Chủ đề tương tự
Ngày 3: Qui Nhơn: Kỳ Co - FLC Safari Zoo
Một ngày ở lại Qui Nhơn thật thú vị. Lần trước tôi đã ở lại nơi này 2 ngày - 2 đêm để chơi tennis và hân hạnh quen biết với mấy anh em Tennis tại đây, anh em dù mới quen biết lần đầu nhưng lại thân thiết với nhau như từ thuở nào.
Lần này tôi ở lại Qui Nhơn cùng vợ con, cảm xúc vẫn còn nguyên vẹn như ngày đầu!
View attachment 757654 View attachment 757654 View attachment 757654 View attachment 757654 View attachment 757654
Một ngày ở lại Qui Nhơn thật thú vị. Lần trước tôi đã ở lại nơi này 2 ngày - 2 đêm để chơi tennis và hân hạnh quen biết với mấy anh em Tennis tại đây, anh em dù mới quen biết lần đầu nhưng lại thân thiết với nhau như từ thuở nào.
Lần này tôi ở lại Qui Nhơn cùng vợ con, cảm xúc vẫn còn nguyên vẹn như ngày đầu!
Chỉnh sửa cuối:
Ngày 4: Qui Nhơn: Quy Hoà - KDL Hầm Hô - Bảo Tàng vua Quang Trung - Quảng Ngãi
Tối hôm trước ngồi ăn tối với mấy anh CLB Tennis Bình Minh Quy Nhơn, mấy anh í nói rằng đã đến Quy Nhơn mà không thăm mộ Hàn Mặc Tử thì xem như chưa đến Quy Nhơn. Tôi ở lại nơi này là lần thứ 2, lần trước cũng không thăm được mộ của thi sĩ Hàn Mặc Tử nên lần này quyết tâm đi, xem như đặt hai chân đến Quy Nhơn
Thế nhưng chạy xe đến nơi, nghe đến đi bộ lên núi hai đứa nhỏ hãi quá, chẳng qua vì hôm trước đi bộ quá nhiều trong vườn thú FLC Safari. Ngần ngừ trong chốc lát, tôi quyết định đi trại phong Quy Hoà-nơi thi sĩ sống những ngày cuối đời và cũng là nơi an nghỉ đầu tiên. Con đường Mộng Cầm từ đường Hàn Mặc Tử dẫn đến Quy Hoà ngoằn ngoèo và khá vắng vẻ.
Ở Quy Nhơn, người ta đặt tên đường hay quá. Giáp với đường Hàn Mặc Tử là đường Mộng Cầm. Tên hai người của một câu chuyện tình lãng mạn ở gần nhau. Khi sống họ không được gần nhau thì lúc chết con đường mang tên hai người ở cạnh nhau mãi mãi. Con đường lãng mạn như chính chuyện tình của họ.
Ngày nay trại phong Quy Hoà vẫn hoạt động bình thường với đầy đủ các khu chăm sóc người bệnh. Các y bác sĩ và người thân của họ cũng sống tại đây. Bệnh phong bây giờ không còn là nỗi kinh hoàng như những thập niên đầu thế kỷ 20.
Tại trại phong Quy Hoà vẫn còn căn phòng nơi Hàn Mặc Tử sống những ngày cuối đời. Và đây cũng là nơi an nghỉ đầu tiên của ông. Có một giả thuyết cho rằng người nằm dưới mộ kia chưa chắc là thi sĩ Hàn Mặc Tử. Người ta cho rằng ngày đó người chết vì bệnh phong rất nhiều. Mỗi khi có người qua đời thì các Sơ cứ đem ra khu vực đó chôn cất và dựng tạm bia mộ. Khi nào gia đình tới nhận thì các Sơ dẫn ra khu vực đó để nhận. Với bia mộ tạm, trải qua nắng mưa có thể bị mất đi nên việc bốc mộ nhầm là điều hoàn toàn có thể thể xảy ra. Đấy là tôi nghe mấy thằng hướng dẫn viên nói chứ tôi nào có biết gì
:v . Thôi thì cứ bảo đấy là mộ Hàn Mặc Tử có chết ai đâu he he...
Rời trại phong Quy Hoà, điểm đến tiếp theo là bảo tàng vua Quang Trung ở Tây Sơn - quê hương của Tây Sơn Tam Kiệt. Chính từ vùng rừng núi An Khê - Gia Lai này 3 anh em Hồ Thơm dựng cờ khởi nghĩa. Đấy là nói theo sách vở. Thặc ra ban đầu họ chỉ là một toán cướp kiểu "lấy của người giàu chia cho dân nghèo" nhưng đúng là thời thế tạo anh hùng. Nhờ thời buổi rối ren: vua Lê - Chúa Trịnh và Trịnh - Nguyễn phân tranh mà 3 anh em Nhạc - Huệ - Lữ lập nên cơ đồ với những trận đại thắng để đời như chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa hay trận Rạch Gầm - Xoài Mút. Dù còn nhiều tranh cãi về vua Quang Trung và triều đại Tây Sơn nhưng nói gì thì nói ông thuộc dạng võ tướng "trăm trận trăm thắng"
Hầm Hô là điểm đến phát sinh ngoài dự kiến. Chúng tôi đến bảo tàng vua Quang Trung đúng lúc nơi này đóng cửa nghỉ trưa đến 13:30, chẳng biết đi đâu trong gần 2h đồng hồ thì tôi mới chợt nhớ ra lời rủ rê của một anh bạn trong hội MFC. Cái tên Hầm Hô hiện ra trong đầu và trên bản đồ. Nó chỉ cách bảo tàng vua Quang Trung gần 9km. Vậy là ham hố đi Hầm Hô trước. Đúng là không uổng công. Đi đò lên phía trên thượng nguồn rất thú vị. Ông con ngồi sợ đến tái mặt, tay ôm chặt lấy mẹ he he.
Rời Hầm Hô lúc hơn 2h chiều, chúng tôi quay lại bảo tàng vua Quang Trung. Dịp này bảo tàng đang trùng tu nên chẳng thăm viếng gì được nhiều. Tạo dáng chụp hình vài kiểu rồi tranh thủ chạy về Quảng Ngãi.
Hết ngày 4
Tối hôm trước ngồi ăn tối với mấy anh CLB Tennis Bình Minh Quy Nhơn, mấy anh í nói rằng đã đến Quy Nhơn mà không thăm mộ Hàn Mặc Tử thì xem như chưa đến Quy Nhơn. Tôi ở lại nơi này là lần thứ 2, lần trước cũng không thăm được mộ của thi sĩ Hàn Mặc Tử nên lần này quyết tâm đi, xem như đặt hai chân đến Quy Nhơn
Thế nhưng chạy xe đến nơi, nghe đến đi bộ lên núi hai đứa nhỏ hãi quá, chẳng qua vì hôm trước đi bộ quá nhiều trong vườn thú FLC Safari. Ngần ngừ trong chốc lát, tôi quyết định đi trại phong Quy Hoà-nơi thi sĩ sống những ngày cuối đời và cũng là nơi an nghỉ đầu tiên. Con đường Mộng Cầm từ đường Hàn Mặc Tử dẫn đến Quy Hoà ngoằn ngoèo và khá vắng vẻ.
Ở Quy Nhơn, người ta đặt tên đường hay quá. Giáp với đường Hàn Mặc Tử là đường Mộng Cầm. Tên hai người của một câu chuyện tình lãng mạn ở gần nhau. Khi sống họ không được gần nhau thì lúc chết con đường mang tên hai người ở cạnh nhau mãi mãi. Con đường lãng mạn như chính chuyện tình của họ.
Ngày nay trại phong Quy Hoà vẫn hoạt động bình thường với đầy đủ các khu chăm sóc người bệnh. Các y bác sĩ và người thân của họ cũng sống tại đây. Bệnh phong bây giờ không còn là nỗi kinh hoàng như những thập niên đầu thế kỷ 20.
Tại trại phong Quy Hoà vẫn còn căn phòng nơi Hàn Mặc Tử sống những ngày cuối đời. Và đây cũng là nơi an nghỉ đầu tiên của ông. Có một giả thuyết cho rằng người nằm dưới mộ kia chưa chắc là thi sĩ Hàn Mặc Tử. Người ta cho rằng ngày đó người chết vì bệnh phong rất nhiều. Mỗi khi có người qua đời thì các Sơ cứ đem ra khu vực đó chôn cất và dựng tạm bia mộ. Khi nào gia đình tới nhận thì các Sơ dẫn ra khu vực đó để nhận. Với bia mộ tạm, trải qua nắng mưa có thể bị mất đi nên việc bốc mộ nhầm là điều hoàn toàn có thể thể xảy ra. Đấy là tôi nghe mấy thằng hướng dẫn viên nói chứ tôi nào có biết gì
Rời trại phong Quy Hoà, điểm đến tiếp theo là bảo tàng vua Quang Trung ở Tây Sơn - quê hương của Tây Sơn Tam Kiệt. Chính từ vùng rừng núi An Khê - Gia Lai này 3 anh em Hồ Thơm dựng cờ khởi nghĩa. Đấy là nói theo sách vở. Thặc ra ban đầu họ chỉ là một toán cướp kiểu "lấy của người giàu chia cho dân nghèo" nhưng đúng là thời thế tạo anh hùng. Nhờ thời buổi rối ren: vua Lê - Chúa Trịnh và Trịnh - Nguyễn phân tranh mà 3 anh em Nhạc - Huệ - Lữ lập nên cơ đồ với những trận đại thắng để đời như chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa hay trận Rạch Gầm - Xoài Mút. Dù còn nhiều tranh cãi về vua Quang Trung và triều đại Tây Sơn nhưng nói gì thì nói ông thuộc dạng võ tướng "trăm trận trăm thắng"
Hầm Hô là điểm đến phát sinh ngoài dự kiến. Chúng tôi đến bảo tàng vua Quang Trung đúng lúc nơi này đóng cửa nghỉ trưa đến 13:30, chẳng biết đi đâu trong gần 2h đồng hồ thì tôi mới chợt nhớ ra lời rủ rê của một anh bạn trong hội MFC. Cái tên Hầm Hô hiện ra trong đầu và trên bản đồ. Nó chỉ cách bảo tàng vua Quang Trung gần 9km. Vậy là ham hố đi Hầm Hô trước. Đúng là không uổng công. Đi đò lên phía trên thượng nguồn rất thú vị. Ông con ngồi sợ đến tái mặt, tay ôm chặt lấy mẹ he he.
Rời Hầm Hô lúc hơn 2h chiều, chúng tôi quay lại bảo tàng vua Quang Trung. Dịp này bảo tàng đang trùng tu nên chẳng thăm viếng gì được nhiều. Tạo dáng chụp hình vài kiểu rồi tranh thủ chạy về Quảng Ngãi.
Hết ngày 4
Chỉnh sửa cuối:
Ngày 5-6: Quảng Ngãi - đảo Lý Sơn
Năm nay được mùa biển đảo. Kế hoạch ngày 6 đi Danang hoàn toàn phá sản bởi mấy đứa em tư vấn đi đảo Lý Sơn. Nói ra ngại quá đy, là một người con ưu tú của quê hương mà đây mới là lần đầu tiên tôi đặt chân đến hòn đảo duy nhất của quê hương Quảng Ngãi he he
Đảo Lý Sơn cách đất liền của Quảng Ngãi khoảng 15 hải lý. Đảo này được hình thành bởi sự kiến tạo địa chấn với sự phun trào nham thạch của núi lửa cách đây khoảng 25-30 triệu năm. Hiện nay trên đảo đều có chứng tích của núi lửa phun trào. Sự phun trào và tắt đi của núi lửa đã tạo nên những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú trên đảo.
Đảo Lý Sơn gồm 3 hòn đảo là Đảo Lớn, Đảo Bé và hòn Mù Cu (Not Mò Cu he he). Đảo Lớn còn gọi là Cù Lao Ré, là trung tâm của Lý Sơn. Đảo Bé còn có tên gọi khác là An Bình. Hòn Mù Cu ở phía đông, nằm sát Đảo Lớn, là đảo nhỏ nhất và không có người ở.
Theo một số nghiên cứu thì cư dân đầu tiên cư trú trên đảo Lý Sơn là cư dân thời tiền sử thuộc văn hóa Sa Huỳnh cách đây khoảng hơn 3000 năm. Kế tục văn hóa Sa Huỳnh là văn hóa Champa – phát triển từ những thế kỷ đầu công nguyên. Người Việt chỉ đến đảo này vào khoảng cuối thế kỷ XVI – đầu thế kỷ XVII, bao gồm 15 ông tiền hiền của 15 dòng họ lớn của vùng An Hải, Sa Kỳ của huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh. Họ chính là các cai đội, suất đội thủy quân nhà Nguyễn cử đi thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa.
Bao đời nay vẫn vậy ngư dân là những người bám biển, giữ gìn chủ quyền biển đảo của quê hương.
Năm nay được mùa biển đảo. Kế hoạch ngày 6 đi Danang hoàn toàn phá sản bởi mấy đứa em tư vấn đi đảo Lý Sơn. Nói ra ngại quá đy, là một người con ưu tú của quê hương mà đây mới là lần đầu tiên tôi đặt chân đến hòn đảo duy nhất của quê hương Quảng Ngãi he he
Đảo Lý Sơn cách đất liền của Quảng Ngãi khoảng 15 hải lý. Đảo này được hình thành bởi sự kiến tạo địa chấn với sự phun trào nham thạch của núi lửa cách đây khoảng 25-30 triệu năm. Hiện nay trên đảo đều có chứng tích của núi lửa phun trào. Sự phun trào và tắt đi của núi lửa đã tạo nên những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú trên đảo.
Đảo Lý Sơn gồm 3 hòn đảo là Đảo Lớn, Đảo Bé và hòn Mù Cu (Not Mò Cu he he). Đảo Lớn còn gọi là Cù Lao Ré, là trung tâm của Lý Sơn. Đảo Bé còn có tên gọi khác là An Bình. Hòn Mù Cu ở phía đông, nằm sát Đảo Lớn, là đảo nhỏ nhất và không có người ở.
Theo một số nghiên cứu thì cư dân đầu tiên cư trú trên đảo Lý Sơn là cư dân thời tiền sử thuộc văn hóa Sa Huỳnh cách đây khoảng hơn 3000 năm. Kế tục văn hóa Sa Huỳnh là văn hóa Champa – phát triển từ những thế kỷ đầu công nguyên. Người Việt chỉ đến đảo này vào khoảng cuối thế kỷ XVI – đầu thế kỷ XVII, bao gồm 15 ông tiền hiền của 15 dòng họ lớn của vùng An Hải, Sa Kỳ của huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh. Họ chính là các cai đội, suất đội thủy quân nhà Nguyễn cử đi thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa.
Bao đời nay vẫn vậy ngư dân là những người bám biển, giữ gìn chủ quyền biển đảo của quê hương.
Đẹp quá“Tuổi niên thiếu vốn giàu mơ lắm ước
Tôi đã nuôi trong trí chuyến đi dài
Biết bao giờ cho thỏa được lòng trai
Chân bé quá, không mang hài vạn dặm
Để ngày tháng vơi đôi phần thăm thẳm
Bản đồ đây tôi dự ước hành trình…”
Lúc còn nhỏ, Papa thường chở tôi đi đây đi đó trên chiếc xe Cup cánh én huyền thọi, ông thường đọc cho tôi nghe bài thơ trên với tên gọi “Chuyến đi dài” mà ông học thuộc lòng trong sách Quốc văn Toàn Thư lớp Nhất trước năm 75 để giải thích cho tôi về những cảnh đẹp của đất nước. Mới năm ngoái đây tôi mới biết tác giả bài thơ là Thầy Trần Huiền Ân. Chỉ với tấm bản đồ thôi mà tác giả đã đi được từ Hà Tiên cho đến cầu Hiền Lương – xin lưu ý trước năm 1975 miền Nam đang là một quốc gia độc lập dưới sự quản lý của “chế độc độc tài Mỹ-Nguỵ và bè lũ tay sai”. Mãi sau này một người bạn của Thầy mới viết tiếp đoạn sau để mô tả hết vẻ đẹp của đất nước "từ ải Nam Quan cho đến Mũi Cà Mau" – mời Gúc. Bản thân tôi cho rằng đoạn đầu tới cầu Hiền Lương vẫn là một bài thơ hay nhất.
Mỗi khi đọc bài thơ, tôi lại ao ước một ngày nào đó chính mình được rong ruổi đến những nơi đó. Tuổi trẻ của tôi trôi qua với hai nhiệm vụ: học hành và lập nghiệp, rồi đến vợ dại-con thơ nên không biết đến từ “phượt” là gì. Đôi khi ước mơ chỉ là mơ và ướt he he. Đến bây giờ khi bọn trẻ cũng đã cứng cáp nên tôi bèn lôi chúng ra khỏi đống sách vở 3 tháng hè để rong ruổi một chuyến đi ngắn ngắn về xứ An Nam. An Nam ở đây là nói về miền Trung của Việt Nam thời Pháp thuộc.
Trở lại với An Nam Du Hành Ký, tôi giật cái tít ăn theo các cụ hồi xưa để câu vều cho nó máo he he, chỉ là những ghi chép vụn vặt và những hình ảnh linh tinh của tôi trên hành trình trở về xứ An Nam. Khởi hành từ thành Hồ (NOT thành nhà Hồ) xứ Cochinechine với phương châm An toàn là trên hết – cam kết không mất “bánh mì” nên tôi cứ thong thả ngày chạy-đêm nghỉ.
Mục đích của bài viết là vừa tham gia dự thi và vừa chia sẻ hành trình chuyến đi của gia đình tôi cũng như giới thiệu một số cảnh đẹp của đất nước đến các bạn hữu OS. Được giải lọ giải kia cũng thích mà không được cũng không sao, vui là chính he he.
View attachment 757606 View attachment 757608 View attachment 757609 View attachment 757610
Ngày 1: Sài Gòn - Bàu Trắng - Cổ Thạch - Nha Trang
Sài Gòn tiễn tôi bằng một cơn mưa nhẹ nhẹ buổi sáng sớm. Lên xe bật radio thì được biết áp thấp nhiệt đới đang vào bể Đông. Vậy là thời tiết không ủng hộ lắm. Nhưng chẳng hề gì, một khi đã máu thì đừng hỏi bố cháu là ai ahihi. Sau một giờ đồng hồ thì chiếc SoFC49 cũng bò ra được cao tốc SG-LT-DG, lại tiếp tục bò đến trạm thu phí. Cao tốc này từ Thảo Điền Q.2 đến thị trấn Long Thành cuối tuần xe đông khủng khiếp. Thế nhưng vừa qua khỏi Long Thành hướng về ngã 4 Dầu Giây thì vắng xe hẳn.
Vừa qua khỏi Long Thành, thúc chân ga, chiếc Sorento máy dầu, hộp số tự động với công suất 197 mã lực tại vòng tua máy 3.800 vòng/phút cùng moment xoắn cực đại 437 Nm tại dải tốc độ động cơ từ 1.800 đến 2.500 vòng/phút, gầm lên một tiếng rồi lao vút đi trong sương sớm. Cảm giác lưng dính vào ghế sướng đến tê người. Chẳng mấy chốc nó đạt được vận tốc cho phép 120km/h.
Đường vắng xe, tôi bật chế độ kiểm soát hành trình, chân phải để hờ trên chân thắng, tay trái chuyển sang chế độ âm nhạc, bản Sonnat Ánh Trăng của Bét-tô-ven du dương vang lên. Tay trái vẫn cầm volant, tay phải tôi phe phẩy cái quạt mo và tưởng tượng mình đang được ngài Đỗ Nam Trung mời nghe nhạc trong một thính phòng hoành tráng nhất thế giới he he. Đang mơ màng trong âm nhạc, tôi giật béng mình khi một giọng nữ vang lên "tốc độ tối đa cho phép 80km/h, đề nghị quan sát tốc độ và lái xe cẩn thận" thì ra là giọng nói Vietmap. Theo phản xạ có điều kiện, chân phải tôi đạp phanh cái két chiếc Sorento cũng vừa trờ tới bản hạn chế tốc độ 60km/h trước trạm thu phí. Liếc mắt vội qua phải, trong lùm cỏ dưới bảng hạn chế tốc độ là bóng dáng của một người đàn ông với tư thế ngồi như đang ngồi ị ngoài đồng. Qua trạm thu phí là bóng dáng của 4 chú áo vàng đang nhào ra giữa cao tốc bắt các xe vi phạm tốc độ. Hú hồn...he he
Đoạn đường Dầu Giây - Long Khánh đến Phan Thiết là một cơn ác mộng. Chỉ dưới 200km, nó ngốn hết hơn 4 giờ đi đường. Nhưng từ ngã va Lương Sơn đến Bàu Trắng thì chạy thoải mái hơn. Nói khí không phải chứ đoạn đường từ Bàu Trắng đi Phan Rí cửa đẹp chẳng thua gì đường đi Las Vegas ở bên Huê Kỳ. Theo bản đồ, tôi vòng xuống Cổ Thạch, tìm đến bãi đá 7 màu và Chùa Cổ Thạch. Là dân chơi máy ảnh, tôi nghe thiên hạ nói rằng "nghệ thuật là ánh trăng lừa dối", khi đến bãi đá 7 màu tôi mới tin câu nói này là sự thật he he.
Tôi lại tiếp tục theo đường ven biển Ninh Thuận về Cam Ranh và Nha Trang. Đây là quyết định khá đúng đắn, dù đã đi lố đường nhưng tôi vẫn quyết định quay đầu xe lại để đi con đường này. Trong cuộc sống chúng ta thường có khuynh hướng theo những lối mòn quen thuộc mà không hoặc chưa dám đương đầu với các thử thách.
View attachment 757627
View attachment 757611 View attachment 757612 View attachment 757616 View attachment 757617 View attachment 757618 View attachment 757619 View attachment 757632 View attachment 757620 View attachment 757628 View attachment 757629 View attachment 757622 View attachment 757623 View attachment 757633
Ngày 2: Nha Trang - Mũi Điện- Hải Đăng Đại Lãnh - Qui Nhơn
Đã quyết định đi vào mùa Hè để có cái nắng, có cái gió và...có trời xanh mây trắng nắng lung linh. Ai ngờ ngày đi thì áp thấp nhiệt đới có nguy cơ mạnh lên thành bão. Bởi vậy ông bà ta đã nói thì khó mà sai: người tính không bằng trời tính. Trong kế hoạch, mình sẽ rời Nha Trang vào lúc sáng sớm để đến Mũi Điện/ Hải Đăng Đại Lãnh rồi sau đó đi Gành Đá Đĩa - Phú Yên, chiều tối chạy về Qui Nhơn. Nhưng ngày hôm trước đi nhiều, mấy đứa nhỏ ngủ đến 9h sáng mới dậy. Loanh quanh ăn sáng, trả phòng đến 10h hơn
10h30 sáng bắt rời Nha Trang, trời mưa lâm râm. Kiểu này thì chắc vỡ kế hoạch rồi, nếu trời mưa to thì phải chạy luôn về Quy Nhơn. Nhưng may quá chạy đến đèo Cả trời cũng không mưa tôi vòng xuống đường đi cảng Vũng Rô để đi Mũi Điện, thăm ngọn Hải Đăng Đại Lãnh.
Mũi Điện, hay còn gọi là Mũi Đại Lãnh, là nơi đón ánh bình minh đầu tiên trên đất liền của nước ta. Ở Mũi Điện vẫn còn đặt tấm bia ghi “Mũi Điện (Mũi Đại Lãnh)- Điểm cực đông, nơi đón ánh bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam”. Vậy là đã check-in ở Điểm Cực Đông của Tổ quốc. Còn hai nơi cần phải đến nữa: Lũng Cú - cực Bắc của đất nước và Mũi Cà MauĐể đi đến ngọn Hải Đăng và xuống Mũi Điện phải leo núi với hành trình hơn 1km. Mới leo lên được mấy bậc thang, hai đứa lớn vừa than mỏi chân thì gặp ngay hai chú Way Tào chở khách lên Hải Đăng với chi phí 50k/khách, 4 người mất 130k nghìn do có hai đứa nhỏ. Vậy là chẳng cần chinh phục gì cũng đến ngọn Hải Đăng chỉ với 5 phút và 130k he he.
Ngọn hải đăng được người Pháp xây dựng từ năm 1890. Tháp đèn hải đăng là một khối hình trụ thon đều, cao 26,5m so với nền tòa nhà và cao 110m so mặt nước biển. Ánh đèn từ ngọn hải đăng này có thể phát tín hiệu xa 27 hải lý. Sau một thời gian dài họat động gián đoạn, khoảng năm 1997 thì ngọn hải đăng này mới hoạt động trở lại bình thường.
Chụp hình, tự sướng các kiểu đến 3h chiều, mấy đứa nhỏ muốn tắm biển Bãi Môn mà trời lại mưa lâm râm nên thôi. Trước khi đi đã hứa với bọn chúng rằng chuyến đi này sẽ được tắm biển phủ phê. Thế nhưng hai ngày rồi vẫn chưa được tắm biểnBỏ qua điểm đến Gành Đá Đĩa vì không đủ thời gian và để dành cho chuyến đi sau, chúng tôi rời xứ sở "hoa vàng trên cỏ xanh" để tiếp tục hành trình đến với Qui Nhơn.
View attachment 757634 View attachment 757635 View attachment 757636 View attachment 757637 View attachment 757638 View attachment 757639 View attachment 757640
Hay quá Định, đất nước ta đẹp + thêm lời văn và tay cầm máy ảnh của bác nữa đúng là ...tuyệt vời...