Hạng C
7/2/12
657
1.254
93
1. Động cơ bị thủy kích
Thủy kích là hiện tượng xe bị nước tràn vào đường hút gió của máy, làm xe chết máy đột ngột. Trong trường hợp này, nếu người lái xe cố tình đề máy, nước sẽ bị hút sâu vào động cơ, dẫn đến hỏng máy.
1-12.jpg

Nước theo đường hút gió lọt vào động cơ. Với điều kiện vận hành bình thường, các piston đang lao lên ép hỗn hợp khí nạp với tốc độ khoảng 1.000 vòng/phút. Tuy nhiên, khi nước tràn vào đường hút gió và chiếm chỗ của hỗn hợp khí nạp và vì nước không chịu nén nên chính lực ép này đã tạo phản lực làm biến dạng các tay biên và piston. Khi tay biên cong quá sẽ bị gẫy, đoạn gẫy này sẽ chọc thủng thành động cơ, phá huỷ máy xe.
2-6.jpg

Hiện tượng thủy kích làm hỏng tay biên. Hậu quả của thủy kích thường rất nặng nề, do hư hỏng nằm ở động cơ - trái tim của xe. Chi phí sửa chữa trong trường hợp bị thủy kích thường rất lớn, ít cũng vài chục triệu đồng khi chỉ phải thay tay biên, nhiều có thể lên tới vài trăm triệu đồng nếu chẳng may phải thay cả cụm động cơ mới.
2. Hao hụt nước làm mát
Khi động cơ thiếu nước làm mát sẽ dẫn đến nóng quá mức. Động cơ bắt đầu phát ra tiếng ping, công suất tụt giảm bởi nhiệt độ và áp suất trong buồng cháy vượt quá mức cho phép của chỉ số octan nhiên liệu, hiện tượng cháy xảy ra trước khi bugi đánh lửa. Các hệ thống không còn nhịp nhàng nữa, vòng gioăng, piston và ổ bi sẽ gặp hư hỏng.
3-9.jpg

Vòng gioăng bị hư hỏng do động cơ quá nóng. Gioăng quy-lát làm nhiệm vụ đệm giữa nắp máy với thân máy sẽ bị thổi bay khi máy nóng quá mức. Nhiệt độ làm nhôm nở ra với tốc độ nhanh gấp 3 lần so với gang. Ứng suất tạo ra bóp méo mép nhôm. Khi động cơ nguội đi, nhôm co lại để lộ khe hở giữa thân và nắp máy, chức năng làm kín không được duy trì, nước hoặc dầu lọt vào. Nếu nhiệt độ tăng quá cao, áp suất buồng đốt có thể sẽ thổi bay phần gioăng bị phồng lên.
Động cơ chạy, xuất hiện khói trắng, điều đó có nghĩa là gioăng đã bị thổi cháy,nước làm mát hoặc lọc dầu lọt vào buồng đốt. Dấu hiệu này báo hiệu nhiều hư hỏng trầm trọng có thể xảy ra: hơi nước làm hỏng bộ xúc tác. Nước làm mát lọt vào nhiều có thể làm cong thanh truyền (tay biên)… Rất có thể bạn sẽ phải từ bỏ động cơ khi nước lọt vào các-te.
4-5.jpg

Gioăng bị thổi cháy dẫn đến khoang động cơ bị hở. Khi nhiệt tăng cao, linh kiện trong động cơ giãn nở ở mức độ khác nhau. Các mối lắp ghép dễ rơi vào tình trạng kẹt chặt hoặc bó cứng. Piston nở to cào xước bề mặt xi-lanh. Nếu bánh đà quay ở tốc độ cao mà piston bó cứng, đó là điều kiện khiến thanh truyền bị cong. Van xả nóng kẹt trong ghít dẫn hướng, làm bề mặt trong của ghít bị cào xước, hệ thống phân phối khí bị quá tải.
3. Hao hụt dầu động cơ
Tiêu hao dầu động cơ thường xuất phát từ hai nguyên nhân cơ bản: dầu lọt qua bạc dẫn hướng xu páp vào buồng đốt và séc-măng bị hư hại. Nếu ống dẫn hướng xu páp bị mòn hoặc nếu khe hở giữa xu páp và bạc dẫn hướng quá lớn hoặc phớt dầu đuôi ống dẫn hướng xu páp mòn, nứt, vỡ hoặc lắp ráp không đúng, dầu bôi trơn sẽ bị hút vào buồng đốt qua bạc dẫn hướng xu páp. Động cơ vẫn tạo ra được lực nén ép tốt nhưng lại tiêu hao quá nhiều dầu.
5-6.jpg

Động cơ bị phá hỏng do hao hụt dầu. Bạc dẫn hướng xu páp bị mòn có thể phục hồi theo một số cách khác nhau. Một số trạm bảo hành sử dụng phương pháp phổ biến là khoét rộng thêm bạc dẫn hướng và phủ một lớp đồng mỏng. Việc tạo vân trên mặt bạc, tiếp xúc với xu páp là một biện pháp khác có thể làm giảm khe hở bạc dẫn hướng. Với những động cơ có nắp quy lát được chế tạo bằng nhôm, bạc dẫn hướng nguyên bản có thể tháo ra và thay thế bằng một cái mới. Với nắp quy lát được chế tạo bằng gang đúc, bạc dẫn hướng có thể khoét rộng thêm để chèn thêm bạc lót vào.
Dầu động cơ bị tiêu hao do séc-măng mòn hoặc gãy hoặc mòn bề mặt xi-lanh, động cơ sẽ bị giảm áp suất nén. Chỉ có một cách để khắc phục hư hỏng này là doa hoặc mài các xi-lanh và thay thế các séc-măng bị mòn hoặc gãy. Đa số các động cơ mới ngày nay không cho phép doa xi-lanh mà cách khắc phục duy nhất khi xi-lanh bị mòn là thay xi-lanh mới.
6-4.jpg

Dầu bị tiêu hao còn do quá trình đại tu máy không đúng cách. Dầu bị tiêu hao cũng có thể do các xi-lanh mới được đại tu bằng cách lên cốt không được doa, mài đúng cách (quá thô hoặc quá mịn) hoặc các séc-măng bị lắp ngược thứ tự, bị uốn, xoắn trong rãnh séc-măng hoặc khe hở đầu séc-măng quá lớn hoặc các khe hở đặt so le không đúng làm khí lọt vào nhiều hơn.
Theo Autodaily
 
Hạng B2
27/5/09
157
2
16
Thanks bác!

Bác cho em hỏi nước có vào được đường ống xả không? Nếu vào thì ảnh hưởng ntn?
 
Hạng C
7/2/12
657
1.254
93
Cách sử dụng số "mo" an toàn
Trên hộp số xe có một vị trí khá đặc biệt mà không phải ai cũng quan tâm và biết sử dụng đúng cách: vị trí N đối với xe số tự động và số 0 đối với xe số tay, mà chúng ta quen gọi là “mo”.

Nếu sử dụng sai, nó có thể làm tiêu tốn nhiều nhiên liệu hoặc về lâu dài sẽ làm hư hại hộp số và nguy hiểm nhất là có thể gây tai nạn.


so_mo.jpg


N viết tắt từ “neutral”, có nghĩa là vị trí số 0. Khi để ở vị trí này động cơ xe chạy không tải (hoạt động nhưng không chuyển động). Vì vậy luôn cài số ở vị trí N (hay số 0) trong trường hợp kéo, đẩy xe khi bảo dưỡng, kéo xe trên đường khi xe gặp sự cố.

Tuy nhiên, trong các tình huống phổ biến sau bạn cần hiểu rõ hơn về “số 0 rắc rối”:

1. Khi khởi động xe:
Đối với xe số sàn, bao giờ cần số cũng phải ở vị trí số 0 khi khởi động, có kèm theo thắng tay. Đối với xe số tự động, có thể khởi động ở vị trí N (kèm thắng tay) nhưng tốt nhất và tiện lợi nhất là ở vị trí P (parking).

2. Khi dừng xe trong khoảng thời gian từ 30 giây trở lên (kể cả khi dừng đèn đỏ):
Đối với xe số sàn hay số tự động nói chung bạn sẽ cài số N, kéo thắng tay và tất nhiên vẫn để máy chạy trong thời gian chờ đợi.

Một số người lái có thói quen khi dừng đèn đỏ, với xe số tự động vẫn để số D và đạp phanh, hoặc ở một số lớp dạy lái xe vẫn dạy để số 1 và đạp côn khi dừng chờ đèn đỏ – cách làm này sẽ làm hư hại hộp số, hao tốn nhiên liệu và cũng mỏi chân.

3. Khi xe đang chạy:
Số N là số trung gian để chuyển tiếp sang số khác. Với xe số tự động bạn chỉ cần để số D (drive) mà chạy thì với xe số sàn bạn thường phải chuyển số cho phù hợp với vận tốc và đoạn đường đang chạy, về số N rồi mới sang số khác là bài học căn bản.

4. Lưu ý một số tình huống tuyệt đối không nên cài số N, số 0:

Đó là khi xe đang xuống dốc. Nhiều người cho rằng xe đã sẵn trớn xuống dốc nên việc về “mo” kết hợp với nhấp phanh chân sẽ giúp tiết kiệm nhiên liệu (động cơ không tốn sức kéo mà lợi dụng dốc để chạy). Cách sử dụng này không đúng về kỹ thuật, rất nguy hiểm và cũng không tiết kiệm là bao.

Trong một chuyến off-road của câu lạc bộ Phụ nữ Xe hơi các thành viên đã từng chia sẻ kinh nghiệm này và được kỹ thuật viên cảnh báo: Về số N trong khi xuống dốc là tự sát, bởi khi đó số N ngắt truyền động giữa động cơ và bánh xe, khi xuống dốc, bánh xe nhờ quán tính còn lao nhanh hơn khi có động cơ làm chủ khiến bạn phải đạp phanh sâu hơn để kiểm soát tốc độ, phanh sẽ chóng mòn và hư.

Và thật nguy hiểm nếu lúc này xảy ra tình huống khẩn cấp trên đường bạn sẽ không có khả năng kiểm soát được. Vì vậy khi xuống dốc, hãy cài số 2 hoặc 3, thậm chí số 1 tùy theo độ dốc.

Và hãy nhớ, số mo rất “hợp cạ” với phanh (thắng). Khi sử dụng số mo, nhìn chung bạn phải kết hợp với đạp hoặc kéo phanh.
(theo dantri)
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
7/2/12
657
1.254
93
<span style=""color: #0000ff;"">Khi gặp ổ gà không nên hãm thắng gấp !</span>

Phản ứng tự nhiên là đạp thắng khi đột nhiên gặp ổ gà và đánh lái để tránh. Tuy nhiên, nếu bắt buộc thắng đi qua nó, bạn không nên giữ thắng.

Nếu bạn giữ thắng, bánh xe sẽ dừng lại khi bắt đầu xuống hố. Theo quán tính, nó bị va đập mạnh vào mép và gây ra nhiều hư hỏng do trọng lực dồn vào điểm va chạm khi bánh xe không lăn.

Hư hại đầu tiên bạn nghĩ tới, là lốp. Những vết khứa trên bề mặt lốp là hậu quả của những lần xe vượt qua hố có miệng sắc, hoặc khi đi vào hố với tốc độ cao.

oga.jpg



Kết quả của sự va đập mạnh khiến cho vành bị cong vênh. Vành xe càng mỏng thì nguy cơ bị cong vênh càng lớn.

Sự va đập sẽ được lan truyền tới hệ thống treo và cũng gây ra một số hư hại. Phần tử đàn hồi (lò xo, nhíp) có thể bị gẫy và bạn sẽ không còn cảm nhận được sự êm ái như trước nữa. Kinh nghiệm cho thấy, sau nhiều năm sử dụng, các liên kết của hệ thống này trở lên lỏng lẻo, do các phần tử bị cong, vênh thậm chí là gẫy.

Để tránh ổ gà, hãy giữ khoảng cách với xe trước để nhìn thấy mặt đường, tránh yếu tố bất ngờ.

Nếu không thể tránh, hãy ngừng đạp phanh trước khi đi qua. Đây là kỹ thuật lái xe trên bất kỳ một loại đường xấu nào, dù là gờ nhô lên hay rãnh sâu. Lốp xe vẫn tiếp tục lăn, từ bên này sang bên kia, do đó phân bố lực va chạm ra các vùng khác nhau. Có thể vẫn bị hỏng, nếu tốc độ quá cao hay mép hố quá sắc, nhưng đó sẽ là tổn hại nhỏ nhất.
(theo vnexpress)
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
7/2/12
657
1.254
93
Những thiết bị cần bảo dưỡng cho xe hơi?

Việc nên dành một khoản ngân sách để kiểm tra và bảo dưỡng xe định kỳ là cách tốt nhất để bạn tránh được những chi phí phát sinh bất thường trong quá trình sử dụng xe. Bảo dưỡng nghĩa là bạn phải chăm sóc xe đều đặn và thường xuyên kiểm tra những bộ phận quan trọng trong xe... Thực hiện đúng và đầy đủ những chỉ dẫn sẽ giúp cho xe của bạn gia tăng tuổi thọ và độ bền. Hơn nữa, trong trường hợp bạn không tuân thủ những chỉ dẫn về bảo dưỡng bạn có thể mất quyền được bảo hành.


Khi bảo dưỡng, cần kiểm tra những gì?
- Kiểm tra mức nhớt máy và thay nhớt mới;


- Kiểm tra áp suất vỏ xe, ít nhất là hai tuần/lần, đồng thời kiểm tra độ mòn của ta-lông, gai, các vết xước bất thường dọc theo thành vỏ xe. Khi thay vỏ xe, phải chọn vỏ mới theo đúng kích cỡ đề nghị. Nếu lắp đặt sai vỏ xe có thể ảnh hưởng đến khung sườn, thiết bị lái, hệ thống giảm sóc, đồng thời cũng ảnh hưởng đến đồng hồ đo tốc độ, khả năng kiểm soát động cơ, bộ truyền lực. Khi lắp vỏ xe mới, hãy chạy 100 km đầu tiên ở các tốc độ vừa phải. Thay mới vỏ xe chậm nhất là sau sáu năm bất kể hao mòn thế nào. Điều này cũng áp dụng cho các bánh dự phòng;


- Kiểm tra thắng (phanh) xe của bạn để chắc chắn mọi thứ hoàn hảo. Việc kiểm tra phải do các kỹ thuật viên chuyên nghiệp thực hiện. Kiểm tra dầu thắng thường xuyên và thay mới hai năm/lần. Trong trường hợp xe của bạn có hệ thống thắng bằng cảm biến điện tử (SBH), hãy thay mới dầu thắng sau mỗi năm. Thường xuyên kiểm tra tất cả các bộ lọc (lọc nhớt, lọc khí, lọc của hệ thống thông hơi cạc-te nhớt, lọc nhiên liệu, bình than hoạt tính chứa hơi xăng - canister và màng lọc khí vào máy lạnh);


- Khi thay nhớt mới đồng thời kiểm tra lọc khí và bình ắc-quy, dây dẫn điện. Bình ắc-quy phải được lắp đặt an toàn, nếu rung sẽ gây thiệt hại đối với tuổi thọ của bình ắc-quy. Bổ sung nước chưng cất cho bình. Các đầu nối với bình ắc-quy phải được làm sạch, gắn chặt và chống ăn mòn;


- Kiểm tra mức nước làm mát, mức dung dịch của hệ thống rửa kính chắn gió, cần gạt nước và các bóng đèn...


Dịch vụ, hư hỏng không thuộc phạm vi bảo hành:
1. Các chi phí bảo dưỡng và những trường hợp sửa chữa như: xúc rửa hệ thống nhiên liệu kể cả hậu quả có thể xảy ra (ví dụ: vòi phun bám bẩn, bugi...); bảo trì và sửa chữa thắng; điều chỉnh dây đai chữ V; cân chỉnh độ cân bằng và độ nhảy của bánh xe; kiểm tra áp suất bánh xe; cân chỉnh độ chụm bánh xe; siết chặt các vít, bulông, đai ốc; chỉnh cân bằng động các bánh răng, thay nhớt và chất bôi trơn; làm sạch đường ray trợt; làm sạch và điều chỉnh vòi xịt nước rửa kính; kiểm tra các chức năng vận hành kể cả chạy thử; kiểm tra mức dầu, chăm sóc bình điện.
 
Hạng D
20/8/09
1.136
4
38
12
3 lý do bác huynhthanh đưa ra, không có lý do chủ quan do người lái hả ta?
e nghĩ người lái xe cũng là 1 nguyên nhân cho xe lên bàn mổ đó chứ?