bác ấy đang xây đảo trái phép ngoài trường SaRa biển nuôi san hô chứ đâu
Nằm đường còn đở chỉ sợ nằm giường ấy chứMa de in chai nơ ko chừng đi có ngày nó nổ nằm đường chứ chẳng chơi à nha. Mai ct kiếm cặp nữa là hợp lý lun.
Để e lục khoAE nào có thay cái này của đời 87-91 thì cho mình xin cái hư, cũ tháo ra nhé!
Hư bạc đạn, bể cao su cũng được. Vì mình chỉ cần cái pát sắt & 3 con tán thôi. Thanks.
Dân tàu khựa đông wa nên nó lờm hay nổ để giảm dân số tự nhiên mừ!Uh, hỏng biết 1 tỷ mấy dân Chung Quốc nó xài vỏ made in ở đâu. Chắc mua ai phôn cũng lựa apple Mẽo mới chịu.
Bác lụm cặp nữa thì cho em số đt chị nhà, nói chị chở bác đi khám bác sĩ ngay, kkkThôi kệ, vậy cũng được. Mai rãnh rãnh ra làm thêm cặp nữa đỡ ghiền. Đem zìa dự phòng cũng được, lỡ xe có nằm đường có cái mà thay.
Những điều cần biết:
3 việc “cần làm ngay” sau khi ôtô “dầm” mưa
Rửa xe, kiểm tra hệ thống phanh và dây cu-roa là những việc chủ xe cần làm sau khi xe đi dưới mưa hay qua vùng ngập nước.
1. Rửa xe
Nhiều chủ nhân quan niệm, mưa kéo dài, sử dụng nhiều nên chờ khi nắng mới rửa xe vừa tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí. Suy nghĩ này đúng nếu mục tiêu của chủ nhân chỉ là tính thẩm mỹ. Còn với mục tiêu tăng độ bền, ổn định cho xe, cần rửa sạch sau mỗi lần lội nước hoặc trên đường nhiều bùn đất.
Các chi tiết dưới gầm sơn chống rỉ, nhưng theo thời gian công năng của chúng dần bị mất đi. Khi bùn, đất hoặc nước bẩn có axít bám vào làm xuất hiện quá trình ô-xi hóa. Bên cạnh đó, bùn đất lọt vào các khớp chuyển động của hệ thống treo, rô-tuyn hệ thống lái, trở thành các hạt mài chà xát bề mặt chi tiết. Tệ hại hơn, chúng có thể làm các khớp này kẹt cứng.
Để tiết kiệm thời gian, chi phí, với việc rửa thường xuyên không nhất thiết phải mang xe ra cửa hàng chuyên nghiệp mà đơn giản chỉ cần phun nước làm sạch bùn đất. Gầm càng sạch sẽ càng nhanh khô và vì thế sẽ hạn chế được phản ứng điện ly. Khi hết mưa mới cần vệ sinh tổng thể.
2. Bảo dưỡng hệ thống phanh
Cơ cấu phanh, mai-ơ của các bánh xe là những chi tiết dễ bị “tổn thương” nhất sau khi đi mưa. Bởi chúng ở vị trí thấp nên bùn đất và nước dễ xâm nhập.
Xe làm việc thường xuyên, vấn đề sẽ không thực sự nguy hiểm. Gió lùa liên tục cộng với hơi nóng dưới gầm làm nước nhanh chóng bay hơi vì thế khả năng bị ô-xi hóa giảm nhiều.
Với những xe ít sử dụng vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Nước mưa ngấm vào, phản ứng ô-xi hóa xuất hiện, ăn mòn các chi tiết và gây ra gỉ sét. Hiện tượng điển hình là kẹt cứng phanh tay do để lâu ngày sau khi đi mưa. Hiện tượng khác trên phanh đĩa là phanh nhả chậm, nguyên nhân do khớp di động của yên phanh bị han gỉ do nước mưa.
3. Kiểm tra hệ thống dây cu-roa
Dây cu-roa kéo tải đặt ở trị trí khá thấp, trong khi khoang động cơ không kín hoàn toàn, bùn, đất, nước bám vào gây ra hiện tượng trượt đai.
Ngoài tiếng rít khó chịu, đai trượt còn nhanh hỏng. Nếu trượt nhiều có thể không đủ sức kéo máy nén điều hòa, trợ lực lái hoặc máy phát điện dẫn tới những trục trặc khác.
Chủ xe có thể dùng mắt thường kiểm tra. Nếu phát hiện dây có nước hoặc dính bùn, đất nên dùng khăn lau sạch cả dây đai và bánh đai. Lưu ý rằng công việc này chỉ nên thực hiện khi máy đã nguội và động cơ tắt.
3 việc “cần làm ngay” sau khi ôtô “dầm” mưa
Rửa xe, kiểm tra hệ thống phanh và dây cu-roa là những việc chủ xe cần làm sau khi xe đi dưới mưa hay qua vùng ngập nước.
1. Rửa xe
Nhiều chủ nhân quan niệm, mưa kéo dài, sử dụng nhiều nên chờ khi nắng mới rửa xe vừa tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí. Suy nghĩ này đúng nếu mục tiêu của chủ nhân chỉ là tính thẩm mỹ. Còn với mục tiêu tăng độ bền, ổn định cho xe, cần rửa sạch sau mỗi lần lội nước hoặc trên đường nhiều bùn đất.
Để tiết kiệm thời gian, chi phí, với việc rửa thường xuyên không nhất thiết phải mang xe ra cửa hàng chuyên nghiệp mà đơn giản chỉ cần phun nước làm sạch bùn đất. Gầm càng sạch sẽ càng nhanh khô và vì thế sẽ hạn chế được phản ứng điện ly. Khi hết mưa mới cần vệ sinh tổng thể.
2. Bảo dưỡng hệ thống phanh
Cơ cấu phanh, mai-ơ của các bánh xe là những chi tiết dễ bị “tổn thương” nhất sau khi đi mưa. Bởi chúng ở vị trí thấp nên bùn đất và nước dễ xâm nhập.
Với những xe ít sử dụng vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Nước mưa ngấm vào, phản ứng ô-xi hóa xuất hiện, ăn mòn các chi tiết và gây ra gỉ sét. Hiện tượng điển hình là kẹt cứng phanh tay do để lâu ngày sau khi đi mưa. Hiện tượng khác trên phanh đĩa là phanh nhả chậm, nguyên nhân do khớp di động của yên phanh bị han gỉ do nước mưa.
3. Kiểm tra hệ thống dây cu-roa
Dây cu-roa kéo tải đặt ở trị trí khá thấp, trong khi khoang động cơ không kín hoàn toàn, bùn, đất, nước bám vào gây ra hiện tượng trượt đai.
Chủ xe có thể dùng mắt thường kiểm tra. Nếu phát hiện dây có nước hoặc dính bùn, đất nên dùng khăn lau sạch cả dây đai và bánh đai. Lưu ý rằng công việc này chỉ nên thực hiện khi máy đã nguội và động cơ tắt.
Những điều cần biết (tt):
Những điều cần nhớ khi cho trẻ em đi ôtô
Các cửa xe phải luôn ở chế độ khóa khi có trẻ trên xe và không bao giờ để trẻ ở một mình, không có sự giám sát của người lớn khi đi ôtô.
Trẻ em chưa hình thành ý thức đầy đủ như người lớn, vì thế không thể kiểm soát những hành vi đời thường, không thể nhận biết thế nào là nguy hiểm hay an toàn. Vì thế, các bậc phụ huynh khi cho trẻ em đi ôtô cần lưu ý những vấn đề nhỏ nhất. Bất cứ một sơ suất nào, có thể trả giá đắt.
Dưới đây là những lưu ý an toàn mà người lớn cần ghi nhớ để nhắc nhở, giúp đỡ trẻ em khi đi ôtô.
1. Cần có ghế riêng
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Hầu hết người Việt chưa chú ý đến điều này. Ghế trên ôtô được thiết kế dành cho người lớn, do đó tầm vóc của trẻ sẽ lọt thỏm trong lòng ghế, khiến trẻ dễ bị dịch chuyển, lắc lư và dây an toàn không thể thắt gọn.
Do đó, theo các chuyên gia, tùy vào thể hình phát triển của trẻ, nhưng trẻ em khoảng 12 tuổi trở xuống nên có ghế riêng, cài đặt thêm. Những ghế này với hệ thống dây an toàn riêng sẽ thắt gọn gàng vào người trẻ, đảm bảo an toàn và không khiến trẻ bị xê dịch khi xe chạy qua đường xấu, vào cua.
2. Thắt dây an toàn
Dù trẻ ngồi ghế riêng hay có thể ngồi cùng ghế người lớn thì phụ huynh cũng phải tập thói quen thắt dây an toàn cho trẻ. Đây là hành động cơ bản, bắt buộc đầu tiên để hình thành thói quen cho trẻ khi bước vào xe hơi.
3. Không để trẻ ngồi hàng ghế trước, ở bậu tỳ tay
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Nhiều gia đình do nuông chiều con hoặc để có cảm giác bố mẹ gần gũi con cái, nên thường để trẻ ngồi cùng ở hàng ghế trước hoặc ngồi ngay trên bậu tỳ tay giữa xe. Đây là những vị trí rất nguy hiểu nếu chẳng may phanh gấp, quán tính khiến trẻ lao vào kính lái hoặc bảng tap-lô.
Ngoài ra, để trẻ ngồi vào lòng khi lái xe cũng là điều cần tránh. Nhà sản xuất có khuyến cáo, túi khí bung có thể gây sát thương lớn cho trẻ. Vị trí thích hợp nhất cho trẻ em là ở hàng ghế sau, ghế ngồi riêng của trẻ nên đặt so cho mắt trẻ có thể quan sát không gian bên ngoài để tránh mệt mỏi, say xe.
4. Không để trẻ chơi đùa trên xe
Trẻ em chơi đùa trên xe thường bị cuốn theo trò chơi, không làm chủ được hành động, không thể ngồi yên tại chỗ, nên dễ bị ngã va chạm vào các bộ phận trên xe dẫn đến chấn thương, đặc biệt khi xe chạy nhanh, đổi hướng.
5. Khóa cố định các cửa
Tính tò mò của trẻ khiến các bé có thể thử mở bất cứ thứ gì trong tầm tay, tầm mắt. Do đó, các tài xế là phụ huynh khi lên xe cần chắc chắn các cửa đã khóa an toàn trước khi cho xe lăn bánh. Nếu cẩn thận hơn, có thể khóa cố định cửa từ bên trong ở chế độ khóa trẻ em.
6. Không để đồ nguy hiểm gần tầm tay trẻ
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Các vật gây sát thương như dao kéo, vật dụng tạo lửa như bật lửa, diêm hay các vật dụng xịt tạo khí như nước hoa... cần cất cẩn thận vào hộc có khóa nếu cần mang theo trên xe. Những vật dụng trên sẽ gây tổn thương cho trẻ như cứa vào tay, xịt nước hoa vào mắt, miệng hay bật lửa đốt cháy quần áo.
7. Che nắng cho trẻ
Vào những ngày hè, ngồi trong xe dù có điều hòa không nóng nhưng ánh nắng mặt trời chiếu vào da trẻ qua lớp cửa kính rất nguy hiểm cho làn da non. Vì thế, nên có rèm hoặc những tấm che cửa sổ để sử dụng vào ngày trời nắng.
8. Dừng nghỉ thường xuyên, hành trình hợp lý
Trước mỗi hành trình dài, phụ huynh nên lên lịch trình phù hợp, có nhiều điểm dừng đỗ để trẻ ra ngoài hít thở không khí trong lành, chạy nhảy tái tạo năng lượng cho cơ thể. Trẻ em cũng không thể chịu đựng tốt như người lớn nếu muốn đi vệ sinh. Nếu trẻ đã biết đi, khi nghỉ giữa đường hạn chế bế ẵm mà để bé tự đi lại, vận động cơ thể cho tỉnh táo.
9. Không để trẻ ở một mình trên xe
Điều tối kỵ không được mắc phải là để trẻ em một mình trên xe. Trẻ có thể đạp nhầm ga, gạt cần số khiến xe di chuyển ra đường, lao xuống vực... Ngoài ra, trẻ cứ ở lỳ trong xe mà không bật điều hòa hoặc ngủ quên thời gian lâu sẽ dẫn đến ngộ độc khí CO gây tử vong.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
10. Luôn để mắt đến trẻ
Cách tốt nhất khi cho trẻ đi ôtô là để trẻ ngồi trên ghế riêng cài đặt thêm ở hàng ghế sau, thắt dây an toàn, phụ huynh lái xe kể chuyện, pha trò hoặc thực hiện những giao tiếp vui vẻ thu hút sự chú ý của trẻ, hoặc đưa trẻ vào giấc ngủ nếu hành trình dài.
Dù trẻ đã ngủ hay còn thức, tài xế nên chủ động liếc kính hoặc quay đầu lại nhìn (với điều kiện đảm bảo an toàn khi lái xe) xem phản ứng của bé như buồn ngủ hay muốn đi vệ sinh, tuột dây an toàn...
11. Luôn khóa cửa mỗi khi ra khỏi xe
Nguyên tắc an toàn là tài xế phải là người ra ngoài cuối cùng, bấm khóa, chốt tất cả các cửa, cốp xe và giữ chìa khóa. Không đưa chìa khóa cho trẻ chơi hoặc để cửa mở, các bé có thể leo lên xe, đóng kín cửa, khi đó bố mẹ quên không để ý tới, trẻ rất dễ bị ngất do ngạt khí.
12. Chuẩn bị đủ vật dụng chăm sóc trẻ
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Đồ chơi, đồ ăn vặt, nước uống, đồ vệ sinh cá nhân là những thứ không thể thiếu khi cho trẻ đi ôtô đường dài. Sự hiếu động của trẻ có thể được loại bỏ bằng cách ăn vặt, chơi đồ chơi hoặc xem phim, video trên các thiết bị di động. Tuy nhiên, như những lý do phía trên, những thiết bị này không nên cho trẻ dùng quá lâu vì ảnh hưởng tới thị lực, thần kinh cũng như sự tập trung, ổn định của trẻ.
Những điều cần nhớ khi cho trẻ em đi ôtô
Các cửa xe phải luôn ở chế độ khóa khi có trẻ trên xe và không bao giờ để trẻ ở một mình, không có sự giám sát của người lớn khi đi ôtô.
Trẻ em chưa hình thành ý thức đầy đủ như người lớn, vì thế không thể kiểm soát những hành vi đời thường, không thể nhận biết thế nào là nguy hiểm hay an toàn. Vì thế, các bậc phụ huynh khi cho trẻ em đi ôtô cần lưu ý những vấn đề nhỏ nhất. Bất cứ một sơ suất nào, có thể trả giá đắt.
Dưới đây là những lưu ý an toàn mà người lớn cần ghi nhớ để nhắc nhở, giúp đỡ trẻ em khi đi ôtô.
1. Cần có ghế riêng
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Hầu hết người Việt chưa chú ý đến điều này. Ghế trên ôtô được thiết kế dành cho người lớn, do đó tầm vóc của trẻ sẽ lọt thỏm trong lòng ghế, khiến trẻ dễ bị dịch chuyển, lắc lư và dây an toàn không thể thắt gọn.
Do đó, theo các chuyên gia, tùy vào thể hình phát triển của trẻ, nhưng trẻ em khoảng 12 tuổi trở xuống nên có ghế riêng, cài đặt thêm. Những ghế này với hệ thống dây an toàn riêng sẽ thắt gọn gàng vào người trẻ, đảm bảo an toàn và không khiến trẻ bị xê dịch khi xe chạy qua đường xấu, vào cua.
2. Thắt dây an toàn
Dù trẻ ngồi ghế riêng hay có thể ngồi cùng ghế người lớn thì phụ huynh cũng phải tập thói quen thắt dây an toàn cho trẻ. Đây là hành động cơ bản, bắt buộc đầu tiên để hình thành thói quen cho trẻ khi bước vào xe hơi.
3. Không để trẻ ngồi hàng ghế trước, ở bậu tỳ tay
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Nhiều gia đình do nuông chiều con hoặc để có cảm giác bố mẹ gần gũi con cái, nên thường để trẻ ngồi cùng ở hàng ghế trước hoặc ngồi ngay trên bậu tỳ tay giữa xe. Đây là những vị trí rất nguy hiểu nếu chẳng may phanh gấp, quán tính khiến trẻ lao vào kính lái hoặc bảng tap-lô.
Ngoài ra, để trẻ ngồi vào lòng khi lái xe cũng là điều cần tránh. Nhà sản xuất có khuyến cáo, túi khí bung có thể gây sát thương lớn cho trẻ. Vị trí thích hợp nhất cho trẻ em là ở hàng ghế sau, ghế ngồi riêng của trẻ nên đặt so cho mắt trẻ có thể quan sát không gian bên ngoài để tránh mệt mỏi, say xe.
4. Không để trẻ chơi đùa trên xe
Trẻ em chơi đùa trên xe thường bị cuốn theo trò chơi, không làm chủ được hành động, không thể ngồi yên tại chỗ, nên dễ bị ngã va chạm vào các bộ phận trên xe dẫn đến chấn thương, đặc biệt khi xe chạy nhanh, đổi hướng.
5. Khóa cố định các cửa
Tính tò mò của trẻ khiến các bé có thể thử mở bất cứ thứ gì trong tầm tay, tầm mắt. Do đó, các tài xế là phụ huynh khi lên xe cần chắc chắn các cửa đã khóa an toàn trước khi cho xe lăn bánh. Nếu cẩn thận hơn, có thể khóa cố định cửa từ bên trong ở chế độ khóa trẻ em.
6. Không để đồ nguy hiểm gần tầm tay trẻ
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Các vật gây sát thương như dao kéo, vật dụng tạo lửa như bật lửa, diêm hay các vật dụng xịt tạo khí như nước hoa... cần cất cẩn thận vào hộc có khóa nếu cần mang theo trên xe. Những vật dụng trên sẽ gây tổn thương cho trẻ như cứa vào tay, xịt nước hoa vào mắt, miệng hay bật lửa đốt cháy quần áo.
7. Che nắng cho trẻ
Vào những ngày hè, ngồi trong xe dù có điều hòa không nóng nhưng ánh nắng mặt trời chiếu vào da trẻ qua lớp cửa kính rất nguy hiểm cho làn da non. Vì thế, nên có rèm hoặc những tấm che cửa sổ để sử dụng vào ngày trời nắng.
8. Dừng nghỉ thường xuyên, hành trình hợp lý
Trước mỗi hành trình dài, phụ huynh nên lên lịch trình phù hợp, có nhiều điểm dừng đỗ để trẻ ra ngoài hít thở không khí trong lành, chạy nhảy tái tạo năng lượng cho cơ thể. Trẻ em cũng không thể chịu đựng tốt như người lớn nếu muốn đi vệ sinh. Nếu trẻ đã biết đi, khi nghỉ giữa đường hạn chế bế ẵm mà để bé tự đi lại, vận động cơ thể cho tỉnh táo.
9. Không để trẻ ở một mình trên xe
Điều tối kỵ không được mắc phải là để trẻ em một mình trên xe. Trẻ có thể đạp nhầm ga, gạt cần số khiến xe di chuyển ra đường, lao xuống vực... Ngoài ra, trẻ cứ ở lỳ trong xe mà không bật điều hòa hoặc ngủ quên thời gian lâu sẽ dẫn đến ngộ độc khí CO gây tử vong.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
10. Luôn để mắt đến trẻ
Cách tốt nhất khi cho trẻ đi ôtô là để trẻ ngồi trên ghế riêng cài đặt thêm ở hàng ghế sau, thắt dây an toàn, phụ huynh lái xe kể chuyện, pha trò hoặc thực hiện những giao tiếp vui vẻ thu hút sự chú ý của trẻ, hoặc đưa trẻ vào giấc ngủ nếu hành trình dài.
Dù trẻ đã ngủ hay còn thức, tài xế nên chủ động liếc kính hoặc quay đầu lại nhìn (với điều kiện đảm bảo an toàn khi lái xe) xem phản ứng của bé như buồn ngủ hay muốn đi vệ sinh, tuột dây an toàn...
11. Luôn khóa cửa mỗi khi ra khỏi xe
Nguyên tắc an toàn là tài xế phải là người ra ngoài cuối cùng, bấm khóa, chốt tất cả các cửa, cốp xe và giữ chìa khóa. Không đưa chìa khóa cho trẻ chơi hoặc để cửa mở, các bé có thể leo lên xe, đóng kín cửa, khi đó bố mẹ quên không để ý tới, trẻ rất dễ bị ngất do ngạt khí.
12. Chuẩn bị đủ vật dụng chăm sóc trẻ
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Đồ chơi, đồ ăn vặt, nước uống, đồ vệ sinh cá nhân là những thứ không thể thiếu khi cho trẻ đi ôtô đường dài. Sự hiếu động của trẻ có thể được loại bỏ bằng cách ăn vặt, chơi đồ chơi hoặc xem phim, video trên các thiết bị di động. Tuy nhiên, như những lý do phía trên, những thiết bị này không nên cho trẻ dùng quá lâu vì ảnh hưởng tới thị lực, thần kinh cũng như sự tập trung, ổn định của trẻ.
Những điều cần biết (tt):
Những thứ “cấm kỵ” để trên ôtô khi trời nóng
Đỗ ôtô trực tiếp dưới trời nắng lên tới 39 - 40 độ C, rất nhiều vật dụng để trên chiếc xe của bạn có nguy cơ phát nổ, biến dạng, bốc cháy.
Hiện tượng kích nổ các vật đựng chất lỏng kín trong mùa hè là khá phổ biến. Những cảnh báo về việc đừng bao giờ để đồ dễ tăng áp suất trong xe đã được các chuyên gia khuyến cáo từ rất lâu.
Để xe trực tiếp dưới trời nắng lên tới 39 độ C, những vật dụng như bình cứu hỏa, bật lửa, lon nước ngọt có ga đều có nguy cơ phát nổ. Hơi nóng trong ca-bin làm tăng áp suất các chất lỏng khiến chúng nổ tung.
Dưới cái nóng có thể lên tới 60 độ C hoặc hơn ở trong xe, các loại pin, bật lửa, bình phun hoặc xịt có thể nổ, đồ trang điểm bị nóng chảy, dung dịch tẩy móng tay có thể phát lửa... Những sản phẩm khác như bút chì, socola hoặc kẹo, son môi... đều có thể bị giảm chất lượng.
Ngoài việc khiến một số đồ vật có thể gây nổ, nhiệt độ trong xe dưới trời nắng có thể khiến các thành phần trong những viên thuốc nén, viên nhộng có bị thay đổi làm thuốc trở nên vô tác dụng hoặc thậm chí gây nguy hiểm tới người dùng.
Theo các nghiên cứu, khi nhiệt độ ngoài trời 35 độ C thì chỉ cần 20 phút, ca-bin một chiếc xe nhỏ (không bật điều hòa) có thể đạt 50 độ C. Nếu thời gian là 40 phút, nhiệt độ ca-bin lên tới 65,5 độ C.
Còn nữa...
Những thứ “cấm kỵ” để trên ôtô khi trời nóng
Đỗ ôtô trực tiếp dưới trời nắng lên tới 39 - 40 độ C, rất nhiều vật dụng để trên chiếc xe của bạn có nguy cơ phát nổ, biến dạng, bốc cháy.
Hiện tượng kích nổ các vật đựng chất lỏng kín trong mùa hè là khá phổ biến. Những cảnh báo về việc đừng bao giờ để đồ dễ tăng áp suất trong xe đã được các chuyên gia khuyến cáo từ rất lâu.
Dưới cái nóng có thể lên tới 60 độ C hoặc hơn ở trong xe, các loại pin, bật lửa, bình phun hoặc xịt có thể nổ, đồ trang điểm bị nóng chảy, dung dịch tẩy móng tay có thể phát lửa... Những sản phẩm khác như bút chì, socola hoặc kẹo, son môi... đều có thể bị giảm chất lượng.
Ngoài việc khiến một số đồ vật có thể gây nổ, nhiệt độ trong xe dưới trời nắng có thể khiến các thành phần trong những viên thuốc nén, viên nhộng có bị thay đổi làm thuốc trở nên vô tác dụng hoặc thậm chí gây nguy hiểm tới người dùng.
Theo các nghiên cứu, khi nhiệt độ ngoài trời 35 độ C thì chỉ cần 20 phút, ca-bin một chiếc xe nhỏ (không bật điều hòa) có thể đạt 50 độ C. Nếu thời gian là 40 phút, nhiệt độ ca-bin lên tới 65,5 độ C.
Còn nữa...