Hạng D
3/12/09
4.125
12.259
113
Cám ơn bác Quan và các anh em đã quan tâm chia sẻ.

Với các xe mới, hệ thống làm mát gần như hòan hảo, các bộ phận thermostat, relay, bơm nước… vận hành trơn tru, tuy nhiên ta cũng phải theo dõi và phát hiện các sự cố trong HTLM để khắc phục khi xảy ra sự cố.

Đối với xe cũ tại VN phần lớn đã bị thợ tháo bỏ van nhiệt và relay quạt với tư duy sai lầm là “để cho máy mát” mà không cần quan tâm đến các yếu tố quan trọng khác như hiệu suất vận hành, mức độ mài mòn các chi tiết máy về lâu dài, mức tiêu hao nhiên liệu….

Em xin được nêu tiếp vấn đề đề về khôi phục 50% tình trạng origin đối với xe cũ (không đề cập xe mới hoặc phương án thay mới tòan bộ HTLM) :

Trước đây, em đã sử dụng xe cũ ở tình trạng đã “Việt hóa” hệ thống làm mát (gỡ bỏ thermostat và relay quạt nước). Xe luôn vận hành ở điều kiện “rất mát” nên kim nhiệt lúc nào cũng chỉ nhích tí xíu. Tuy nhiên, khi gặp những lúc kẹt xe lâu có mở máy lạnh hoặc đèo dốc cao thì kim nhiệt cũng vượt quá mức phân nữa mặt đồng hồ mặc dù không đến nổi overheat (đạt mức H). Ở đây, em có thắc mắc là xe này dù đã gỡ bỏ van nhiệt và relay quạt và luôn vận hành ở tình trạng “mát máy” nhưng khi gặp các trường hợp kẹt xe lâu hay lên đèo dốc thì kim nhiệt cũng phi lên rất nhanh qua mức 1/2, huống chi là khôi phục lại 100% tình trạng nguyên gốc HTLM đối với một chiếc xe cũ (khi ấy có thể kim nhiệt sẽ vọt lên vị trí H luôn).

Như vậy, khi xe đã được “Việt hóa” 100% HTLM như trường hợp trên nhưng khi gặp tình huống kẹt xe nặng hoặc đèo dốc cao thì các bác tài còn yên tâm phần nào về tình trạng không đến nỗi bị quá nhiệt. Nhưng thử hỏi nếu khôi phục gốc 100% hay nói cách khác “Việt hóa” 0% thì các bác tài xe cũ có thể yên tâm khi gặp các tình huống như thế không?!

Trở lại topic ban đầu : đối với HTLM xe cũ nên chăng chỉ khôi phục 50% tình trạng gốc ban đầu (để chắc ăn hơn) sử dụng 1 trong 2 phương án, hay nói khác đi, chỉ nên “Việt hóa” 50% để máy không bị quá mát (overcool) đồng thời cũng cải thiện được phần nào hiệu suất động cơ và các vấn đề liên quan khác?! Nghĩa là ở chừng mực nào đó cố gắng khôi phục 50% gốc để duy trì nhiệt độ làm mát từ 60-75oC thay vì mức chuẩn là 85-95oC!

Mời các bác tiếp tục trao đổi và chia sẻ.
 
Hạng D
9/4/05
4.489
65
48
46
Theo em hiểu ngắn gọn là khi xe cũ hỏng van hằng nhiệt => các bác thợ tháo luôn , hao mòn, tốn xăng 1 chút nhưng đỡ lo nằm đường vì thay van mới vào vai bữa nó lại hỏng (đóng luôn không mở)
 
Hạng D
21/1/08
1.200
8
0
Nên hay không sử dụng van hằng nhiệt ? Đăng lúc: 30/5/2007, 9:28GMT+7
(thegioioto) Hiện nay rất nhiều người cho rằng, do nước ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ môi trường thường ở mức cao nên không cần sử dụng van hằng nhiệt. Quan niệm đó có thực sự đúng không?[/b]
[/b]
1.jpg
Van hằng nhiệt là một bộ phận trong hệ thống làm mát của xe, nó đóng vai trò điều chỉnh nhiệt độ nước làm mát, khi máy hoạt động đảm bảo nhiệt độ nước trên đường ra luôn nằm trong khoảng từ 80[sup]o-[/sup]95[sup]o[/sup]C (mức nhiệt độ động cơ làm việc với hiệu quả cao nhất). Khi nhiệt độ nước làm mát thấp (khoảng dưới 70[sup]o[/sup]C ) thì van vẫn đóng, nước chỉ lưu thông bên trong máy và không ra két làm mát. Khi nhiệt độ của nước vượt quá 70[sup]o[/sup]C, chất sáp bên trong van sẽ giãn nở, làm mở van và nước được lưu thông tuần hoàn qua két làm mát.

Nếu không sử dụng van hằng nhiệt, thời gian làm nóng động cơ sẽ kéo dài, nhiệt lượng sẽ bị mất nhiều do nước làm mát lấy đi, nhiên liệu bốc hơi kém và cháy không hoàn toàn, đồng thời hơi nhiên liệu sẽ bám vào các chi tiết và thành vách xi lanh làm bôi trơn kém, kết quả làm giảm công suất động cơ và các chi tiết bị mài mòn nhanh. Ngoài ra, đối với các động cơ sử dụng phun xăng điện tử, khi động cơ làm việc ở nhiệt độ thấp, ECU sẽ điều khiển phun xăng đậm, do đó sẽ làm tốn nhiên liệu và ô nhiễm môi trường.

2.jpg


Tuy nhiên, khi sử dụng van hằng nhiệt, chúng ta hay gặp phải trường hợp van bị kẹt (do sau một thời gian làm việc sáp giãn nở kém) làm động cơ nóng quá mức, dẫn tới giảm khe hở giữa piston và xecmăng, gây ra bó kẹt piston. Thậm chí còn gây ra cháy đệm mặt máy, khiến nước lọt vào trong xi lanh và xuống cacte.

Chúng ta có thể tự kiểm tra quá trình làm việc của van hằng nhiệt bằng cách: cho động cơ nổ, sau đó theo dõi trong bảng táp lô. Đến khi nhiệt độ của nước làm mát đạt khoảng 70[sup]o[/sup]-80[sup]o[/sup], sờ tay vào đường ống phía trên van, nếu đường ống ấm dần lên (có thể cảm nhận được) có nghĩa là van vẫn làm việc tốt. Chúng ta có thể tháo ra để kiểm tra mức độ làm việc của van: cho van vào nước và đun nóng từ từ, khi nhiệt độ nước đạt khoảng 95[sup]o[/sup]C, đo độ nâng của van lớn hơn 8 mm là được.

Theo thegioioto, sau khi đi được khoảng 15.000-20.000 km, chúng ta nên tháo ra để kiểm tra mức độ làm việc của van, nhằm đảm bảo động cơ làm việc với hiệu quả cao nhất.
 
Hạng D
3/12/09
4.125
12.259
113
tanviva2000 nói:
Nên hay không sử dụng van hằng nhiệt ? Đăng lúc: 30/5/2007, 9:28GMT+7
(thegioioto) Hiện nay rất nhiều người cho rằng, do nước ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ môi trường thường ở mức cao nên không cần sử dụng van hằng nhiệt. Quan niệm đó có thực sự đúng không?

1.jpg
Van hằng nhiệt là một bộ phận trong hệ thống làm mát của xe, nó đóng vai trò điều chỉnh nhiệt độ nước làm mát, khi máy hoạt động đảm bảo nhiệt độ nước trên đường ra luôn nằm trong khoảng từ 80[sup]o-[/sup]95[sup]o[/sup]C (mức nhiệt độ động cơ làm việc với hiệu quả cao nhất). Khi nhiệt độ nước làm mát thấp (khoảng dưới 70[sup]o[/sup]C ) thì van vẫn đóng, nước chỉ lưu thông bên trong máy và không ra két làm mát. Khi nhiệt độ của nước vượt quá 70[sup]o[/sup]C, chất sáp bên trong van sẽ giãn nở, làm mở van và nước được lưu thông tuần hoàn qua két làm mát.

Nếu không sử dụng van hằng nhiệt, thời gian làm nóng động cơ sẽ kéo dài, nhiệt lượng sẽ bị mất nhiều do nước làm mát lấy đi, nhiên liệu bốc hơi kém và cháy không hoàn toàn, đồng thời hơi nhiên liệu sẽ bám vào các chi tiết và thành vách xi lanh làm bôi trơn kém, kết quả làm giảm công suất động cơ và các chi tiết bị mài mòn nhanh. Ngoài ra, đối với các động cơ sử dụng phun xăng điện tử, khi động cơ làm việc ở nhiệt độ thấp, ECU sẽ điều khiển phun xăng đậm, do đó sẽ làm tốn nhiên liệu và ô nhiễm môi trường.

2.jpg


Tuy nhiên, khi sử dụng van hằng nhiệt, chúng ta hay gặp phải trường hợp van bị kẹt (do sau một thời gian làm việc sáp giãn nở kém) làm động cơ nóng quá mức, dẫn tới giảm khe hở giữa piston và xecmăng, gây ra bó kẹt piston. Thậm chí còn gây ra cháy đệm mặt máy, khiến nước lọt vào trong xi lanh và xuống cacte.

Chúng ta có thể tự kiểm tra quá trình làm việc của van hằng nhiệt bằng cách: cho động cơ nổ, sau đó theo dõi trong bảng táp lô. Đến khi nhiệt độ của nước làm mát đạt khoảng 70[sup]o[/sup]-80[sup]o[/sup], sờ tay vào đường ống phía trên van, nếu đường ống ấm dần lên (có thể cảm nhận được) có nghĩa là van vẫn làm việc tốt. Chúng ta có thể tháo ra để kiểm tra mức độ làm việc của van: cho van vào nước và đun nóng từ từ, khi nhiệt độ nước đạt khoảng 95[sup]o[/sup]C, đo độ nâng của van lớn hơn 8 mm là được.

Theo thegioioto, sau khi đi được khoảng 15.000-20.000 km, chúng ta nên tháo ra để kiểm tra mức độ làm việc của van, nhằm đảm bảo động cơ làm việc với hiệu quả cao nhất.

Thank bác Tan!
Về lợi ích và tác hại ra sao nếu có hoặc không có van hằng nhiệt thì em nghĩ nhiều người đã biết rõ. Vấn đề đặt ra ở đây là : với xe cũ chỉ nên "Việt hóa" HTLM đến mức nào thôi ạ.
 
Hạng D
24/8/09
1.032
765
113
47
Như mình đã nói ở phần trên thì việc bỏ đi bất kỳ cái nào của hệ thống làm mát cũng sẽ hại cho động cơ. Nếu một động cơ làm việc bình thường thì người ta đã tính toán để cho dù có bị leo đèo trượt dốc lội suối băng sông gì thì nước cũng nằm trong vòng 90 độ là hết. Cảm giác không yên tâm chỉ xuất hiện khi động cơ bị hư hỏng, mà nếu hư hỏng thì phải sửa cho xong, mấy ông thợ vườn lò dò lụm khụm làm không được bèn chế biến từa lưa sau đó nghĩ ra mỹ từ "việt hóa động cơ" để phong cho cái sự bó tay, bó chiếu của mình.
 
  • Like
Reactions: Linh74
Hạng B2
4/10/08
172
5
0
53
e phần lớn đồng ý với các bác , tuy nhiên có vài điểm e thấy chưa chính xác :
trích Vanquan1310 : "Khi nhiệt độ máy nằm dưới 90 độ thì van hằng nhiệt đóng, relay quạt ngắt điện để cho máy mau mau đạt nhiệt độ chuẩn (thường là khi khởi động hoặc khi xe chạy trong vùng băng giá).
Khi đủ 90 độ thì van bắt đầu mở dần, chạy nhiều thì quạt sẽ bắt đầu quay
. "
van hằng nhiệt không phải chỉ có 2 trạng thái đóng hoặc mở hoàn toàn như bác nói , mà tùy loại nó sẽ bắt đầu hé mở cho đến khi mở rộng hoàn toàn trong ngưỡng nào đó ( thông thường từ 70 - 90 độ C ) . do đó lưu lượng làm mát qua két sẽ thay đổi , quyết định "tốc độ" giải nhiệt cho HTLM . Còn rơ-le quạt chỉ đóng khi nhiệt đạt ngưỡng (thường là 100 độ C) .

ở xứ lạnh thì vai trò của van HN có ý nghĩa quan trọng hơn rất nhiều , tháo bỏ van HN ở xứ lạnh là nghiêm trọng , tuy nhiên xứ nóng như ta thì khác , nếu xe chỉ chạy trong thành phố thì với nhiệt độ môi trường , tốc độ xe như thế e khẳng định van HN luôn ở trạng thái "mở hoàn toàn" , đường lên dốc , qua đèo thì càng nóng , càng mở toang hoác , chỉ khi đi đường trường vùng có khí hật mát như Lâm Đồng hay xe chạy 70-80 km/h liên tục thì van mới khép dần hoăc đóng kín hoàn toàn do két được làm mát tư nhiên quá tốt .

Vấn đê đặt ra là tháo van HN thì ngoàiviệc làm máy mát hơn thì có hệ thống có bị ảnh hưởng gì xấu không ? theo e biết thì là có :

- không gặp cản trở tử van HN nên lưu tượng qua két liên tục và nhanh sẽ làm giảm tuổi thọ của két nước .
- không kiểm soát được nếu máy ở tình trạng "quá mát" (hao xăng , mòn ,...) .
- luồng nước làm mát chạy qua khoang không đủ áp lực để choán đầy khoang nước trong máy , dẫn đến khả năng tạo bọng khí làm sôi "cục bộ" , rỗ máy , ... cao hơn .

nếu trong thực tế chạy xe ta loại trừ (hay chấp nhận) được các yếu tố trên kia thì cứ yên tấm mà tháo , bản thân em vẫn ủng hộ cho chuyện "Việt hóa" hoặc tìm ra các loại van , công tắc có ngưỡng thích hợp hơn là để nguyên xi (xe xứ lạnh)
 
Hạng D
21/1/08
1.200
8
0
Không có van hằng nhiệt thì liệu có ảnh hửơng nhiều hay không nếu:

- Máy vừa nổ trong vòng 5 phút,
- Hoặc đi xe trong mưa ở xứ ta cũng gần tương xứ lạnh
 
Hạng D
21/1/08
1.200
8
0
Mình đã tham khảo cửa hàng rồi, cái van này giá 140k. Liệu có gắn liền hay bâng khuâng gì khônng bác?
 
Hạng D
3/12/09
4.125
12.259
113
tanviva2000 nói:
Mình đã tham khảo cửa hàng rồi, cái van này giá 140k. Liệu có gắn liền hay bâng khuâng gì khônng bác?

Hàng mới hay 2nd bác? Có lắp vừa với các kích cỡ két nước khác nhau kg?