Lâu không thấy bác lên sóng.Tiếp đi bạn, hay quá! Mình mười mấy năm lòng vòng 13 tỉnh thành Mekong, giờ cũng vẫn đi thường, vậy mà nghe bạn kể chuyện vẫn như mới và duyên lắm. Cảm ơn!
Cảm ơn bác hỏi thăm. Dạo này lu bu quá mà có rong ruổi thì cũng lười viết.Lâu không thấy bác lên sóng.
Mình dân Cà Mau mà thấy bạn viết bài về địa phương mình y như người con bản xứ,bài viết hay quá.Chúc bạn và gia đình năm mới nhiều hạnh phúc và thành công nhé
Update: làm thanh liên kết cho mọi người dễ tìm và đọc
Cổng chặn nước vuông tôm đón cái nắng đầu ngày
Em nhận ra khu vực xung quanh, cũng có cái nhà đằng xa, chắc không phải homestay nên họ không thức khuya, ở đây mà ca hát chắc la bể nồi cũng không ai thèm phiền phức ngoại trừ làm phiền mấy con ba khía với cá thòi lòi
Nước bắt đầu quyện tung tăng theo các hoạt động báo hiệu buổi sớm tới
Cả nhà em chọn dịch vụ đi vỏ lãi vào trong rừng quốc gia đi ra bãi bồi ngắm mặt trời mọc, nếu dậy sớm hơn thì sẽ đi trong hừng sáng ngắm rạng đông, nhưng cái vụ chợ nổi Cái Răng nó vẫn làm em hơi ngại cái bụng, sợ là mọi thứ lại đen thùi lùi hoặc le lói, nên đi vầy cho chắc ăn, nhìn rất sôi nổi đấy chứ
Video tham quan ấp trong rừng: https://photos.app.goo.gl/DHQLs7esfvj4WeLC6
Thuyền ra dòng lớn từ rạch để vào rừng quốc gia, rõ ràng nắng gió thế này, hương mùi nước lên, mùi rừng vương vấn, ở đây dân số không đông, là vùng nuôi trồng thủy sản nên mọi người cũng giữ vệ sinh ổn, đi rất thích
r
Lối vào rừng quốc gia, bên trái là một cái nhà nhỏ, ấp trong rừng
Từ rạch trong ấp, gia nhập vào dòng lớn chảy thẳng ra biển, bên phải là rừng quốc gia, gồm cây mắm và cây đước, video: https://photos.app.goo.gl/GcAjmtcvYnjRWKP79
Vỏ lãi chạy nhanh, tròng trành, gặp sóng lớn phải dừng máy để chịu theo sóng rồi chạy tiếp, em thấy cũng khoái, muốn thử 1 phát lắm ngặt nỗi có gia đình. Câu chuyện là ở đây không phải người dân trong vùng, cho dù chỉ có 15 phút là đi tới nơi nhưng sẽ không biết ngoặt ở đâu, rẽ khi nào. Người nhà của chú Hùng này đã từng đi từ Tân An lên tới cửa biển, xong không biết vào cái rạch nào, không có sóng điện thoại, kết quả là phải trôi ngoài cửa biển 1 ngày 1 đêm, xong hôm sau có người dân họ đi làm ngang qua giúp dẫn vào. Vậy mới biết là kênh rạch chằn chịt cỡ nào trong ấp qua rừng ra biển.
Em đang tác nghiệp khí thế, đi xong về mặt mũi đen hơn cả em đánh tennis giữa trưa, cảnh đẹp lộng lẫy khi mặt trời dần lên cao phải không mọi người
Vỏ lãi lao ra cửa biển
Video từ trong rừng ra cửa biển, đi ngang đồn biên phòng, không ai hỏi passport, xong đi qua bãi bồi có rất nhiều cây con do dân và quân trồng mỗi khi nước rút, gồm cây mắm và cây đước, từ khu vực này đi lại sẽ có cái nhà sàn trên bãi bồi, để du khách ngắm biển. Từ đây có thể thấy mũi đất cuối cùng của đất nước Việt Nam. Video: https://photos.app.goo.gl/MXpBvRJ9UM5rR6Lj7
Gió thổi quá, vỏ lại bị thổi tạt ra không cập vào cái thang gỗ được:
Video: https://photos.app.goo.gl/HLKgYxGVWKYEE8X8A
Mũi đất cuối cùng là dãi màu xanh trong hình trên mực nước biển đó các anh em
Nắng ở đây đẹp và rất nhiều vị trí để sống ảo, anh chị em mang vác gia đình ra đây mà thưỡng lãm nha, em đi gặp quan khách từ ngoài Bắc vào tham quan rất nhiều
Chụp choẹt làm đủ trò xong thì đi vô rừng, 2 bên này là cây con - mắm, đước, cái may mắn của đất nước mình là ở khu vực cuối cùng này được thiên nhiên ưu đãi, mỗi năm bồi liên tục rất nhiều nhờ phù sa, cứ bãi bồi ra thêm thì dân và quân lại ra trồng thêm cây đó các bác, em hy vọng trồng hồi tới Malaysia luôn. Video: https://photos.app.goo.gl/vpDQp1Xt6JxAwrcV6
Vô rừng, lối đi hẹp hơn, đua
Tới chỗ nuôi hào, hào này sạch, không phải nuôi bằng vỏ xe cao su nên anh em ăn sống rất ngon lành, đợt này mới thả nên chưa cho ăn: https://photos.app.goo.gl/XaQXffoTrZTVPf2t9
Người dân Đất Mũi hiện nay cũng đã được phát triển khá hơn hồi xưa chưa có đường, nay mọi thứ tân tiến hơn, không chỉ con hào nuôi lồng thế này (có đáy lưới), còn thấy nuôi chim yến, rồi hiện nay với công nghệ mới người dân đã nuôi thành công tôm tích trong lồng đáy lưới không như trước đây thả con tôm trong vuông rồi 5 ăn 5 thua, nay thì có qui hoạch và khi thu thập để kinh doanh thì có số lượng chắc chắn hơn rất nhiều, là niềm vui của người dân cũng như huyện Ngọc Hiển ở đây.
Con hào này thông qua cái lu nhựa này sẽ biết nó lớn chua khi cái lu chìm hơn 3/4 thì người ta thu.
Toàn cảnh lối đi trong ấp ở giữa bằng đường thủy, 2 bên là vuông tôm kéo dài của nhà dân, một số nhà ở đây làm homestay, khoảng tầm 10 nhà theo như em đọc được ở cổng thông tin ủy ban xã trên internet. Lúc đi vỏ lãi về có gặp vài du khách xuống võ lãi chào tạm biệt homestay trong rừng.
Toàn cảnh homestay Nguyễn Hùng, tài sản đằng trước (bên trái) là nhà gia đình chủ, lối đi tấm đan ở giữa chạy dài (em nghĩ ra tới khuông viên ngắm cảnh khu vực vườn quốc gia) và kế đó bên phải hình là khu vực gian bếp xong tới phần nhà hàng, nhà cho khách nghỉ gói gọn trong vuông tôm có thả cá trong lưới để lựa, cá ngát, cá vồ ...
Nội bên trong vuông tôm kéo dài mấy hecta, nếu bơi ghe (chèo) thì mất 1 ngày, đi vỏ lãi khoảng 1 tiếng, em có chèo thử thì thấy cũng lên gân lắm, gió thổi bạt đi nhiều lúc chèo 5 phút chưa thấy đi được 10 mét
Và, ăn sáng mọi người ơi: https://photos.app.goo.gl/vw2NrXTbANwkC7Vz5
Tôm tích
Cua gạch sốt me, ở đây con cua gạch hào hứng bảo đảm gạch ôm hết mai, thiên nhiên ưu đãi con cua Đất Mũi Cà Mau
Bày ăn sáng, xúc miệng rượu trái giác, ăn uống vầy nhiều đạm và tốn bạc, sơ sơ người ta gọi là ăn uống đạm bạc
Ngàn năm bia đá cũng mòn, bia chai cũng bể chỉ còn bia tô, em rót 1 tô Tiger nâu để chụp hình lấy ảnh, chứ em cũng ít khi nào uống bia
Xong nghĩ ngơi tí vài phút, ra chèo ghe trong vuông coi nó xa cỡ nào, tầm này khoảng 9g, hôm nay du khách tới cũng phải gọi là nườm nượp, vỏ lãi từ ngoài tấp vào các homestay, người ta tới chỉ để ăn, hoặc ở lại qua đêm, có 1 2 cặp tối qua ở đây giờ mới ra nằm võng mà em tưởng đêm qua có mỗi 2 gia đình, gia đình ngoài Hà Nội tối qua gặp, hôm nay sáng đi tham quan bãi bồi xong cũng kéo nhau đi Rạch Giá - Hà Tiên
Toàn cảnh em chèo ghe bơi nguyên gia đình đi trong vuông, hái dừa nước, hồi nhỏ lớp 7, có thằng bạn học rất giỏi, nhà siêu nghèo, mỗi sáng chèo ghe từ Thủ Thiêm qua quận 1 đi học chung trường với em, nó chỉ cách chèo thuyền, cho dù có mỗi cái cây cụt ngũn, lâu lâu đi đâu có thuyền có ghe em vẫn thầm cám ơn nó, thời học sinh sinh viên hay chở các bạn gái cùng khối lớp đi khu du lịch có sông nước hay vườn trái cây có ghe, sướng tít, tha hồ thể hiện
Người ta dắt đi bắt ba khía buổi tối chắc như vầy: https://photos.app.goo.gl/QJadSj7SdkvfT6Sw5
Bơi ghe 1 ngày là có thật nha anh em, yêu em gái ở đây, tối hẹn gặp nhỏ em dễ thương đánh địa chỉ GPS số vĩ tuyến và kinh tuyến, mất sóng điện thoại là dám lạc luôn trong vườn nhà em gái, khỏi ra: https://photos.app.goo.gl/8mArGHyotks98hQh7
Thành quả dừa nước
Một cái vuông nó sẽ mênh mông thế này đây, video view rõ từ đầu nhà qua gần hết đoạn cuối vuông tôm: https://photos.app.goo.gl/W8R8cuSmCRSuJrLQ6
Đường lót tấm đan, xe chạy dường như ra ngoài được, dzìa thôi các anh em ạ
Ra ngoài là thời khắc lên đồng, chủ homestay dặn nhớ đi 1 vòng hết khuôn viên để lưu niệm, cái này gia đình em điệu nghệ lắm
Khu vực cộc mốc rất đẹp, gia đình em may mắn, lúc ra là chính quyền mới đầu tư xây dựng nguyên cái công viên, kết hợp nhà thông tin, cột cờ Hà Nội, đình Lạc Long Quân, tượng Âu Cơ và mấy nhóc nhỏ, hàng loạt các trang trí sống ảo như tổ chim đan khổng lồ trong rừng đước, rồi cầu khỉ đi xuyên rừng đước cho du khách khám phá, bao gồm cả các khuôn viên lát đá, sạch sẽ, khổng lồ
Mấy nhóc nhà em cũng ra sức tỏa sáng giữa cái nắng chiếu sáng chói ngay cột mốc GPS0001
Gia đình em cùng các cháu sân si với cây cầu khỉ trong rừng đước ngay và luôn
Bọn nhóc khoái lắm, đúng kiểu như khỉ luôn, băng băng đu và biến dạng vào trong rừng
Ai cũng rất háo hức với vụ này
Ai cũng khí thế hừng hực với khu này
Mẹ Âu Cơ đứng ngoài, thờ Lạc Long Quân bên trong đền
Ông trong mái che bà dắt con đứng ngoài nắng, xem ra có vẻ giận nhau
Những video vô cùng đặc trưng em ghi lại được bằng điện thoại, con còng gió giành tổ: https://photos.app.goo.gl/GK3Yv8bFwxNjQi6T6
Đá cá thòi lòi, con nào thua chiên muối ớt: https://photos.app.goo.gl/WH6zp5yS1iV7UuPJ7
Cột cờ Hà Nội kiêm nhà thông tin và tháp ngắm toàn cảnh
Hồi xưa thế này đây, 1954
Xóm dân cư
Làng chài xã Ngọc Hiển năm 1955
Làng trong rừng, có thể nhận thấy không khác nhiều lắm với bây giờ, xã Ngọc Hiển là một trong những xã khó khăn nhất tỉnh, đổi mới thông qua kéo điện, đường giao thông, du lịch check in tham quan, một số vuông tôm như chỗ homestay Nguyễn Hùng đã đổi sang từ làm nông nghiệp thành hình thức sinh thái là thế, xung quanh đó còn khoảng 10 nhà homestay nữa, rồi kiểu nuôi tôm tích đáy lưới mới khám phá thành công trong năm vừa rồi 2018-2019, mình nghĩ nếu anh em đi vào trong ở các khu homestay trong chắc chắn cũng hào hứng không kém vì nó càng sâu vào trong rừng
Hứng nước mưa
Các món ăn theo dân tộc và văn hóa
Cả đời em mới biết con ốc len lấy trên cây, có dịch vụ đi bắt ốc len và tự xào nước dừa nha anh em, một ngày nào đó quay lại đây em sẽ mua cái dịch vụ đó và làm 1 cái vlog với chảo xào ốc len khổng lồ to hơn cả của bà Tân
Ốc len còn sống
Con cá thòi lòi đi trên cạn, sống trong hang và bơi dưới nước, quá độc, nó trơn lùi, nhảy như điện, ko biết sao bắt luôn, người dân ở đây họ bẫy đơn giản, dính hết, đem lên là có món, quá độc đáo khi người dân bản địa nghĩ ra cách sống với thiên nhiên, họ hay là chỉ bắt con lớn, thả con nhỏ, để tương lai cá còn
Một cái rừng ngắm từ vị trí tháp cao mà người yêu em chụp trong khi em ở dưới coi thông tin của viện bảo tàng thu nhỏ rất thú vị, giàu kiến thức về bản địa
Ngắm đền thờ Lạc Long Quân từ trên cao
Toàn cảnh từ trái qua phải, bên trái lờ mờ đằng xa là đảo Hòn Khoai, có người ở, có đặc sản, vị trí cột mốc nhà hải đăng buổi đêm rất đẹp thuộc xã Ngọc Hiển, lối đi bộ mũi Cà Mau qua phải dần tới đền thờ Lạc Long Quân dọc theo bờ biển
Mọi thứ rất khang trang, to bự, rộng.... được xây dựng lồng ghép vào trong hiện trạng sinh thái là giàn cây mắm, cây đước
Mặt trời xuống, em đi ra ngoài còn nhiều sản phẩm điêu khắc rất qui mô, ngoạn mục và có thể thấy niềm tự hào rất rõ trong những tác phẩm đặt để ở đây khi chi tiết nổi cộm
Từ đây có thể thấy cột cờ Hà Nội nhìn ra phía đền Lạc Long Quân rồi ra biển trong hoàng hôn, mọi thứ sáng loáng lên, cái lộng lẫy của thời khắc chuyển giao .. ông mặt trời chuẩn bị đi ngủ, riêng lá cờ đất nước vẫn tung bay mạng mẹ, gió quần quật không ngừng, nắng cháy da em đen thùi lùi
Toàn cảnh từ đằng sau của cái quảng trường chỗ này là gồm 2 cái bia, cột mốc GPS0001 rất to và bự mà em có cái hình lưu niệm quần tà lõn nên không dám để lên, nhìn mất nết quá, có mỗi cái hình này dòm từ đằng sau anh chị em coi đỡ, còn không thì ra đó coi cho rõ
Hoàng hôn xuống cái nhà sàn cũ, em thấy bỏ cái cây cầu rồi, coi trong hình trước đây trên internet vẫn còn cây cầu, chắc trước khi họ xây khu mới này, khu mới có cả cây của thủ tướng chính phủ, nguyên chủ tịch quốc hội và vài bác nữa em không rõ, mới trồng trong tháng 12 cách ngày em đi chừng đâu 1 tuần hay sao đó thôi, mới lắm
Mấy cái bia và tháp đẹp lắm
Vuông tôm khu bên ngoài
Xong là hoàng hôn xuống nhanh, em đi về Cà Mau, đạp như máy, tới Cà Mau em đuối rồi nên cũng tìm bậy bạ thì thấy cái nhà hàng Phượng Vỹ được công chúng khen ngợi, và là chỗ gặp gỡ hội họp. Em thấy tiếc khi bỏ thời gian ăn uống ở đây, cơ bản thì phục vụ nhanh, đồ ăn ok, em có ăn món lòng heo chiên, các em gái phục vụ đồng phục lịch sự, mặt hơi lạnh chắc do em đã te tua tơi tả ăn chơi cả ngày, mặt mũi đen thui cháy nắng, mặc quần tà lõn vào cái nhà hàng sang quá nên không nhận được thiện cảm. Nhưng cái đó là cái phụ, em không ưng vì đi xa em đi vào 1 cái building kín mít, không khuôn viên, mỗi nhóm sẽ chọn một phòng để vào đó ngồi ăn (kiểu phòng VIP như SG) và nó cả cái building hihihi mình khách du lịch, không có đi họp nên ăn kiểu ấy cũng chán, thêm nữa là nhà vệ sinh ngay trong phòng nhỏ, em phải kêu mở cửa, có con nhện trong phòng vệ sinh đang ăn nó ra dòm mình ngạc nhiên lắm, em cũng thắc mắc không hiểu sao nó dòm dữ vậy, hèn chi cô nhân viên nhìn mình không tươi. Thôi em ăn lẹ về khách sạn ngủ, mai khám phá cái Cà Mau này coi nó sao chứ chưa gì mới tới mất hứng ghê.
Và buổi sáng mai đó của em là 1 sự kiện thú vị trong toàn chuyến đi, 1 cú twist còn hơn coi phim Hàn cuối phim diễn viên chính ung thư máu, cảm nhận của em là thế, post sau tiếp hen, có nên lập thêm 1 thread riêng không ta ? anh em thấy sao, thấy nó dài thòn lòn rồi (mod ơi, xin anh 1 lời khuyên)
- Cần Thơ Sông Nước, Điểm Tâm http://bit.ly/2tWZHih
- Bạc Liêu ai giàu ba họ ai khó ba đời http://bit.ly/3aboYWn
- Đường Tới Tận Cùng Đất Nước http://bit.ly/2t6Luzi
- Hừng Đông Đất Mũi http://bit.ly/2NjIztR
- Cà Mau Lữ Khách http://bit.ly/388ULp1
- Ngoại truyện U Minh Hạ http://bit.ly/30jBXkf
- Sa Đéc thành phố Hoa http://bit.ly/387fYzL
Cổng chặn nước vuông tôm đón cái nắng đầu ngày
Em nhận ra khu vực xung quanh, cũng có cái nhà đằng xa, chắc không phải homestay nên họ không thức khuya, ở đây mà ca hát chắc la bể nồi cũng không ai thèm phiền phức ngoại trừ làm phiền mấy con ba khía với cá thòi lòi
Nước bắt đầu quyện tung tăng theo các hoạt động báo hiệu buổi sớm tới
Cả nhà em chọn dịch vụ đi vỏ lãi vào trong rừng quốc gia đi ra bãi bồi ngắm mặt trời mọc, nếu dậy sớm hơn thì sẽ đi trong hừng sáng ngắm rạng đông, nhưng cái vụ chợ nổi Cái Răng nó vẫn làm em hơi ngại cái bụng, sợ là mọi thứ lại đen thùi lùi hoặc le lói, nên đi vầy cho chắc ăn, nhìn rất sôi nổi đấy chứ
Video tham quan ấp trong rừng: https://photos.app.goo.gl/DHQLs7esfvj4WeLC6
Thuyền ra dòng lớn từ rạch để vào rừng quốc gia, rõ ràng nắng gió thế này, hương mùi nước lên, mùi rừng vương vấn, ở đây dân số không đông, là vùng nuôi trồng thủy sản nên mọi người cũng giữ vệ sinh ổn, đi rất thích
r
Lối vào rừng quốc gia, bên trái là một cái nhà nhỏ, ấp trong rừng
Từ rạch trong ấp, gia nhập vào dòng lớn chảy thẳng ra biển, bên phải là rừng quốc gia, gồm cây mắm và cây đước, video: https://photos.app.goo.gl/GcAjmtcvYnjRWKP79
Vỏ lãi chạy nhanh, tròng trành, gặp sóng lớn phải dừng máy để chịu theo sóng rồi chạy tiếp, em thấy cũng khoái, muốn thử 1 phát lắm ngặt nỗi có gia đình. Câu chuyện là ở đây không phải người dân trong vùng, cho dù chỉ có 15 phút là đi tới nơi nhưng sẽ không biết ngoặt ở đâu, rẽ khi nào. Người nhà của chú Hùng này đã từng đi từ Tân An lên tới cửa biển, xong không biết vào cái rạch nào, không có sóng điện thoại, kết quả là phải trôi ngoài cửa biển 1 ngày 1 đêm, xong hôm sau có người dân họ đi làm ngang qua giúp dẫn vào. Vậy mới biết là kênh rạch chằn chịt cỡ nào trong ấp qua rừng ra biển.
Em đang tác nghiệp khí thế, đi xong về mặt mũi đen hơn cả em đánh tennis giữa trưa, cảnh đẹp lộng lẫy khi mặt trời dần lên cao phải không mọi người
Vỏ lãi lao ra cửa biển
Video từ trong rừng ra cửa biển, đi ngang đồn biên phòng, không ai hỏi passport, xong đi qua bãi bồi có rất nhiều cây con do dân và quân trồng mỗi khi nước rút, gồm cây mắm và cây đước, từ khu vực này đi lại sẽ có cái nhà sàn trên bãi bồi, để du khách ngắm biển. Từ đây có thể thấy mũi đất cuối cùng của đất nước Việt Nam. Video: https://photos.app.goo.gl/MXpBvRJ9UM5rR6Lj7
Gió thổi quá, vỏ lại bị thổi tạt ra không cập vào cái thang gỗ được:
Video: https://photos.app.goo.gl/HLKgYxGVWKYEE8X8A
Mũi đất cuối cùng là dãi màu xanh trong hình trên mực nước biển đó các anh em
Nắng ở đây đẹp và rất nhiều vị trí để sống ảo, anh chị em mang vác gia đình ra đây mà thưỡng lãm nha, em đi gặp quan khách từ ngoài Bắc vào tham quan rất nhiều
Chụp choẹt làm đủ trò xong thì đi vô rừng, 2 bên này là cây con - mắm, đước, cái may mắn của đất nước mình là ở khu vực cuối cùng này được thiên nhiên ưu đãi, mỗi năm bồi liên tục rất nhiều nhờ phù sa, cứ bãi bồi ra thêm thì dân và quân lại ra trồng thêm cây đó các bác, em hy vọng trồng hồi tới Malaysia luôn. Video: https://photos.app.goo.gl/vpDQp1Xt6JxAwrcV6
Vô rừng, lối đi hẹp hơn, đua
Tới chỗ nuôi hào, hào này sạch, không phải nuôi bằng vỏ xe cao su nên anh em ăn sống rất ngon lành, đợt này mới thả nên chưa cho ăn: https://photos.app.goo.gl/XaQXffoTrZTVPf2t9
Người dân Đất Mũi hiện nay cũng đã được phát triển khá hơn hồi xưa chưa có đường, nay mọi thứ tân tiến hơn, không chỉ con hào nuôi lồng thế này (có đáy lưới), còn thấy nuôi chim yến, rồi hiện nay với công nghệ mới người dân đã nuôi thành công tôm tích trong lồng đáy lưới không như trước đây thả con tôm trong vuông rồi 5 ăn 5 thua, nay thì có qui hoạch và khi thu thập để kinh doanh thì có số lượng chắc chắn hơn rất nhiều, là niềm vui của người dân cũng như huyện Ngọc Hiển ở đây.
Con hào này thông qua cái lu nhựa này sẽ biết nó lớn chua khi cái lu chìm hơn 3/4 thì người ta thu.
Toàn cảnh lối đi trong ấp ở giữa bằng đường thủy, 2 bên là vuông tôm kéo dài của nhà dân, một số nhà ở đây làm homestay, khoảng tầm 10 nhà theo như em đọc được ở cổng thông tin ủy ban xã trên internet. Lúc đi vỏ lãi về có gặp vài du khách xuống võ lãi chào tạm biệt homestay trong rừng.
Toàn cảnh homestay Nguyễn Hùng, tài sản đằng trước (bên trái) là nhà gia đình chủ, lối đi tấm đan ở giữa chạy dài (em nghĩ ra tới khuông viên ngắm cảnh khu vực vườn quốc gia) và kế đó bên phải hình là khu vực gian bếp xong tới phần nhà hàng, nhà cho khách nghỉ gói gọn trong vuông tôm có thả cá trong lưới để lựa, cá ngát, cá vồ ...
Nội bên trong vuông tôm kéo dài mấy hecta, nếu bơi ghe (chèo) thì mất 1 ngày, đi vỏ lãi khoảng 1 tiếng, em có chèo thử thì thấy cũng lên gân lắm, gió thổi bạt đi nhiều lúc chèo 5 phút chưa thấy đi được 10 mét
Và, ăn sáng mọi người ơi: https://photos.app.goo.gl/vw2NrXTbANwkC7Vz5
Tôm tích
Cua gạch sốt me, ở đây con cua gạch hào hứng bảo đảm gạch ôm hết mai, thiên nhiên ưu đãi con cua Đất Mũi Cà Mau
Bày ăn sáng, xúc miệng rượu trái giác, ăn uống vầy nhiều đạm và tốn bạc, sơ sơ người ta gọi là ăn uống đạm bạc
Ngàn năm bia đá cũng mòn, bia chai cũng bể chỉ còn bia tô, em rót 1 tô Tiger nâu để chụp hình lấy ảnh, chứ em cũng ít khi nào uống bia
Xong nghĩ ngơi tí vài phút, ra chèo ghe trong vuông coi nó xa cỡ nào, tầm này khoảng 9g, hôm nay du khách tới cũng phải gọi là nườm nượp, vỏ lãi từ ngoài tấp vào các homestay, người ta tới chỉ để ăn, hoặc ở lại qua đêm, có 1 2 cặp tối qua ở đây giờ mới ra nằm võng mà em tưởng đêm qua có mỗi 2 gia đình, gia đình ngoài Hà Nội tối qua gặp, hôm nay sáng đi tham quan bãi bồi xong cũng kéo nhau đi Rạch Giá - Hà Tiên
Toàn cảnh em chèo ghe bơi nguyên gia đình đi trong vuông, hái dừa nước, hồi nhỏ lớp 7, có thằng bạn học rất giỏi, nhà siêu nghèo, mỗi sáng chèo ghe từ Thủ Thiêm qua quận 1 đi học chung trường với em, nó chỉ cách chèo thuyền, cho dù có mỗi cái cây cụt ngũn, lâu lâu đi đâu có thuyền có ghe em vẫn thầm cám ơn nó, thời học sinh sinh viên hay chở các bạn gái cùng khối lớp đi khu du lịch có sông nước hay vườn trái cây có ghe, sướng tít, tha hồ thể hiện
Người ta dắt đi bắt ba khía buổi tối chắc như vầy: https://photos.app.goo.gl/QJadSj7SdkvfT6Sw5
Bơi ghe 1 ngày là có thật nha anh em, yêu em gái ở đây, tối hẹn gặp nhỏ em dễ thương đánh địa chỉ GPS số vĩ tuyến và kinh tuyến, mất sóng điện thoại là dám lạc luôn trong vườn nhà em gái, khỏi ra: https://photos.app.goo.gl/8mArGHyotks98hQh7
Thành quả dừa nước
Một cái vuông nó sẽ mênh mông thế này đây, video view rõ từ đầu nhà qua gần hết đoạn cuối vuông tôm: https://photos.app.goo.gl/W8R8cuSmCRSuJrLQ6
Đường lót tấm đan, xe chạy dường như ra ngoài được, dzìa thôi các anh em ạ
New item by Vu Pham
photos.app.goo.gl
Ra ngoài là thời khắc lên đồng, chủ homestay dặn nhớ đi 1 vòng hết khuôn viên để lưu niệm, cái này gia đình em điệu nghệ lắm
Khu vực cộc mốc rất đẹp, gia đình em may mắn, lúc ra là chính quyền mới đầu tư xây dựng nguyên cái công viên, kết hợp nhà thông tin, cột cờ Hà Nội, đình Lạc Long Quân, tượng Âu Cơ và mấy nhóc nhỏ, hàng loạt các trang trí sống ảo như tổ chim đan khổng lồ trong rừng đước, rồi cầu khỉ đi xuyên rừng đước cho du khách khám phá, bao gồm cả các khuôn viên lát đá, sạch sẽ, khổng lồ
Mấy nhóc nhà em cũng ra sức tỏa sáng giữa cái nắng chiếu sáng chói ngay cột mốc GPS0001
Gia đình em cùng các cháu sân si với cây cầu khỉ trong rừng đước ngay và luôn
Bọn nhóc khoái lắm, đúng kiểu như khỉ luôn, băng băng đu và biến dạng vào trong rừng
Ai cũng rất háo hức với vụ này
Ai cũng khí thế hừng hực với khu này
Mẹ Âu Cơ đứng ngoài, thờ Lạc Long Quân bên trong đền
Ông trong mái che bà dắt con đứng ngoài nắng, xem ra có vẻ giận nhau
Những video vô cùng đặc trưng em ghi lại được bằng điện thoại, con còng gió giành tổ: https://photos.app.goo.gl/GK3Yv8bFwxNjQi6T6
Đá cá thòi lòi, con nào thua chiên muối ớt: https://photos.app.goo.gl/WH6zp5yS1iV7UuPJ7
Cột cờ Hà Nội kiêm nhà thông tin và tháp ngắm toàn cảnh
Hồi xưa thế này đây, 1954
Xóm dân cư
Làng chài xã Ngọc Hiển năm 1955
Làng trong rừng, có thể nhận thấy không khác nhiều lắm với bây giờ, xã Ngọc Hiển là một trong những xã khó khăn nhất tỉnh, đổi mới thông qua kéo điện, đường giao thông, du lịch check in tham quan, một số vuông tôm như chỗ homestay Nguyễn Hùng đã đổi sang từ làm nông nghiệp thành hình thức sinh thái là thế, xung quanh đó còn khoảng 10 nhà homestay nữa, rồi kiểu nuôi tôm tích đáy lưới mới khám phá thành công trong năm vừa rồi 2018-2019, mình nghĩ nếu anh em đi vào trong ở các khu homestay trong chắc chắn cũng hào hứng không kém vì nó càng sâu vào trong rừng
Hứng nước mưa
Các món ăn theo dân tộc và văn hóa
Cả đời em mới biết con ốc len lấy trên cây, có dịch vụ đi bắt ốc len và tự xào nước dừa nha anh em, một ngày nào đó quay lại đây em sẽ mua cái dịch vụ đó và làm 1 cái vlog với chảo xào ốc len khổng lồ to hơn cả của bà Tân
Ốc len còn sống
Con cá thòi lòi đi trên cạn, sống trong hang và bơi dưới nước, quá độc, nó trơn lùi, nhảy như điện, ko biết sao bắt luôn, người dân ở đây họ bẫy đơn giản, dính hết, đem lên là có món, quá độc đáo khi người dân bản địa nghĩ ra cách sống với thiên nhiên, họ hay là chỉ bắt con lớn, thả con nhỏ, để tương lai cá còn
Một cái rừng ngắm từ vị trí tháp cao mà người yêu em chụp trong khi em ở dưới coi thông tin của viện bảo tàng thu nhỏ rất thú vị, giàu kiến thức về bản địa
Ngắm đền thờ Lạc Long Quân từ trên cao
Toàn cảnh từ trái qua phải, bên trái lờ mờ đằng xa là đảo Hòn Khoai, có người ở, có đặc sản, vị trí cột mốc nhà hải đăng buổi đêm rất đẹp thuộc xã Ngọc Hiển, lối đi bộ mũi Cà Mau qua phải dần tới đền thờ Lạc Long Quân dọc theo bờ biển
Mọi thứ rất khang trang, to bự, rộng.... được xây dựng lồng ghép vào trong hiện trạng sinh thái là giàn cây mắm, cây đước
Mặt trời xuống, em đi ra ngoài còn nhiều sản phẩm điêu khắc rất qui mô, ngoạn mục và có thể thấy niềm tự hào rất rõ trong những tác phẩm đặt để ở đây khi chi tiết nổi cộm
Từ đây có thể thấy cột cờ Hà Nội nhìn ra phía đền Lạc Long Quân rồi ra biển trong hoàng hôn, mọi thứ sáng loáng lên, cái lộng lẫy của thời khắc chuyển giao .. ông mặt trời chuẩn bị đi ngủ, riêng lá cờ đất nước vẫn tung bay mạng mẹ, gió quần quật không ngừng, nắng cháy da em đen thùi lùi
Toàn cảnh từ đằng sau của cái quảng trường chỗ này là gồm 2 cái bia, cột mốc GPS0001 rất to và bự mà em có cái hình lưu niệm quần tà lõn nên không dám để lên, nhìn mất nết quá, có mỗi cái hình này dòm từ đằng sau anh chị em coi đỡ, còn không thì ra đó coi cho rõ
Hoàng hôn xuống cái nhà sàn cũ, em thấy bỏ cái cây cầu rồi, coi trong hình trước đây trên internet vẫn còn cây cầu, chắc trước khi họ xây khu mới này, khu mới có cả cây của thủ tướng chính phủ, nguyên chủ tịch quốc hội và vài bác nữa em không rõ, mới trồng trong tháng 12 cách ngày em đi chừng đâu 1 tuần hay sao đó thôi, mới lắm
Mấy cái bia và tháp đẹp lắm
Vuông tôm khu bên ngoài
Xong là hoàng hôn xuống nhanh, em đi về Cà Mau, đạp như máy, tới Cà Mau em đuối rồi nên cũng tìm bậy bạ thì thấy cái nhà hàng Phượng Vỹ được công chúng khen ngợi, và là chỗ gặp gỡ hội họp. Em thấy tiếc khi bỏ thời gian ăn uống ở đây, cơ bản thì phục vụ nhanh, đồ ăn ok, em có ăn món lòng heo chiên, các em gái phục vụ đồng phục lịch sự, mặt hơi lạnh chắc do em đã te tua tơi tả ăn chơi cả ngày, mặt mũi đen thui cháy nắng, mặc quần tà lõn vào cái nhà hàng sang quá nên không nhận được thiện cảm. Nhưng cái đó là cái phụ, em không ưng vì đi xa em đi vào 1 cái building kín mít, không khuôn viên, mỗi nhóm sẽ chọn một phòng để vào đó ngồi ăn (kiểu phòng VIP như SG) và nó cả cái building hihihi mình khách du lịch, không có đi họp nên ăn kiểu ấy cũng chán, thêm nữa là nhà vệ sinh ngay trong phòng nhỏ, em phải kêu mở cửa, có con nhện trong phòng vệ sinh đang ăn nó ra dòm mình ngạc nhiên lắm, em cũng thắc mắc không hiểu sao nó dòm dữ vậy, hèn chi cô nhân viên nhìn mình không tươi. Thôi em ăn lẹ về khách sạn ngủ, mai khám phá cái Cà Mau này coi nó sao chứ chưa gì mới tới mất hứng ghê.
Và buổi sáng mai đó của em là 1 sự kiện thú vị trong toàn chuyến đi, 1 cú twist còn hơn coi phim Hàn cuối phim diễn viên chính ung thư máu, cảm nhận của em là thế, post sau tiếp hen, có nên lập thêm 1 thread riêng không ta ? anh em thấy sao, thấy nó dài thòn lòn rồi (mod ơi, xin anh 1 lời khuyên)
Chỉnh sửa cuối:
Nhân tiện kể vài thông tin mẫu chuyện của homestay Nguyễn Hùng. E nghe nói chú Nguyễn Hùng này trước dân Cà Mau, ở giáp khu vực Năm Căn vơí trung tâm Cà Mau, khoảng đâu hơn 10 năm trước, gia đình xuống đây ở xã Ngọc Hiển mua lại cái vuông tôm này và bắt đầu làm thêm từ người chủ khai phá trước mới được cơ ngơi của ngày hôm nay.
Ở đây chú Hùng làm công việc đưa đón du khách từ chỗ du lịch tới homestay kiêm đưa khách đi tour, tối bắt ba Khía và làm rượu. Mỗi lần nhập trái giác là nhập khoảng 4 5 tấn về xã ra đổ keo làm rượu, bán không chỉ tại homestay mà có ship đi nhiều nơi, kết hợp thu mua các loại như mật ong ruồi để làm rượu, món này uống khá nặng theo em đánh giả tửu lượng của em, uống hết nguyên keo chắc nói tiếng Thái luôn
Anh em thấy mấy cô gái trong hình poster của homestay này, có cái cô to nhất trong hình, tên Nhiên là con gái chú, em nó 22 23 tuổi gì đó, cũng như các cô gái trẻ hiện đại khác ở thời buổi internet thế giới phẳng này, rất hăng say và nhiệt tình lao động phụ giúp gia đình thông qua thông tin, bán hàng online, kết nối zalo và giới thiệu homestay Nguyễn Hùng ra thế giới bên ngoài, lúc em bay xong flycam em nó cũng xin mấy cái hình panorama để quảng cáo homestay nhà
Đây là vị trí google map khu vực homestay Nguyễn Hùng, anh em zoom out ra sẽ thấy nhiều homestay khác, hôm đầu trước khi tới, mọi người cũng bảo em ở đó không có khách sạn gì đâu, em dùng google quét thử khách sạn nhà trọ khu vực đó, nó nhảy ra một mớ ngay trong rừng, em cứ tưởng là chắc đường mòn nội khu có nhà trọ, giờ mới hiểu là homestay sông nước ngay trong rừng
Link google map homestay Nguyễn Hùng, em cũng mới setup 1 review nhiệt tình cho bà con ở đó làm ăn khấm khá: https://goo.gl/maps/67Ac5CNQ3iVKwTHw7
Thời buổi internet, đất nước phát triển cũng khá tư bản, cứ học giỏi, giỏi thông tin, cần cù và tài năng thì sớm muộn cũng sẽ thu nhặt được lợi ích hiệu quả.
Về mấy cây đước, cây mắm mới trồng bãi bồi, và toàn bộ phần rừng này cũng như khu Cần Giờ, là đứng thứ 2 thế giới, gọi là khu Ramsar vùng đất ngập nước có tầm quan trọng cho hệ sinh thái và khí quyển toàn cầu. Trước năm 72, mấy vụ chiến tranh coi như là không còn gì, bom sinh hóa và nhiều thứ, anh em coi thêm internet là biết, mình đọc trong nhà thông tin thấy tàn khốc lắm, nguyên vùng đất rộng bao la ngập nước còn toàn gốc cây đen thui lòi lên mặt nước. Sau đó chính quyền có ra sức trồng lại, bao gồm dân và quân hái trái đước gom lại, rồi tái trồng, cũng như Cần Giờ do chính sức người trồng chứ không cũng không còn, nay cái rừng tổ bư này là nhờ công sức con người Việt Nam đó anh em ạ. Bái phục. Trồng nguyên cái rừng, coi trên Google nguyên mảng xanh khổng lồ
Em đi về Cà Mau, bị văng đá bể kính luôn, mình cảm thấy sao may mắn quá, được chơi được ăn được biết thông tin, xong may là nhờ ngồi trong cái hộp này như cái nón bảo hiểm to, cục đá đó văng vào đầu chắc đường về Chợ Rẫy hơn 400km không biết kịp không, tích cực thiệt, good, phải ăn mừng vụ này, tiểu nhị, lên chai
Post sau em sẽ nói về cái duyên với Cà Mau, cái này cơm thêm thôi cho nó rõ vùng miền đã đi cũng như con người
Ở đây chú Hùng làm công việc đưa đón du khách từ chỗ du lịch tới homestay kiêm đưa khách đi tour, tối bắt ba Khía và làm rượu. Mỗi lần nhập trái giác là nhập khoảng 4 5 tấn về xã ra đổ keo làm rượu, bán không chỉ tại homestay mà có ship đi nhiều nơi, kết hợp thu mua các loại như mật ong ruồi để làm rượu, món này uống khá nặng theo em đánh giả tửu lượng của em, uống hết nguyên keo chắc nói tiếng Thái luôn
Anh em thấy mấy cô gái trong hình poster của homestay này, có cái cô to nhất trong hình, tên Nhiên là con gái chú, em nó 22 23 tuổi gì đó, cũng như các cô gái trẻ hiện đại khác ở thời buổi internet thế giới phẳng này, rất hăng say và nhiệt tình lao động phụ giúp gia đình thông qua thông tin, bán hàng online, kết nối zalo và giới thiệu homestay Nguyễn Hùng ra thế giới bên ngoài, lúc em bay xong flycam em nó cũng xin mấy cái hình panorama để quảng cáo homestay nhà
Đây là vị trí google map khu vực homestay Nguyễn Hùng, anh em zoom out ra sẽ thấy nhiều homestay khác, hôm đầu trước khi tới, mọi người cũng bảo em ở đó không có khách sạn gì đâu, em dùng google quét thử khách sạn nhà trọ khu vực đó, nó nhảy ra một mớ ngay trong rừng, em cứ tưởng là chắc đường mòn nội khu có nhà trọ, giờ mới hiểu là homestay sông nước ngay trong rừng
Link google map homestay Nguyễn Hùng, em cũng mới setup 1 review nhiệt tình cho bà con ở đó làm ăn khấm khá: https://goo.gl/maps/67Ac5CNQ3iVKwTHw7
Thời buổi internet, đất nước phát triển cũng khá tư bản, cứ học giỏi, giỏi thông tin, cần cù và tài năng thì sớm muộn cũng sẽ thu nhặt được lợi ích hiệu quả.
Về mấy cây đước, cây mắm mới trồng bãi bồi, và toàn bộ phần rừng này cũng như khu Cần Giờ, là đứng thứ 2 thế giới, gọi là khu Ramsar vùng đất ngập nước có tầm quan trọng cho hệ sinh thái và khí quyển toàn cầu. Trước năm 72, mấy vụ chiến tranh coi như là không còn gì, bom sinh hóa và nhiều thứ, anh em coi thêm internet là biết, mình đọc trong nhà thông tin thấy tàn khốc lắm, nguyên vùng đất rộng bao la ngập nước còn toàn gốc cây đen thui lòi lên mặt nước. Sau đó chính quyền có ra sức trồng lại, bao gồm dân và quân hái trái đước gom lại, rồi tái trồng, cũng như Cần Giờ do chính sức người trồng chứ không cũng không còn, nay cái rừng tổ bư này là nhờ công sức con người Việt Nam đó anh em ạ. Bái phục. Trồng nguyên cái rừng, coi trên Google nguyên mảng xanh khổng lồ
Em đi về Cà Mau, bị văng đá bể kính luôn, mình cảm thấy sao may mắn quá, được chơi được ăn được biết thông tin, xong may là nhờ ngồi trong cái hộp này như cái nón bảo hiểm to, cục đá đó văng vào đầu chắc đường về Chợ Rẫy hơn 400km không biết kịp không, tích cực thiệt, good, phải ăn mừng vụ này, tiểu nhị, lên chai
Post sau em sẽ nói về cái duyên với Cà Mau, cái này cơm thêm thôi cho nó rõ vùng miền đã đi cũng như con người