trong 3 bài báo còn nhiều ý hay, nhưng em no bánh tét quá , chỉ tóm tắt được bấy nhiêu.tụi này thì chỉ toàn đánh giá sau khi nhận được bảng thống kê , chuyên gia kinh tế gì mà không dự báo , tệ hơn nữa là loại ngậm phong bì bưng bô.
Nội dung thì cũng có ít nhiều hữu ích.
trích :
Theo VEPR, trong năm 2020, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần hạ các công cụ lãi suất điều hành. Bên cạnh đó, gói hỗ trợ tín dụng 250 nghìn tỷ đồng vẫn đang được các ngân hàng thương mại triển khai. Tuy nhiên, không gian chính sách sẽ không còn rộng rãi như vậy trong năm 2021. Điều ấy khiến chính sách vĩ mô nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội sẽ gặp nhiều hạn chế hơn.
Do nguồn lực tài khóa hạn hẹp sau nhiều năm thâm hụt ngân sách, cùng với việc chính sách tiền tệ bị ràng buộc với các mục tiêu về lạm phát và tỷ giá, Việt Nam không thể theo đuổi các chính sách vĩ mô theo cách tương tự như các nước khác trên thế giới, ví dụ như nới lỏng tiền tệ quy mô lớn.
trích:
Và dường như lãi suất huy động đã tiệm cận dưới rồi, khó để giảm hơn. Tại nhiều ngân hàng, lãi suất tiết kiệm dao động quanh vùng 3%/năm, thấp hơn cả lạm phát mục tiêu
Không những vậy, thị trường tiền tệ bị cạnh tranh rất nhiều bởi các thị trường khách như thị trường vốn ( bị áp lực cạnh tranh bởi lãi suất của trái phiếu doanh nghiệp )
Tôi nghĩ điều hành chính sách vẫn phải giống năm ngoái như trò tung hứng. Vẫn phải quan sát lựa chọn, đặc biệt phải thận trọng, linh hoạt. Bởi diễn biến nền kinh tế trong khu vực và quốc tế có nhiều yếu tố chưa rõ như thời gian trước.
=> tức là giờ hết dám kích cầu, chỉ dám in tiền khe khẽ, nhỏ giọt để chi tiêu, trả lương, trả nợ, giữ thanh khoản, .....nhưng cũng chẳng được bao lâu.
trích :
Chính sách lãi suất thấp và khuyến khích tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước rất có thể đã chạm mức kích thích rủi ro bởi hoạt động đầu cơ và đầu tư quá mức
Mặc dù Ngân hàng Nhà nước khuyến khích các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp, chúng tôi dự đoán việc giảm tiếp các mức lãi suất điều hành là điều khó, và thực chất là không nên xảy ra
Vẫn có thể mở rộng cung tiền, cẩn thận "bóng ma" lạm phát
"Tôi hy vọng ngành ngân hàng tăng giám sát các tỷ lệ an toàn cho hoạt động tín dụng và thực hiện danh mục kiểm soát cao với các khoản đầu tư tiềm ẩn rủi ro như chứng khoán, bất động sản"...cafef.vnVEPR: Dư địa chính sách không còn nhiều, thận trọng với bong bóng tài sản
VEPR cho rằng, chính sách tiền tệ, cụ thể là công cụ lãi suất, trong năm 2021, sẽ giảm hiệu quả đáng kểvneconomy.vnNhận diện lực cản với tăng trưởng kinh tế 2021
Một trong những trở ngại là sự thận trọng hơn của chính sách tiền tệ, hệ quả của việc nới lỏng quá mức hiện đang thực hiện. Chính sách lãi suất thấp và khuyến khích tăng trưởng tín dụng rất có thể đã chạm mức kích thích rủi ro bởi hoạt động đầu cơ và đầu tư quá mứcvneconomy.vn
trích : Sẽ rất nguy hiểm nếu tín dụng được cho là phục vụ cho các hoạt động kinh tế nhưng lại được các doanh nghiệp niêm yết tận dụng để phục vụ cho việc đầu cơ cổ phiếu
=> hành động này phung phí và vô ích, vì sau khi các cá mập chốt lời sẽ tẩu tán, số tiền này sẽ không đi vô sản xuất để nâng đỡ nền kinh tế hoặc thu ngoại tệ quốc gia, chính phủ rồi sẽ in thêm vài triệu tỷ để giúp sản xuất.