin có vài thiển ý như sau: Nếu động cơ xe bình thường chưa hư hỏng thì về lý thuyết xylanh, piston cũng như các bộ phận cơ khí trong máy được chế tạo có độ khít sát, vì vậy sẽ rất nhanh mòn nếu kim loại bị co dãn do nhiệt độ thay đổi dẫn đến hiện tượng mòn xylanh xì khói mù trời. Người ta thiết kế hệ thống làm mát không chỉ có nhiệm vụ làm mát mà còn có nhiệm vụ giữ cho nhiệt độ máy luôn nằm ở một mức cố định, thường là ở mức 90 độ C một cách nhanh nhất và giữ nguyên ở đó từ khi xe xuất xưởng đến khi cho vào làm phế liệu.
Khi nhiệt độ máy nằm dưới 90 độ thì van hằng nhiệt đóng, relay quạt ngắt điện để cho máy mau mau đạt nhiệt độ chuẩn (thường là khi khởi động hoặc khi xe chạy trong vùng băng giá).
Khi đủ 90 độ thì van bắt đầu mở dần, chạy nhiều thì quạt sẽ bắt đầu quay.
Trở lại giả thuyết của bác chủ thớt
trường hợp 1: nếu chỉ lắp van và không có relay thì quạt sẽ quay liên tục đối với vấn đề giải nhiệt không có ảnh hưởng gì vì việt nam không có mùa đông, việc tăng nhiệt cho xe cũng đảm bảo vì van đóng quạt quay hay không cũng vậy, chỉ có vấn đề là nhiệm vụ dồn lên vai làm mau hỏng quạt, van đóng mở liên tục sẽ mau chết, tuổi thọ giảm còn phân nửa không biết sẽ die lúc nào mà khi van die thì cũng ban xe dọc đường lun.
Trường hợp 2: bỏ van hằng nhiệt, chỉ lắp relay thì nước chảy liên tục sẽ làm động cơ lâu đạt nhiệt độ chuẩn dẫn đến xe nhanh chóng bị mòn khua rỏn rẻn và xì khói mù trời.
có gì nhầm lẫn hay thiếu mong các bác bổ sung thêm
quân.