Hạng C
17/12/20
597
562
93
33
3 lý do phải đổ đầy bình khi vào trạm xăng


Đổ đầy bình nhiên liệu không chỉ giúp bạn không phải dừng xe giữa cao tốc mà còn tránh những rủi ro ở hệ thống dẫn nhiên liệu và cả tay lái.

Đổ xăng là công việc rất bình thường mà mỗi chủ xe đều phải làm khi đi xe máy hoặc ô tô. Đổ xăng tưởng chừng vô hại nhưng làm đúng, đủ và kịp thời nó sẽ giúp bạn tránh khỏi thiệt hại lớn về thời gian, tiền bạc.

Hỏng hóc kĩ thuật:

Xăng hoặc dầu diesel không chỉ cung cấp năng lượng cho xe vận hành mà còn có chức năng làm mát hệ thống bơm (chạy bằng điện). Ở xe hơi hiện đại, bơm được đặt giữa bình nhiên liệu. Khi xe không đủ nhiên liệu để bơm đưa vào buồng đốt, hệ thống sẽ hút không khí khiến quá nhiệt, tăng độ mài mòn.

3 lý do phải đổ đầy bình khi vào trạm xăng


Sơ ý quên đổ xăng có thể khiến cặn bẩn từ đáy bình có thể bị hút lên và làm bẩn lọc nhiên liệu. Nếu bộ lọc không hứng được cặn, bạn có nguy cơ bị tắc vòi phun nhiên liệu. Đặc biệt là các hạt rỉ sét nếu bình xăng làm bằng kim loại. Thói quen này cũng gây hại cho ống dẫn xăng, đặc biệt vào mùa đông. Trời lạnh làm nước ngưng tụ trong ống dẫn, dần đóng băng, ngăn xăng được bơm vào buồng đốt, khiến xe không đề nổ được. Thay đổi nhiệt độ cũng khiến đường ống dẫn xăng bị co dãn, biến dạng.

Với động cơ diesel, loại động cơ này chỉ hoạt động khi nhiên liệu được nén dưới áp suất cao đến mức sinh công. Để cạn dầu thì lượng nhiên liệu được phun vào buồng đốt không đủ để nổ máy. Khi đó, cả bơm và buồng đốt bị quá nhiệt.

An toàn

Rất ít người biết rằng, một bình xăng cạn không chỉ khiến giảm tuổi thọ bơm mà gây ra tai nạn nghiêm trọng do xe chết máy đột ngột. Tắt máy khiến người lái rất khó điều khiển chiếc xe theo ý muốn do mất trợ lực tay lái và cả hệ thống phanh. Sẽ thật nguy hiểm khi đang đi trên cao tốc mà xe tắt máy.

3 lý do phải đổ đầy bình khi vào trạm xăng


Tiết kiệm thời gian, tiền bạc

Đổ đầy bình xăng không chỉ tạo tâm lý yên tâm khi lái xe, tăng tuổi thọ của hệ thống bơm mà giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian và bảo vệ an toàn chiếc ví của bạn khỏi những tờ hoá đơn sửa chữa, lưu kho, bến bãi.
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
29/10/16
12.279
26.587
113
Pháp
Thêm thí dụ là bình 50L

  • mổi lần đổ 10L thì 5 lần vào trạm, thắng, nổ đề là 5 lần ít nhất, do đó thời gian, đề máy cái nào cũng tốn cả, Do đó nên đổ 1 lần mà ráng đầy nhé các bác
  • Tâm lý an tâm vì kim xăng lúc nầy cũng đầy ..
  • Các nước ngoài hư xe nằm đường vì .... hết xăng là bị phạt nha ...
Thân !
 
Hạng D
7/3/07
2.228
59.816
113
Thêm thí dụ là bình 50L

  • mổi lần đổ 10L thì 5 lần vào trạm, thắng, nổ đề là 5 lần ít nhất, do đó thời gian, đề máy cái nào cũng tốn cả, Do đó nên đổ 1 lần mà ráng đầy nhé các bác
  • Tâm lý an tâm vì kim xăng lúc nầy cũng đầy ..
  • Các nước ngoài hư xe nằm đường vì .... hết xăng là bị phạt nha ...
Thân !
Em vào đổ xăng chả bao giờ tắt máy, chả cây xăng nào nói gì :D
Đi xa đổ đầy xăng lúc mắc tè khó kiếm chỗ. Vô mấy cây xăng tè không đổ xăng thì áy náy quá
 
Hạng D
23/4/17
1.230
1.536
113
36
Em vào đổ xăng chả bao giờ tắt máy, chả cây xăng nào nói gì :D
Đi xa đổ đầy xăng lúc mắc tè khó kiếm chỗ. Vô mấy cây xăng tè không đổ xăng thì áy náy quá
Lúc đổ xăng phải nên tắt máy mà bác

3. Tắt máy khi đổ xăng

Đây là việc làm cực kỳ quan trọng, đã có nhiều vụ cháy nổ khi đổ xăng do tài xế không tắt động cơ. Theo những người có kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng ô tô, khi đổ xăng, hơi xăng trong bình sẽ thoát ra ngoài sẽ tiếp xúc với nhiệt độ động cơ cao, truyền nhiệt tới hệ truyền động, kết hợp với tia lửa điện, rất dễ gây cháy nổ.

Khi kết thúc quá trình đổ xăng, cũng là lúc vòi xăng cắm trở lại trạm bơm, nắp bình xăng được đóng kín, tia lửa điện cũng không thoát ra ngoài được nên không thể gây cháy nổ.
 
  • Like
Reactions: CuBiMi
Hạng D
7/3/07
2.228
59.816
113
Lúc đổ xăng phải nên tắt máy mà bác

3. Tắt máy khi đổ xăng

Đây là việc làm cực kỳ quan trọng, đã có nhiều vụ cháy nổ khi đổ xăng do tài xế không tắt động cơ. Theo những người có kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng ô tô, khi đổ xăng, hơi xăng trong bình sẽ thoát ra ngoài sẽ tiếp xúc với nhiệt độ động cơ cao, truyền nhiệt tới hệ truyền động, kết hợp với tia lửa điện, rất dễ gây cháy nổ.

Khi kết thúc quá trình đổ xăng, cũng là lúc vòi xăng cắm trở lại trạm bơm, nắp bình xăng được đóng kín, tia lửa điện cũng không thoát ra ngoài được nên không thể gây cháy nổ.
Đúng là nên vậy. Nhưng mà không tắt máy cũng chả sao nên thôi không cần thiết
 
Hạng D
30/7/16
1.324
2.721
113
Ad dịch bài nước ngoài .mà quên là vn chỉ đổ cây xăng quen cho chắc cú .đổ bậy 30l còn 25l. Rồi xăng giả nữa . cây nào cũng pha thêm . KHỔ
 
  • Like
Reactions: Linh74 and tenxo
Hạng B2
12/12/20
122
116
43
33
Thêm thí dụ là bình 50L

  • mổi lần đổ 10L thì 5 lần vào trạm, thắng, nổ đề là 5 lần ít nhất, do đó thời gian, đề máy cái nào cũng tốn cả, Do đó nên đổ 1 lần mà ráng đầy nhé các bác
  • Tâm lý an tâm vì kim xăng lúc nầy cũng đầy ..
  • Các nước ngoài hư xe nằm đường vì .... hết xăng là bị phạt nha ...
Thân !
Theo e quan trọng không phải đổ bao nhiêu L/lần mà là không được để gần cạn bình rồi mới đi đổ xăng bác ơi.
 
  • Like
Reactions: Nttoan26