Hạng B2
28/10/11
214
730
93
Tỷ lệ thất nghiệp đang tăng nhanh. Thấy báo đăng là hơn 22% rùi.
Nghĩa là người nghèo nghèo hơn, người giàu bớt giàu (vì nếu vẫn còn hợp đồng, vẫn kiếm lời thì hông sa thải công nhân)
Lãi suất ngân hàng ổn định, có giảm nhẹ. Tỷ giá USD ổn định. Mình nghĩ sắp tới chính phủ sẽ bơm tiền mạnh để kích cầu tiêu dùng.
Bây giờ mà bơm tiền thì hông sợ lạm phát tăng cao.
:)
Bác cho nguồn vụ tỷ lệ thất nghiệp 22% với ạ.
Cảm ơn bác
 
  • Like
Reactions: Cx52018
Hạng B2
2/10/15
290
595
93
34
Lãi suất quá thấp nên tiền bị rút ra chuyển sang kênh khác, hay tiền đã được rút ra để phục vụ cho hoạt động tiêu dùng!
Nếu là vế 2 thì suy thoái đang ngày càng rõ rệt. Quý 1 không đến nỗi nào vì còn có tháng tết kéo lại. Quý 2 trở đi thì không biết!

Đây là 1 vấn đề cực kì nhạy cảm. Anh biết được thì sao CP lại không biết. Động thái cấm xuất khẩu gạo ngoài việc đảm bảo an ninh lương thực thì theo tôi cũng là để gạo trong nước ứ đọng, dẫn tới giá thấp. Công nhân thất nghiệp, về quê hết tiền mà còn phải mua gạo giá cao thì căng lắm đây.
Cứ nói lợi ích nhóm thịt heo gì đó chứ riêng chuyện này thì mình tin là anh Phúc cũng đang đau đầu thật sự. Thịt heo đang là mồi lửa gây ra lạm phát, bất ổn mà mãi chưa dập được. Công nhân ra đường thì ít nhất họ vẫn phải no cái bụng thì xã hội mới yên ổn được.

Tôi làm trong ngành nên tôi biết tôi nói cho mấy anh luôn đơn giản thế này:
1/ Gạo xuất khẩu là liên quan đến lợi ích nhóm
2/ Còn giá heo trong nước thì phức tạp hơn rất nhiều. Heo là liên quan đến cung cầu mất cân đối và không thể nào giải quyết được trong ngắn hạn. Muốn giải quyết thị trường heo cần tái cơ cấu rất mạnh thị trường chăn nuôi, điều này thậm chí có thể nằm ngoài tầm với của Bộ NN.
 
Hạng D
4/12/17
1.282
1.859
113
42
Bác cho nguồn vụ tỷ lệ thất nghiệp 22% với ạ.
Cảm ơn bác
Mình thu thập số liệu tổng hợp rùi tự tính bác ui. :)
Cụ thể là:
Tổng số lượng trong độ tuổi lao động ở VN khoảng 48tr người
Đến giữa tháng 4 vừa rồi thì Số lượng mất việc, giãn việc là gần 5tr người. (Chiếm hơn 10.4% tổng số người trong độ tuổi lao động).
Hơn 1.5 tháng vừa qua thì số lượng mất việc, giãn việc tăng gấp đôi (tổng hợp số liệu các báo ở nhiều ngành thâm dụng lao động). Lý do tăng mạnh là do các công ty Q1 vẫn còn hợp đồng cũ nên nhà máy vẫn chạy (mặc dù chạy chậm hơn năm ngoái). Nhưng qua Q2 thì hông có hợp đồng mới hoặc ký hợp đồng nhưng không để giá chốt. Nên các công ty chủ động giảm mạnh nhân sự.
Mình dự đoán là còn giảm tiếp.
(Hình dưới là biểu đồ phân bổ dân số VN. Mình tính độ tuổi lao động là từ 25 đến 59 tuổi. Các bác có thể tính cách riêng :) )
2020 liệu có còn cơ hội cho dân lướt sóng bds !!!
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng C
11/10/17
796
9.161
93
Tôi làm trong ngành nên tôi biết tôi nói cho mấy anh luôn đơn giản thế này:
1/ Gạo xuất khẩu là liên quan đến lợi ích nhóm
2/ Còn giá heo trong nước thì phức tạp hơn rất nhiều. Heo là liên quan đến cung cầu mất cân đối và không thể nào giải quyết được trong ngắn hạn. Muốn giải quyết thị trường heo cần tái cơ cấu rất mạnh thị trường chăn nuôi, điều này thậm chí có thể nằm ngoài tầm với của Bộ NN.
túm gọn : bất lực.
không muốn giải quyết hoặc giải quyết không nổi
năm nay trồng lúa thất quá, hạn và mặn khốc liệt chưa từng có .
Thiên hạ cứ chửi thương lái làm ép giá, bần cùng hóa nông dân từ hơn 45 năm
mà ít để ý tụi nó chỉ là tay chân của các tổng công ty lương thực độc quyền thu mua, nhân danh : an ninh lương thực và hiệp hội lương thực độc quyền xuất khẩu
Rốt cục toàn ép nông dân giá rẻ mạt, rồi đi làm nghĩa vụ quốc tế , rồi bán chênh lệch bỏ túi riêng.
ps: một người nông dân đang mần lúa cho hay.
 
Hạng B2
22/4/20
204
374
63
e qua tây thì thấy theo 2 cái còm của bác thì bên tây nó cũng ko được như vậy đâu. chẳng qua là tây nó phát triển lâu rồi nên người nghèo nó khác người nghèo VN. Còn tiền thì vẫn vào túi người giàu nhiều hơn người nghèo (vì thế họ mói giàu). cảm nghĩ nha bác, ko phải cà khịa :D
Bác có hiểu nhầm ý em không ? Ý em là mặc dù nhà cao cửa rộng ở nước ngoài, nhìn về VN thì thấy mình giỏi khi còn trẻ thôi, còn lúc về già thì quan điểm sẽ rất khác, thậm chí ngược hẳn. Mà ở Sài Gòn, người có tài sản trên 50 tỷ chắc không ít, mua một căn nhà ở Úc tầm 10-20 tỷ thì chẳng thể nói là quá khó.

Còn việc người nghèo thì ở đâu mà chẳng có, còm trước em cũng đã nói xã hội nào cũng vậy, tầng lớp giàu luôn chiếm hầu hết tổng tài sản. Bác đã qua tây, nếu đi Flixbus, nhất là ban đêm, đặc biệt là tại những vùng nhiều dân nhập cư (Paris chẳng hạn), thì chắc cũng đã nhiều lần thấy cảnh người vạ vật trong đêm, trốn trong các buồng vệ sinh ngủ tránh rét, cả tháng không tắm cũng không lạ. Đấy là nói vùng có khí hậu còn tốt, chứ ở Hàn giữa lúc âm 15 độ mà ngủ ngoài đường thì thôi xác định.

Nhưng đó lại là câu chuyện khác. Em chỉ đang nói về việc di cư ra nước ngoài khi có nhiều tiền (còn không có tiền thì thôi cho em xin, ở lại nước giùm kẻo có ngày mất luôn cả mạng), bỏ lại sau lưng cả nữa quãng đời trước, bỏ lại sau lưng cái xã hội unfair. Quyết định đó sẽ không khiến ta hối hận sau này chứ ?
 
Hạng B2
22/4/20
204
374
63
Đọc rồi bạn. Mình cũng hiểu ý bạn nhưng Vn vẫn là Vn thôi. Mô hình tư duy tạo nên xã hội như vậy. Ai cũng muốn nó tốt bằng bạn phương tây( thật lòng) nhưng lực và tầm ko thể. Nên hầu như ai cũng bỏ xứ sau khi có cơ hội chín mùi. Cuối đời thì ai mà ko muốn về quê hương dc chôn cất. Còn mình nói là khía cạnh cuoc sống thường ngày. Khi cố thay đổi mà ko dc thì hãy để tự nhiên quy luật đào thải rồi cũng đến( tài nguyên môi trường có hạn). Nếu càng bất ổn thì sẽ càng dễ có 1 cuộc " lột xác" .
Bác có nghĩ lột xác là điều dễ dàng chịu đựng không ? Bình thường rách một mảng thịt đã đau thấu xương rồi. Xã hội nếu bất ổn đến mức phải lột xác, em sợ đó không phải là một việc nằm trong tầm tưởng tượng của em. Quan trọng hơn, cuộc lột xác nào cũng sẽ do một nhóm nhỏ lãnh đạo (thành công thì gọi là nhóm tinh hoa, thất bại thì gọi là nhóm tào lao :D). Liệu có chắc kết quả của nó tốt, hay sẽ tệ hơn ?
Có điều chắc chắn là lúc đó bất động sản sẽ mất hầu hết giá trị :p, trong một hoàn cảnh không ai mong muốn.
 
Hạng B2
25/1/19
355
8.607
186
Mình thu thập số liệu tổng hợp rùi tự tính bác ui. :)
Cụ thể là:
Tổng số lượng trong độ tuổi lao động ở VN khoảng 48tr người
Đến giữa tháng 4 vừa rồi thì Số lượng mất việc, giãn việc là gần 5tr người. (Chiếm hơn 10.4% tổng số người trong độ tuổi lao động).
Hơn 1.5 tháng vừa qua thì số lượng mất việc, giãn việc tăng gấp đôi (tổng hợp số liệu các báo ở nhiều ngành thâm dụng lao động). Lý do tăng mạnh là do các công ty Q1 vẫn còn hợp đồng cũ nên nhà máy vẫn chạy (mặc dù chạy chậm hơn năm ngoái). Nhưng qua Q2 thì hông có hợp đồng mới hoặc ký hợp đồng nhưng không để giá chốt. Nên các công ty chủ động giảm mạnh nhân sự.
Mình dự đoán là còn giảm tiếp.
(Hình dưới là biểu đồ phân bổ dân số VN. Mình tính độ tuổi lao động là từ 25 đến 59 tuổi. Các bác có thể tính cách riêng :) )
View attachment 2224680
Nếu con số này chính xác thì các bạn sinh từ 2000 đến 2005 có giá hơn thế hệ khác do rơi vào giai đoạn sinh thấp nhất, cơ hội việc làm sắp tới cũng sẽ tốt hơn ( điều kiện là vẫn còn có việc :D)
 
Hạng C
18/9/19
763
827
93
Tphcm
Bác có nghĩ lột xác là điều dễ dàng chịu đựng không ? Bình thường rách một mảng thịt đã đau thấu xương rồi. Xã hội nếu bất ổn đến mức phải lột xác, em sợ đó không phải là một việc nằm trong tầm tưởng tượng của em. Quan trọng hơn, cuộc lột xác nào cũng sẽ do một nhóm nhỏ lãnh đạo (thành công thì gọi là nhóm tinh hoa, thất bại thì gọi là nhóm tào lao :D). Liệu có chắc kết quả của nó tốt, hay sẽ tệ hơn ?
Có điều chắc chắn là lúc đó bất động sản sẽ mất hầu hết giá trị :p, trong một hoàn cảnh không ai mong muốn.
Mình cũng ko mong viễn cảnh tệ đó xảy ra. Nếu có, Bds vẫn còn đó và nó vẫn sẽ phát triển còn giá trị khi đó sẽ dc đánh giá theo cách rất khác. Khi thật sự mong muốn thay đổi thì phải "hành động" và phải chấp nhận đánh đổi cho tương lai. Obama lúc thăm vn có nói đại khái tương lai cuoc sống là do các bạn vn lựa chọn chứ ko ai thay đổi dùm các bạn... Mà ở vn mình tin đa số dân vẫn chấp nhận cuoc sống hiện giờ vì họ vẫn còn kiếm cơm dc! Lua chon dc va mất gì ko phải dễ dàng...
 
Hạng B2
2/10/15
290
595
93
34
Mình cũng ko mong viễn cảnh tệ đó xảy ra. Nếu có, Bds vẫn còn đó và nó vẫn sẽ phát triển còn giá trị khi đó sẽ dc đánh giá theo cách rất khác. Khi thật sự mong muốn thay đổi thì phải "hành động" và phải chấp nhận đánh đổi cho tương lai. Obama lúc thăm vn có nói đại khái tương lai cuoc sống là do các bạn vn lựa chọn chứ ko ai thay đổi dùm các bạn... Mà ở vn mình tin đa số dân vẫn chấp nhận cuoc sống hiện giờ vì họ vẫn còn kiếm cơm dc! Lua chon dc va mất gì ko phải dễ dàng...

Bài này của WB rất đáng suy ngẫm. Ai công tác trong lĩnh vực có liên quan đến mấy anh chú phỉnh, NGO đều biết công thức chung về tư vấn chính sách công là khen rồi chê. Đặc biệt WB hay ADB đa số là khen, rất ít chê. Chỉ có IMF là thường hay vỗ mặt thẳng thừng, nên mới có chuyện cái dự đoán các bên thường hay khác nhau cũng là do yếu tố chính trị, quan điểm tổ chức có lồng ghép trong đó. Cái câu mà bữa giờ dân tình cứ đem ra châm chọc, nói đểu nhau "Mây đen phủ lên toàn cầu nhưng mặt trời vẫn đang tỏa sáng lên Việt Nam" cũng là của WB. Tuy nhiên bài này của WB có giọng văn hơi khác cho dù là vẫn khen rồi chê. Trong bài, câu "điều cần làm hiện tại là thay đổi mô hình phát triển" khá nặng ký. Nó hàm ý liên quan đến một thay đổi lớn, mang tầm chiến lược cho Việt Nam. Nó cũng hàm chứa một sự không tự tin với mô hình sẵn có, ý là nếu cứ thế này thì sẽ không ổn cho nên mới cần thay đổi. Cụm từ "ở ngã ba đường" có ý tứ tương tự như trên. Giới đầu tư, FDI rất nhạy, nếu WB đã nói vậy mà CP k có động thái cụ thể thì có thể sẽ bị suy giảm FDI.