Tôi cũng không học gì về tài chính hay kinh tế, nhưng thử phân tích theo kiểu ngoại đạo như thế này xem có ổn không nhé. Hiện kinh tế gặp khó nhất thời (do cô vy), các doanh nghiệp tạm bị đứt mạch (ốm nhẹ, ốm nặng…nhưng chưa chết) nên chính phủ phải cứu kinh tế, cứu các doanh nghiệp bằng cách bơm tiền để họ k bị đút mạch do thiếu dòng tiền luân chuyển….Kiểu như bệnh nhân cần cho thuốc kháng sinh để chữa bệnh. Tạm thời sẽ gây lạm phát, nhưng sẽ có độ trễ 1 chút. LS cho vạy giảm thấp lúc này.
Nếu doanh nghiệp vượt qua được cơn khó khăn này và bắt đầu có dấu hiệu hồi sức thì nhà nước sẽ dần hút tiền về (dần dần tăng ls vay) để hạn chế lạm phát (giảm kháng sinh, tăng thuốc bổ). Nhưng nếu bệnh nhân mà yếu quá thì thay vì hồi phục, thì lại nghẻo luôn do sức yếu quá, lại công thêm uống quá nhiều kháng sinh trước đó (kháng sinh cũng có hại lắm J….Kinh tế lúc đó chắc sẽ giống kiểu Venezuala hay Zimbabue….tiền sẽ như giấy vệ sinh…..1 ổ bánh mì giá cả tỉ đô….Tiền mang ra làm kệ sách, túi sách….
Ai cầm tiền mặt mà ra vào hợp lí lúc này thì vừa tránh được để tiền mất giá, vừa mua được hàng giá thấp……Và ngược lại, nếu vào k hợp lý thì có thể vừa bị leo nóc tủ do mua hàng giá cao, mua sớm quá hoặc tiền bị thành giấy lộn do dính lạm phát vì giữ tiền lâu quá. Quan trọng là nắm bắt được thời điểm nào, vì nó quá khó…tin tức bơm thổi, che đậy nhiều….làm nhiễu thị trường.
Nếu kinh tế xấu đến mức tiền như giấy lộn thì ôm vàng với usd chứ ko ham ôm đất cát và sống ở 1 nước như vậy...